Nội dung thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng khung pháp lý Điều chỉnh thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao Động (Trang 24 - 35)

1.2. Nội dung thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động

1.2.1. Nội dung thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động

Quyền của người lao động là một bộ phận của hệ thống quyền con người, thuộc phạm trù các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đảm bảo thực hiện trong các điều ước đa phương24. Trong phạm vi pháp luật quốc gia, quyền của người lao động cũng đã được công nhận là một bộ phận của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật25. Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động luôn là bên yếu thế hơn và phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Quyền con người và quyền lao động luôn gắn bó mật thiết, do đó đảm bảo thực thi và nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động (doanh nghiệp) đối với quyền con người trong quan hệ lao động cũng chính là một trong các biểu hiện của thực hành kinh doanh có trách nhiệm.

Sơ lược về Các nguyên tắc hướng dẫn về Kinh doanh và Quyền con người của Liên hợp quốc, bộ nguyên tắc này được Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng 6 năm 2011 và đã trở thành bộ tiêu chuẩn quốc tế về đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực kinh doanh26 - tiêu chuẩn có tính chất toàn cầu về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Các Nguyên tắc Hướng dẫn về Kinh doanh và Quyền con

24 Phan Thị Lam Hồng (2021), “Bảo vệ quyền của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước theo pháp luật Việt Nam - thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Công thương điện tử, thông tin có tại:

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/bao-ve-quyen-cua-nguoi-lao-dong-trong-cac-doanh-nghiep-ngoai-nha- nuoc-theo-phap-luat-viet-nam-thuc-trang-va-kien-nghi-78165.htm, tham khảo ngày 20/4/2023.

25 Khoản 1 Điều 14, Điều 35 Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

26 Thực thi các nguyên tắc hướng dẫn về kinh doanh và quyền con người - Tài liệu tham khảo dành cho các tổ chức xã hội tại Việt Nam, NXB. Thanh niên, tr. 4.

người của Liên Hợp Quốc (UNGP) gồm 31 nguyên tắc, quy định về vai trò của Nhà nước và Doanh nghiệp trong việc tôn trọng, bảo vệ, thực thi và thúc đẩy quyền con người trong lĩnh vực kinh doanh27. UNGP được sử dụng như là khung phân tích cơ bản để đánh giá luật pháp, quy định và chính sách hiện hành, từ đó nhận diện khoảng trống và đề xuất các biện pháp cần thiết để thực hiện hiệu quả UNGP tại Việt Nam28. UNGP không phải là một văn bản pháp lý mới quy định các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người hoặc hạn chế bất kỳ nghĩa vụ pháp lý của quốc gia nào mà nên được hiểu là “hướng dẫn”, “đường lối chỉ đạo” để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, tôn trọng và thực thi quyền con người nhằm tăng cường các tiêu chuẩn và thông lệ liên quan đến kinh doanh và nhân quyền để đạt được kết quả rõ ràng cho cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng, góp phần vào quá trình toàn cầu hóa bền vững về mặt xã hội. Bộ nguyên tắc này được áp dụng cho toàn bộ các quốc gia và doanh nghiệp, không phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu, quyền sở hữu.

Theo đó, tác giả tiếp tục phân tích hệ thống các nguyên tắc theo 03 trụ cột chính, bao gồm: (1) Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người và các quyền tự do cơ bản (nguyên tắc 01 đến 10); (2) Doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các luật hiện hành và tôn trọng nhân quyền (nguyên tắc 11 đến 24); (3) Các biện pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả khi quyền con người bị vi phạm (nguyên tắc 25 đến 31)29.

Thứ nhất, Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ quyền con người

Trụ cột thứ nhất của UNGP quy định về nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người và các quyền tự do cơ bản của Nhà nước. UNGP đã đặt ra 02 nguyên tắc nền tảng (nguyên tắc 01 và 02) để thực thi nghĩa vụ này, cụ thể như sau:

(1) Nhà nước phải bảo vệ sự chống lạm dụng nhân quyền trong phạm vi lãnh thổ và/hoặc trong thẩm quyền trước bên thứ ba, bao gồm cả doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi những bước đi phù hợp để ngăn chặn, điều tra, xử phạt và điều chỉnh những hành vi lạm dụng thông qua chính sách, pháp luật, quy định và xét xử.

27 Tlđd (26), tr. 7.

28 Bộ Tư pháp, Chính phủ Thuỵ Điển và UNDP Việt Nam (2020), tlđd (15), tr.16.

29 UN (2011), UNGP, tr. 1.

(2) Nhà nước cần đặt ra kỳ vọng một cách rõ ràng rằng tất cả các doanh nghiệp có trụ sở tại lãnh thổ và/hoặc khu vực tài phán của mình cần phải tôn trọng nhân quyền trong suốt quá trình hoạt động.

Ngoài 02 nguyên tắc nền tảng như trên, UNGP cũng đề ra 07 nguyên tắc thực thi, bao gồm các nhóm như sau:

Chính sách và điều chỉnh chung (nguyên tắc 03): Trong việc đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ nhân quyền, Nhà nước cần: (i) thi hành các luật nhằm yêu cầu doanh nghiệp tôn trọng nhân quyền và đánh giá xem các luật đó đã đầy đủ hay chưa và có lỗ hổng nào cần được hoàn thiện; (ii) đảm bảo các luật và chính sách liên quan đến kinh doanh khác không chỉ không hạn chế mà phải tạo điều kiện để doanh nghiệp tôn trọng quyền con người; (iii) cung cấp hướng dẫn hiệu quả cho doanh nghiệp về việc tôn trọng quyền con người trong quá trình hoạt động; (iv) khuyến khích, hoặc yêu cầu khi thích hợp, doanh nghiệp trao đổi về cách giải quyết tác động đến quyền con người. Nguyên tắc này bao gồm ban hành và thực thi luật yêu cầu các công ty tôn trọng nhân quyền, tạo ra một môi trường pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tôn trọng nhân quyền;

và cung cấp hướng dẫn cho các công ty về trách nhiệm của họ30.

Mối quan hệ giữa Nhà nước – doanh nghiệp (nguyên tắc 04 đến 06): Nhà nước cũng cần tiến hành những bước đi bảo vệ bổ sung để chống lại sự lạm dụng nhân quyền của các doanh nghiệp nhà nước bằng cách yêu cầu thẩm định nhân quyền. Nhà nước cần thực hiện việc giám sát để thực thi nghĩa vụ quốc tế về quyền con người khi thỏa thuận hoặc cấp phép cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ có thể ảnh hưởng đến sự thụ hưởng các quyền con người. Nhà nước cần thúc đẩy sự tôn trọng quyền con người khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động thương mại. Nhóm nguyên tắc này đặt ra nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền con người đối với doanh nghiệp Nhà nước, hoặc khi Nhà nước ký hợp đồng hoặc cam kết với các công ty để cung cấp các dịch vụ có thể ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các quyền con người31.

Hỗ trợ doanh nghiệp tôn trọng quyền con người trong phạm vi bị ảnh hưởng bởi xung đột (nguyên tắc 07): Bởi nguy cơ vi phạm nhân quyền ngày một tăng cao trong phạm vi bị ảnh hưởng bởi xung đột, Nhà nước cần đảm bảo doanh nghiệp kinh

30 UN (2014), “Các câu hỏi thường gặp về Các nguyên tắc Hướng dẫn về Kinh doanh và Nhân quyền”

(Frequently asked questions about the Guiding Principles on Business and Human rights), tr. 19. Thông tin có tại: https://www.ohchr.org/sites/default/files/Documents/Publications/FAQ_Principles BussinessHR.pdf.

31 Tlđd (30), tr. 19.

doanh trong trường hợp này không liên quan đến các hành vi lạm dụng, bao gồm: (i) đồng hành nhằm giúp doanh nghiệp xác định, ngăn chặn và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến quyền con người trong các hoạt động và mối quan hệ kinh doanh sớm nhất có thể; (ii) hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá và giải quyết các nguy cơ lạm dụng, đặc biệt chú ý đến bạo lực giới và bạo lực tình dục; (iii) từ chối hỗ trợ và cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp có liên quan đến lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng và bất hợp tác giải quyết tình hình; (iv) đảm bảo chính sách, quy định hiện hành hiệu quả trong việc giải quyết nguy cơ doanh nghiệp dính líu vào các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Nguyên tắc này cung cấp các cơ chế hướng dẫn, hỗ trợ và thực thi để đảm bảo rằng các công ty không tham gia vào các hành vi lạm dụng trong xung đột.

Đảm bảo sự đồng bộ về chính sách (nguyên tắc 08 đến 10): Nhà nước cần đảm bảo các cơ quan công quyền định hướng thực hành kinh doanh nhận thức và tuân thủ các nghĩa vụ về quyền con người khi thực hiện các nhiệm vụ tương ứng, bao gồm cả việc cung cấp thông tin, đào tạo và hỗ trợ có liên quan. Các quốc gia nên duy trì chính sách trong nước phù hợp để đáp ứng các nghĩa vụ nhân quyền của mình khi theo đuổi các mục tiêu liên quan đến kinh doanh với các quốc gia hoặc doanh nghiệp khác, chẳng hạn như thông qua các hiệp định đầu tư hoặc hợp đồng. Nhà nước, khi đóng vai trò là thành viên của các tổ chức đa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh, cần: (i) đảm bảo rằng các thể chế đó không hạn chế khả năng của các Quốc gia thành viên trong việc đáp ứng nghĩa vụ bảo vệ cũng như cản trở các doanh nghiệp tôn trọng nhân quyền; (ii) khuyến khích các tổ chức, trong phạm vi và khả năng của mình, thúc đẩy kinh doanh tôn trọng nhân quyền và, nếu được yêu cầu, giúp Nhà nước thực hiện nghĩa vụ bảo vệ chống lại sự lạm dụng nhân quyền của các doanh nghiệp, bao gồm thông qua hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức;

(iii) Dựa trên các Nguyên tắc Hướng dẫn này để thúc đẩy sự hiểu biết chung và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc quản lý các thách thức về kinh doanh và nhân quyền.

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự thống nhất về chính sách giữa các cơ quan và khi Nhà nước hành động với vai trò là một bên, một thành viên của các diễn đàn đa phương thì các diễn đàn đa phương đó cũng phù hợp với nghĩa vụ về nhân quyền.

Xuyên suốt các nguyên tắc của trụ cột thứ nhất, UNGP không đặt ra cho Nhà nước nghĩa vụ mới về việc bảo vệ quyền con người khỏi sự lạm dụng mà thừa nhận các nghĩa vụ hiện hữu do luật nhân quyền quốc tế đặt ra cho các quốc gia. Ngoài ra,

UNGP cũng khẳng định nghĩa vụ hiện hữu của Nhà nước là cung cấp quyền tiếp cận một biện pháp khắc phục hiệu quả32. UNGP nhấn mạnh luật pháp, các quy định về lao động và biện pháp tư pháp là những công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện nghĩa vụ bảo vệ và chống lại những vi phạm của doanh nghiệp đồng thời nói rõ vai trò của cơ quan quản lý lao động trong việc đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế mà Quốc gia đã cam kết33. Như vậy, Nhà nước là chủ thể quản lý, bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm ngăn ngừa, điều tra, khắc phục, xử phạt các vi phạm về quyền con người do doanh nghiệp gây nên. Theo tác giả, quy định của UNGP về nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo vệ và đảm bảo thực thi quyền con người như vậy là phù hợp và tương thích với các điều ước quốc tế về quyền con người. Các điều ước quốc tế về quyền con người không đặt ra các nghĩa vụ pháp lý trực tiếp đối với các chủ thể tư nhân, chẳng hạn như doanh nghiệp. Thay vào đó, các Quốc gia chịu trách nhiệm ban hành và thực thi luật pháp quốc gia có thể có tác động yêu cầu doanh nghiệp tôn trọng nhân quyền34.

Thứ hai, doanh nghiệp có nghĩa vụ tôn trọng quyền con người

Trụ cột thứ hai của UNGP quy định vai trò của doanh nghiệp, với tư cách là các tổ chức chuyên biệt của xã hội thực hiện các chức năng chuyên biệt, bắt buộc phải tuân thủ tất cả các luật hiện hành và tôn trọng nhân quyền. Đối với trụ cột thứ hai, UNGP đặt ra 05 nguyên tắc nền tảng (nguyên tắc 11 đến 15) để doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm này, cụ thể:

(11) Doanh nghiệp cần tôn trọng nhân quyền, tức là nên tránh vi phạm nhân quyền của người khác và nên giải quyết các tác động bất lợi về nhân quyền mà họ có liên quan. Trách nhiệm tôn trọng nhân quyền là một tiêu chuẩn ứng xử toàn cầu đối với tất cả các doanh nghiệp dù tiến hành hoạt động kinh doanh ở bất kỳ nơi nào.

(12) Trách nhiệm tôn trọng quyền con người của các doanh nghiệp đề cập đến các quyền con người được quốc tế công nhận – tối thiểu như những quyền được thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và các nguyên tắc liên quan đến các

32 John Sherman III (2020), “Hơn cả CSR: Câu chuyện về các nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về kinh doanh và nhân quyền” (Beyond CSR: The Story of the UN Guiding Principles on Business and Human Rights), tr. 8. Thông tin có tại: https://www.hks.harvard.edu/sites/default/files/centers/mrcbg/files/

CRI_AWP_71.pdf .

33 Bộ Tư pháp, Chính phủ Thuỵ Điển và UNDP Việt Nam (2020), tlđd (15), tr. 33.

34 Điều 2 Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1976, Điều 2 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966, Điều 2 Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1969.

quyền cơ bản được nêu trong Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế về các Nguyên tắc Cơ bản và Quyền tại nơi làm việc. Thật vậy, tuân thủ pháp luật là yêu cầu nền tảng của trách nhiệm tôn trọng quyền con người35.

(13) Trách nhiệm tôn trọng quyền con người đòi hỏi doanh nghiệp phải: (i) Tránh gây ra hoặc góp phần gây ra các tác động bất lợi về nhân quyền thông qua các hoạt động và giải quyết các tác động đó khi chúng xảy ra; (ii) ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động bất lợi liên quan trực tiếp đến các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các mối quan hệ kinh doanh, ngay cả khi không góp phần gây ra các tác động đó;

(14) Trách nhiệm tôn trọng nhân quyền của các doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp bất kể quy mô, lĩnh vực, bối cảnh hoạt động, quyền sở hữu và cơ cấu. Tuy nhiên, quy mô và mức độ phức tạp của các phương tiện thực thi trách nhiệm có thể thay đổi tùy theo thực tiễn và mức độ nghiêm trọng của các tác động tiêu cực đến nhân quyền của doanh nghiệp.

(15) Để thực thi trách nhiệm tôn trọng quyền con người, doanh nghiệp cần ban hành chính sách và quy trình thích hợp với tình hình thực tiễn, bao gồm: (i) cam kết chính sách thực thi trách nhiệm tôn trọng quyền con người; (ii) Một quy trình thẩm định nhân quyền để xác định, ngăn chặn, giảm thiểu và giải trình cách doanh nghiệp đã giải quyết các tác động đối với nhân quyền; (iii) Các quy trình cho phép khắc phục mọi tác động bất lợi về nhân quyền mà doanh nghiệp gây ra hoặc góp phần gây ra.

Ngoài các nguyên tắc nền tảng, UNGP đặt ra các nguyên tắc thực thi trách nhiệm tôn trọng nhân quyền của doanh nghiệp theo 03 nhóm như sau:

Cam kết chính sách (nguyên tắc 16): Là cơ sở để thực hiện trách nhiệm tôn trọng nhân quyền, các doanh nghiệp cần thể hiện cam kết đáp ứng trách nhiệm này thông qua một tuyên bố về chính sách: (i) được chấp thuận ở cấp cao nhất của doanh nghiệp; (ii) được thông báo bởi bộ phận chuyên môn nội bộ hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia bên ngoài; (iii) quy định kỳ vọng của doanh nghiệp về quyền con

35 John Gerard Ruggie và John F. Sherman III (2015), “Bổ sung nhóm quy định nhân quyền vào tập quán thương mại mới: Tác động của các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền đối với Thực tiễn Pháp lý Thương mại” (Adding Human Rights Punch to the New Lex Mercatoria: The Impact of the UN Guiding Principles on Business and Human Rights on Commercial Legal Practice), Journal of International Dispute Settlement xuất bản ngày 13/10/2015, tr. 457. Thông tin có tại:

https://scholar.harvard.edu/files/john-

ruggie/files/adding_human_rights_punch_to_the_new_lex_mercatoria.pdf.

người của nhân sự, đối tác kinh tác và các bên liên quan trực tiếp đến hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ; (iv) được công bố công khai và truyền đạt nội bộ và bên ngoài đến tất cả nhân sự, đối tác kinh doanh và các bên liên quan khác; (v) được phản ánh trong các chính sách và thủ tục hoạt động cần thiết để áp dụng nó trong toàn bộ doanh nghiệp. Cam kết chính sách sẽ được hiểu là một tuyên bố công khai về việc doanh nghiệp sẽ tôn trọng quyền con người, và có thể đóng vai trò là một phương tiện lan toả tích cực đến những người khác (như nhân sự, đối tác kinh doanh) góp phần tôn trọng và thực thi quyền con người, bên cạnh những chính sách và hành động của doanh nghiệp.

Thẩm định nhân quyền (nguyên tắc 17 đến 21): Để xác định, ngăn chặn, giảm thiểu và giải trình cách doanh nghiệp giải quyết các tác động bất lợi về nhân quyền, các doanh nghiệp nên tiến hành thẩm định nhân quyền. Quá trình này nên bao gồm việc đánh giá các tác động nhân quyền thực tế và tiềm ẩn, kết hợp và hành động dựa trên các phát hiện, theo dõi các phản hồi và truyền đạt cách giải quyết các tác động.

Thẩm định nhân quyền: (i) nên bao gồm các tác động bất lợi về nhân quyền mà doanh nghiệp kinh doanh có thể gây ra hoặc góp phần vào thông qua các hoạt động của chính doanh nghiệp hoặc có thể liên quan trực tiếp đến các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các mối quan hệ kinh doanh; (ii) có sự khác nhau phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân quyền, bản chất và bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp; (iii) cần được thực hiện liên tục, thừa nhận rằng các rủi ro nhân quyền có thể thay đổi theo thời gian khi hoạt động của doanh nghiệp và bối cảnh hoạt động phát triển. Để đánh giá rủi ro về nhân quyền, các doanh nghiệp nên xác định và đánh giá bất kỳ tác động bất lợi thực tế hoặc tiềm ẩn nào mà doanh nghiệp có thể liên quan thông qua các hoạt động của chính doanh nghiệp hoặc do các mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình này nên: (i) dựa trên chuyên môn về quyền con người ở nội bộ và/hoặc độc lập bên ngoài; (ii) tham vấn với các nhóm có khả năng bị ảnh hưởng và các bên liên quan khác, phù hợp với quy mô kinh doanh và bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp. Để ngăn chặn và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến nhân quyền, doanh nghiệp nên tích hợp các phát hiện từ các đánh giá tác động của mình vào các chức năng và quy trình nội bộ có liên quan, đồng thời tiến hành những hoạt động thích hợp. Việc tích hợp hiệu quả đòi hỏi trách nhiệm giải quyết các tác động được phân công cho vị trí phù hợp trong doanh nghiệp và quá trình ban hành quyết định nội bộ, phân bổ ngân sách và giám sát cho

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng khung pháp lý Điều chỉnh thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao Động (Trang 24 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)