CHƯƠNG 2. TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG HOA KỲ VÀ VIỆT NAM
2.1. Vai trò của các chủ thể tham gia tranh tụng theo quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam và Hoa Kỳ
2.1.4. Vai trò của Luật sư bào chữa và người bào chữa
Đặc thù của mô hình tố tụng tranh tụng là luôn coi trọng vấn đề cân bằng giữa các bên. Một khi phiên tòa diễn ra mà bên bị buộc tội không có được những cơ hội,
51 Khoản 3, điều 326, Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015
52 Lê Văn Sua (2015), “Chế định về Hội thẩm, vai trò của Hội thẩm khi tham gia xét xử - Một số kiến nghị hoàn thiện”, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1862, truy cập ngày 05/01/2018, 8:23.
điều kiện đầy đủ và ngang bằng với bên buộc tội thì khả năng xảy ra những sai lầm là rất lớn và khó có thể đạt đến công lý, sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy hệ thống tố tụng Hoa Kỳ luôn xem trọng vai trò của người bào chữa. Theo đó, Người bào chữa trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ không chỉ là đại diện của người bị buộc tội mà còn là người kiểm tra việc thực thi quyền lực của các cơ quan chính phủ, thông qua việc bảo đảm rằng các quyền của người bị buộc tội được bảo vệ. Với vai trò luật sư cho thân chủ, người bào chữa buộc Chính Phủ phải chứng minh tội phạm vược qua những nghi ngờ hợp lý53. Tại phiên tòa xét xử, luật sư bào chữa bảo vệ thân chủ thông qua nhiều hoạt động: kiểm tra chéo nhân chứng của chính phủ, chất vấn nhân chứng, kiểm tra vật chứng, trình bày thuyết phục bồi thẩm đoàn tin rằng thân chủ không phạm tội,… Người được phép bào chữa tại các phiên tòa hình sự hầu như là các luật sư thuộc Đoàn luật sư Hoa Kỳ (ABA) hoặc một số đoàn luật sư khác. Các luật sư bào chữa làm việc tại tòa án Liên Bang hoạt động khá hiệu quả. Họ được chọn lọc kỹ
càng bởi hội đồng các luật sư bào chữa Liên Bang có kinh nghiệm, đảm bảo rằng những luật sư được chọn có đầy đủ trình độ và kinh nghiệm hoạt động ở cấp liên bang tương đương với công tố viên.54 Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của luật sư bào chữa trong quá trình tranh tụng, tố tụng hình sự Hoa Kỳ thông qua các án lệ của tòa án tối cao không ngừng củng cố và mở rộng quyền có người bào chữa cho người bị buộc tội. Đối với những người có khả năng thuê luật sư bào chữa thì đó là quyền tự nhiên của họ. Đối với những người không có khả năng thuê luật sư bào chữa thì họ được phép có luật sư chỉ định đại diện cho họ trong bất kỳ giai đoạn nào của tố tụng kể từ lần xuất hiện ban đầu cho đến giai đoạn phúc thẩm trừ trường hợp họ từ chối quyền này55. Thông qua các án lệ của tòa án tối cao, Hoa Kỳ dần đút kết ra những trường hợp được phép có luật sư chỉ định như sau: người bị buộc tội là người nghèo và bị buộc tội có thể dẫn đến hình phạt tù trở lên, hoặc người bị buộc tội là trẻ vị thành niên, người tâm thần, hoặc thiểu năng về trí tuệ khác56.
Tại Việt Nam, theo quy định tại khoản 2 điều 72 BLTTHS năm 2015 người bào chữa có thể là luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Trong thực tiễn xét xử, hầu như người bào chữa là các luật sư.
53 Lương Thị Mỹ Quỳnh (2013), “Quyền có người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Hoa Kỳ”, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.165
54 Tô Văn Hòa (2012), tlđd (34).
55 Quy định tố tụng hình sự của Liên Bang, điều 44.a
56 Lương Thị Mỹ Quỳnh (2013), tlđd (53), tr.188
Tương tự Hoa Kỳ, luật sư bào chữa tham gia vào vụ án dưới hai hình thức: do phía người bị buộc tội mời hoặc thuộc trường hợp tòa án chỉ định luật sư bào chữa. Kể từ khi chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước được phổ biến rộng rãi, đội ngũ những người làm công tác bào chữa, chủ yếu là luật sư từng bước phát triển cả
về chất lượng lẫn số lượng. Tính đến tháng7/2013 trong cả nước đã thành lập 63 Đoàn Luật sư trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bảo đảm 100%
địa phương đều có đoàn luật sư. Số lượng luật sư cũng tăng lên đáng kể với khoản 8.500 Luật sư và 3.500 người tập sự hành nghề luật sư hoạt động tại 3.165 tổ chức hành nghề luật sư 57. Tỉ lệ luật sư tham gia bào chữa các vụ án ngày một cao hơn:
“Từ năm 2009 đến nay, luật sư đã tham gia tố tụng 99.751 vụ án các loại, trong đó có 51.109 vụ án hình sự, thực hiện tư vấn, trợ giúp 124.608 vụ”58 góp phần không nhỏ trong việc làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án thông qua việc xét hỏi tranh luận.
Đồng thời, sự tham của luật sư góp phần bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Tuy có nhiều tiến bộ song hoạt động, chất lượng bào chữa của luật sư ở Việt Nam hầu như chưa được đánh giá cao như các luật sư bào chữa ở Hoa Kỳ: luật sư tham gia bào chữa các vụ án hình sự vẫn còn hạn chế, phần lớn chỉ dựa vào hồ sơ vụ án, bản cáo trạng để tìm những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo chứ ít có những chứng cứ mang tính đột phá; Luật sư và thân chủ không thống nhất ý kiến, mâu thuẫn nhau trong quá trình bào chữa tại tòa, cá biệt là có trường hợp bị cáo một mực khẳng định mình vô tội thì luật sư lại hùng hồn bào chữa rằng bị cáo phạm một tội nhẹ hơn; Còn không ít luật sư viện dẫn những điều luật cũ, những văn bản đã hết hiệu lực hoặc tranh cãi gay gắt, căng thẳng, thiếu văn hóa nơi pháp đình, thậm chí đập bàn, bỏ về giữa phiên tòa... Những mặt hạn chế này xuất phát từ nhiều lý do. Một trong những lý do được đưa ra khá nhiều (bởi các luật sư) là thời điểm họ tiếp xúc với người bị buộc tội tương đối trễ và không nhiều vì rào cản về thủ tục nên không khai thác được nhiều thông tin tài liệu từ thân chủ; Mối quan hệ giữa luật sư và cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tham gia các hoạt động tố tụng chưa có sự hợp tác như mong đợi; Do trình độ, kỹ
năng tranh luận trước tòa của một số luật sư còn hạn chế, chưa đồng đều. Ngoài ra, việc chưa đánh giá đúng vai trò, vị trí của luật sư của một số người tiến hành tố tụng dẫn đến việc không tạo điều kiện để luật sư có thể thực hiện tốt chức năng của
57 Báo cáo số 35-BC/CCTP tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của ban chỉ đạo cải cách tư pháp ngày 12/3/2014, tr.12.
58 Báo cáo số 35-BC/CCTP tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW, tlđd (57).
mình. Nhưng về tổng thể, luật sư đã có nhiều thay đổi, từng bước hoàn thiện hơn chức năng bào chữa của mình góp phần trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
Bên cạnh đó, một điểm khác biệt giữa tố tụng hình sự Hoa Kỳ và Việt Nam đáng chú ý đó là vấn đề từ chối người bào chữa chỉ định của người bị buộc tội. Sự có mặt của luật sư trong quá trình tranh tụng tại tòa nói riêng và tronng quá trình tố tụng nói chung đóng môt vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với những trường hợp bắt buộc phải có luật sư bào chữa cho người bị buộc tội. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau người bị buộc tội trong trường hợp này lại muốn tự mình thực hiện việc bào chữa và từ chối luật sư đã được chỉ định. Đối diện với vấn đề này, Hoa Kỳ và Việt Nam có những cách xử lý khác nhau. Đối với trường hợp từ chối quyền có người bào chữa, tòa án Liên Bang Hoa Kỳ áp dụng khá hạn chế. Một mặt Tòa án phải tôn trọng quyền tự quyết, tự bào chữa của người bị buộc tội như một quyền cá nhân. Tòa án không thể ép buộc người bị buộc tội chấp nhận luật sư do tòa án chỉ
định. Mặt khác, Tòa án cũng phải đảm bảo hiệu quả bào chữa để phiên tòa xét xử có thể có được sự cân bằng giữa bên buộc tội và bên bên bào chữa. Đồng thời, tránh trường hợp người bị buộc tội có thể sẽ tuyên bố rằng việc từ chối người bào chữa là vì họ không nhận thức được đầy đủ về hậu quả của việc từ chối người bào chữa có dẫn đến những phủ quyết về kết quả xét xử tại phiên tòa . Vì vậy, Tòa án sẽ cân nhắc rất kỹ càng đối với các trường hợp tự bào chữa (Pro se). Trong hầu hết các vụ án xét xử tại tòa án Liên Bang, trường hợp người bị buộc tội tự bào chữa khá ít.
Trong những vụ án rất nghiêm trọng, tòa án đôi khi sẽ chỉ định một luật sư luôn có mặt với tư cách là cố vấn để bị can tự bào chữa có thể tham vấn với luật sư này bất cứ lúc nào trong quá trình tố tụng. Nếu tòa án nhận thấy rằng người bị buộc tội không có khả năng tự bào chữa thì tòa án không chấp nhận sự từ chối người bào chữa của người bị buộc tội. Điển hình là vụ INDIANA v. EDWARDS năm 2008.
Edwards đã 2 lần từ chối người bào chữa và yêu cầu được tự bào chữa trong vụ án nổ súng giết người của anh ta. Chuyên gia tâm thần cho biết, Edwards có đủ khả
năng hiểu được những cáo buộc chống lại anh ta nhưng anh ta gặp khó khăn trong việc hợp tác với luật sư về việc bào chữa do chứng tâm thần phân liệt của anh ta.
Các chuyên gia kết luận: Edwards có năng lực tham gia phiên tòa nhưng không có năng lực tự bào chữa cho mình. Vì vậy, Tòa án đã bác bỏ yêu cầu tự bào chữa của
Edwards59. Điều này thể hiện rằng Tòa án Liên Bang Hoa Kỳ không phải luôn luôn chấp nhận yêu cầu tự bào chữa của người bị buộc tội. Tòa án sẽ dựa trên năng lực, trí tuệ thực tế của người bị buộc tội để cân nhắc rằng liệu người bị buộc tội có khả
năng tự bào chữa hay không, có thể đảm bảo hiệu quả bào chữa hay không. Đặc biệt đối với những trường hợp mà khả năng tự bào chữa của người bị buộc tội rất thấp như người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần. Trong những trường hợp này việc để cho người bị buộc tội tự bào chữa có thể sẽ dẫn đến một phiên tòa không công bằng, dễ mắc phải những sai phạm nghiêm trọng. Vì vậy, Tòa án có thể bác bỏ yêu cầu tự bào chữa trong những trường hợp này. Đây chính là một trong những điểm tiến bộ của Hoa Kỳ có thể áp dụng tại Việt Nam.
Việt Nam hiện nay, để thực hiện mục tiêu: “Nâng cao chất lượng công tố
của kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác…”, “...việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà…” được thể hiện trong Nghị quyết 08-NQ/TW, BLTTHS nước ta ngày càng mở rộng hơn các quy định về bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội. Theo khoản 2 điều 57 BLTTHS năm 2003, trong trường hợp bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình theo quy định của BLHS hoặc bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời luật sư thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định luật sư bào chữa cho họ. BLTTHS năm 2015 càng mở rộng hơn trường hợp bắt buộc mời người bào chữa cho bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là 20 năm, tù chung thân, tử hình. Đồng thời, BLTTHS Việt Nam cũng quy định bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối luật sư bào chữa chỉ định. Trường hợp bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo từ chối người bào chữa được chỉ định trước khi mở phiên tòa thì vẫn tiến hành triệu tập người bào chữa chỉ định tham gia phiên tòa theo thủ tục chung. Trường hợp từ chối người bào chữa được chỉ định ngay tại phiên tòa thì HĐXX phải giải thích cho bị cáo biết rằng người bào chữa sẽ giúp cho bị cáo về mặt pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và chi phí cho người bào chữa là do Tòa án thanh toán. Nếu bị cáo và cả người đại diện hợp pháp của bị cáo kiên quyết từ chối người bào chữa thì phải ghi rõ vào biên bản phiên tòa và tiến
59 INDIANA v. EDWARDS, No. 07-208, năm 2008, http://caselaw.findlaw.com/us-supreme-court/554/164.html
hành xét xử vụ án theo thủ tục chung mà không có sự tham gia của người bào chữa đã được chỉ định. Nếu chỉ có bị cáo từ chối mà người đại diện hợp pháp của bị cáo không từ chối hoặc ngược lại thì phiên tòa vẫn tiến hành với sự tham gia của người bào chữa60. Như vậy, so với Hoa Kỳ, điều kiện chỉ định luật sư bào chữa của Việt Nam có phần hẹp hơn và vấn đề từ chối luật sư bào chữa được chỉ định ở Việt Nam đơn giản hơn. Theo quan điểm của mình, người viết đồng tình với cách giải quyết vấn đề từ chối người bào chữa chỉ định của người bị buộc tội ở Hoa Kỳ hơn trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Nghĩa là, tòa án sẽ xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu từ tối người bào chữa chỉ định của bị cáo là người chưa thành niên, ngưới có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần dựa trên khả năng thực tế của họ. Bởi vì việc tự bào chữa là vấn đề khá khó khăn đối với ngay cả người đã thành niên có đầy đủ nhận thức và ý thức. Trong khi đó, người chưa thành niên và người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần là những chủ thể mà trí tuệ, khả năng suy nghĩ của họ chưa hoặc không phát triển đầy đủ. Họ phải đối diện với Kiểm sát viên – những người có trình độ, có kinh nghiệm cũng như có nhiều phương tiện, công cụ để thực hiện việc truy tố - trong môi trường đặc biệt nhạy cảm như phiên tòa hình sự thì họ thực sự rất khó có thể thực hiện được việc tự bào chữa cho mình. Điều này dễ dàng nhận thấy không có sự cân bằng giữa bên buộc tội và bên bào chữa thì vấn đề tranh tụng tại phiên tòa diễn ra chỉ mang tính hình thức. Chính vì vậy, khi giải quyết yêu cầu từ chối người bào chữa chỉ định của bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì tòa án có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận. Việc quy định như vậy một mặt vẫn bảo đảm được quyền có người bào chữa của bị cáo, đảm bảo hiệu quả bào chữa nhằm cân bằng giữa bên buộc tội và bên bào chữa, nâng cao chất lượng tranh tụng. Mặt khác quy định này có thể bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân của bị cáo tránh oan sai và những vi phạm trong tố tụng. Tuy nhiên, cơ sở để tòa án chấp nhận hoặc không chấp nhận việc từ chối luật sư chỉ định của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tòa án Hoa Kỳ phải cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề này, thông thường họ sẽ dựa trên bản báo cáo của các chuyên gia để quyết định. Nếu áp dụng điều này cho Việt Nam, có thể
60 Điểm c, d, mục 3, phần II, Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2014 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung”
của BLTTHS năm 2003.