Vai trò của Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 2. TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG HOA KỲ VÀ VIỆT NAM

2.1. Vai trò của các chủ thể tham gia tranh tụng theo quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam và Hoa Kỳ

2.1.3. Vai trò của Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân

Một trong những điểm khác biệt nổi bậc giữa phiên tòa sơ thẩm hình sự Hoa Kỳ và Việt Nam là: phiên tòa hình sự Hoa Kỳ có sự tham gia xét xử của bồi thẩm đoàn thay vì Hội thẩm nhân dân như trong phiên tòa hình sự Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, nếu bị cáo lựa chọn xét xử có bồi thẩm đoàn thì số phận của người đó sẽ do một bồi thẩm đoàn định đoạt. Bồi thẩm đoàn là nhóm người đại diện nhân dân tham gia xét xử. Họ không được đào tạo luật và cũng không có kỹ năng điều tra hay phát hiện tình tiết phạm tội. Ở cấp độ Liên Bang, Bồi thẩm đoàn gồm 12 người phải đưa một phán quyết thống nhất. Ở cấp độ Bang, tiêu chí này chỉ áp dụng cho những tội phạm nghiêm trọng nhất. Ở một số Bang, một bồi thẩm đoàn có thể có số lượng ít hơn 12 người và đưa ra phán quyết không phải bằng những quyết định đồng lòng tuyệt

đối44. Một người có đủ các điều kiện sau có thể trở thành bồi thẩm viên: (1) Là công dân Hoa Kỳ, (2) từ đủ 18 tuổi trở lên, (3) cư trú chủ yếu tại khu tư pháp trong 1 năm, (3) Thông thạo tiếng Anh, (4) không có tình trạng tâm thần và đủ điều kiện về thể chất, (5) hiện tại không phải chịu hình phạt tù nhiều hơn 1 năm và chưa bao giờ bị kết tội về một trọng tội đều có thể trở thành bồi thẩm viên. Tòa án sẽ lựa chọn các bồi thẩm viên tiềm năng một cách ngẫu nhiên khoản 40 đến 50 người hoặc nhiều hơn nếu vụ án nhận được sự quan tâm lớn của công chúng thông qua nhiều kênh khác nhau, thường là từ hồ sơ đăng ký cử tri45. Nhóm bồi thẩm viên tiềm năng được triệu tập tại tòa án và sẽ phải trả lời một loạt các câu hỏi kiểm tra, thử thách của công tố viên, luật sư và thẩm phán. Thủ tục này được gọi là “voir dire” (tiếng Pháp cổ có nghĩa là “nói sự thật”). Họ sẽ loại bỏ những người mà có cơ sở cho rằng họ không khách quan khi làm bồi thẩm viên như: có hiểu biết cá nhân liên quan đến tình tiết vụ án, có quan hệ với một trong các bên hoặc nhân chứng, có định kiến không tích cực có thể ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu,… bằng một số câu hỏi phổ biến như: “Bạn có nói và hiểu Tiếng Anh không?”, “Bạn đã bao giờ là nạn nhân của một tội ác chưa?”, “Bạn hay ai đó trong gia đình bạn đã từng bị xét xử vì một tội hình sự hay chưa?”, “bạn đã đọc hay nảy sinh ý kiến gì về vụ án có trong tay hay chưa?”. Ở cấp độ liên bang, tùy theo bản chất của tội phạm, từ một đến ba phản đối tính trên một bồi thẩm đoàn thường được dành cho mỗi bên trong vụ án ít nghiêm trọng; còn đối với những vụ án tử hình thì con số này lên đến 2046. Cuối cùng, theo quy tắc 24 Bộ luật tố tụng hình sự Liên Bang, 12 người và 02 người dự bị sẽ được chọn để trở

thành bồi thẩm đoàn trong một vụ án của tòa án Liên Bang. Nhằm bảo đảm tính vô tư, khách quan, các bồi thẩm viên gần như được “cách ly” trong suốt quá trình xét xử vụ án. Trong một số vụ án nghiêm trọng và kéo dài, các bồi thẩm viên không được trở về nhà. Họ bị giữ lại ở các phòng cách ly và được đảm bảo không điều gì có thể làm ảnh hưởng đến quyết định của họ kể cả giới truyền thông47. Bồi thẩm đoàn sẽ chọn ra một người làm đại diện. Người này sẽ điều khiển hội nghị của bồi thẩm đoàn, tránh việc tranh luận lan man giữa các bồi thẩm viên khi nghị án. Sau khi đạt được quyết định thống nhất về vụ án, người đại diện sẽ thay mặt cả đoàn bồi thẩm trình bày quyết định trước thẩm phán chủ tọa.

44 Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Ấn phẩm của chương trình thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2004, Tham khảo tại: http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/529/1/LTH0061.pdf

45 Tô Văn Hòa (2012), tlđd (34), tr. 425

46 Quy tắc 24, Bộ luật tố tụng hình sự Liên Bang.

47 Stuart Gorin và Bruce Carey (1999), “tlđd (10).

Nhiệm vụ của bồi thẩm đoàn tại phiên tòa là xác định bị cáo có tội hay không có tội thông qua việc ngồi im lặng lắng nghe các bên trình bày lập luận, xem xét lời khai của nhân chứng và những chứng cứ mà các bên trình bày trước tòa. Bồi thẩm đoàn không được hỏi ai bất cứ câu hỏi nào tại phiên tòa và cũng không được phép ghi chép về vụ kiện. Đây không phải là điều cấm theo quy định của Hiến pháp hay pháp luật mà chủ yếu là do tập quán truyền thống của các tòa án ở Hoa Kỳ. Một số ít thẩm phán của bang gần đây thử nghiệm một quy trình, đó là cho phép bồi thẩm viên nộp danh sách các câu hỏi mà họ muốn hỏi và thẩm phán sẽ xem xét nên hỏi câu nào hoặc tham gia nhiều hơn vào công việc xét xử. “ John F. Grady, Chánh án Tòa án hạt liên bang tại Chicago, trong hơn một thập kỷ đã cho phép các thành viên bồi thẩm đoàn ở phòng xử án của mình được ghi chép. Ít nhất bốn tòa phúc thẩm Mỹ đã ngầm chấp thuận việc thành viên bồi thẩm đoàn tham gia thẩm vấn nhân chứng chừng nào những thành viên này vẫn không được phép đặt câu hỏi giữa lúc xử án và các luật sư được trao cơ hội phản đối những câu hỏi cụ thể trước khi được đặt ra cho nhân chứng. Ở một số bang, có một số ít thẩm phán xử án đã cho phép các thành viên bồi thẩm đoàn đóng vai trò tương đối tích cực trong việc xét xử”48. Tuy nhiên về cơ bản bồi thầm đoàn vẫn giữ vai trò thụ động tại phiên xét xử. Vào cuối phiên tòa, dù bị cáo có tội hay vô tội, bồi thẩm đoàn vẫn sẽ được giải tán và thẩm phán sẽ cảm ơn họ đã thực hiện nghĩa vụ công dân của mình.

So sánh với Việt Nam, ta nhận thấy Hội thẩm nhân dân và bồi thẩm đoàn đều là những người dân không được đào tạo chuyên nghiệp về Luật và cũng không có kỹ năng điều tra, phá án. Họ được chọn để tham gia vào động xét xử giúp thẩm phán có cái nhìn đa chiều hơn về các vấn đề trong vụ án, đồng thời họ là những người đại diện cho người dân tham gia xét xử thể hiện tiêu chí “lấy dân làm gốc”, phán quyết “hợp tình hợp lý, phù hợp với ý dân”. Và cả hai chế định bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân đều vấp phải sự e ngại về trình độ, kiến thức pháp luật trong khi số lượng người tham gia luôn nhiều hơn thẩm phán. Đối với Bồi thẩm đoàn, các thẩm phán e ngại rằng nếu cung cấp cho các Bồi thẩm những hướng dẫn phức tạp, thì họ có thể sẽ không hiểu, nhầm lẫn, áp dụng sai tình tiết. Nếu cung cấp cho họ những hướng dẫn đơn giản thì họ có thể bỏ sót những tình tiết quan trọng dẫn đến có quyết định sai hoặc bị luật sư lợi dụng để bào chữa hành vi phạm tội của thân chủ. Chính vì vậy, các thẩm phán lựa chọn phải cung cấp cho Bồi thẩm những kiến

48 Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Ấn phẩm của chương trình thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2004, Tham khảo tại: http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/529/1/LTH0061.pdf

thức tốt nhất, đầy đủ để các bồi thẩm thực hiện nhiệm vụ của mình49. Tương tự Bồi thẩm đoàn, Hội thẩm nhân dân chỉ có những kiến thức rất cơ bản về pháp luật. Cụ thể, theo điều 85 luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về tiêu chuẩn của Hội thẩm như sau: (1) Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực; (2) Có kiến thức pháp luật;

(3) Có hiểu biết xã hội; (4) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Vấn đề ở đây là cụm từ “Có kiến thức pháp luật” không mang tính định lượng rõ ràng. Vì vậy việc bầu, cử Hội thẩm trong thời gian qua khá tùy nghi. “Đa số Hội thẩm được bầu hoặc cử trong các nhiệm kỳ vừa qua chưa trải qua lớp đào tạo chuyên ngành Luật cho dù là trung cấp, mà chỉ được trang bị kiến thức rất cơ bản về pháp luật và nghiệp vụ công tác xét xử sau khi được bầu làm Hội thẩm thông qua đợt tập huấn hàng năm thời gian từ 02 đến 03 ngày là xong”50. Nên khi tham gia xét xử họ thường dựa trên những kinh nghiệm sống cá nhân chứ không hoàn toàn dựa trên những kiến thức pháp luật. Thậm chí, họ cũng không thể biết tình tiết, vụ án đó phải áp dụng điều luật nào, chứ chưa nói đến những văn bản hướng dẫn điều luật hay những nghị quyết, thông tư có liên quan. Chính điều này dẫn đến sự phụ thuộc của Hội thẩm vào thẩm phán trong phiên tòa xét xử. Cùng vấp phải những hạn chế tương tự, nhưng khi nhìn nhận một cách tổng quát và khách quan thì chế

định Bồi thẩm đoàn vẫn tồn tại và vẫn đạt những thành công trong ngành Tư pháp.

Thẩm phán chấp nhận Bồi thẩm viên không có nhiều kiến thức pháp luật và họ nỗ

lực giải thích, hướng dẫn pháp luật một cách có chất lượng cho các Bồi thẩm viên.

Bởi lẽ họ hiểu được vai trò, ý nghĩa chính của Bồi thẩm đoàn. Thẩm phán không cần thêm những thẩm phán chuyên nghiệp am hiểu pháp luật để phân tích vụ án mà họ cần là những người đại diện tiếng nói của nhân dân, những người đa dạng về ngành nghề có những cái nhìn rất đa chiều về hành vi của bị cáo. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của Bồi thẩm đoàn là chỉ xác định bị cáo có tội hay không có tội còn mức án, hình phạt là do thẩm phán – người am hiểu pháp luật – quyết định. Chính vì vậy chế định Bồi thẩm đoàn vẫn được tồn tại đến ngày nay. Điểm khác biệt ở đây là Hội thẩm nhân dân khi xét xử được ngang quyền với thẩm phán trong việc giải quyết tất

49 Elisabeth Pelsez (2003), “Tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi”, Thông tin khoa học xét xử, (1)

50 Lê Văn Sua (2015), “Chế định về Hội thẩm, vai trò của Hội thẩm khi tham gia xét xử - Một số kiến nghị hoàn thiện”, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1862, truy cập ngày 23/05/2018.

cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết và quyết định theo đa số. Các vấn đề của vụ án cần giải quyết khi thẩm phán và hội thẩm nhân dân nghị án gồm: (1) Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không;(2) Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập, do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp; (3) Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; (4) Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; (5) Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không; (6) Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa; (7) Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; (8) Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.51 Nếu như khi nghị án ý kiến biểu quyết của các Hội thẩm giống nhau và khác với ý kiến của Thẩm phán thì vẫn quyết định theo đa số mặc dù thẩm phán là người xét xử chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và trình độ. Nhưng đến khi xảy ra oan sai thì người chịu trách nhiệm chính vẫn là thẩm phán. Như vậy điều không hợp lý trong chế định Hội thẩm nhân dân chính là ở việc kiến thức chuyên môn của Hội thẩm còn hạn chế nhưng lại quyết định các vấn đề ngang với thẩm phán xét xử chuyên nghiệp và có số phiếu nhiều hơn thẩm phán khi biểu quyết. Bên cạnh đó, đối tượng để bầu, cử làm hội thẩm tại Việt Nam không được đa dạng như ở Hoa Kỳ. Do hiện nay, phần lớn những người được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu làm Hội thẩm là cán bộ công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước hiện đang công tác hoặc đã nghỉ hưu52. Nên không thể hiện được cái nhìn của nhiều ngành nghề và cũng không thể hiện được tính đại diện nhân dân tham gia xét xử. Chính vì vậy chúng ta cần phải đưa ra một định lượng kiến thức về pháp luật của Hội thẩm, đồng thời mở rộng phạm vi lựa chọn nhân sự để bầu, cử làm Hội thẩm.

Một phần của tài liệu Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự hoa kỳ và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)