Nội dung thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng khung pháp lý Điều chỉnh thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao Động (Trang 35 - 41)

1.2. Nội dung thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động

1.2.2. Nội dung thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động

Khi tham các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nổi bật là CPTPP và EVFTA, các cam kết về lao động luôn được đặt song song với các vấn đề thương mại. Điều này thể hiện sự nỗ lực của các bên trong việc thúc đẩy tự do hoá thương mại song song với đảm bảo phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ CPTPP, nội dung cam kết liên quan đến lĩnh vực lao động được quy định tại Chương 19 – Lao động. Chương 19 của Hiệp định đặt ra mục tiêu bảo vệ và thực thi các quyền lao động, cải thiện điều kiện làm việc và mức sống, tăng cường hợp tác và năng lực của các bên về vấn đề lao động, các bên đã khẳng định các nghĩa vụ của mình có liên quan đến vấn đề lao động, bao gồm việc ghi nhận các quy định về quyền lao động trong hệ thống pháp luật trong nước, không được khuyến khích thương mại và đầu tư bằng cách hạ thấp tiêu chuẩn lao động cơ bản và thực thi hiệu quả luật lao động. Bên cạnh đó, cơ chế giải quyết tranh chấp có liên quan đến lao động cũng được đề cập tới tại Chương này40.

Trong khuôn khổ EVFTA, nội dung cam kết về phát triển bền vững nói chung và lĩnh vực lao động nói riêng được quy định tại Chương 13 – Thương mại và phát triển bền vững. Chương 13 của Hiệp định đã ghi nhận tầm quan trọng của thúc đẩy phát triển bền vững nói chung và các vấn đề về lao động nói riêng, khẳng định các cam kết của thành viên trong việc thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế theo hướng góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai41.

Đối sánh tổng quan giữa CPTPP và EVFTA về các nội dung liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động, cả hai hiệp định trên có một số đặc điểm chung. Một là, về cam kết chung, cả hai hiệp định đều khẳng định những nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên ILO và không hạ thấp tiêu chuẩn lao

40 Nguyễn Thị Kim Cúc (2021), tlđd (1), tr. 266.

41 Nguyễn Thị Kim Cúc (2021), tlđd (1), tr. 267.

động, chối bỏ thực thi hiệu quả pháp luật lao động, xâm phạm quyền lợi người lao động nhằm khuyến khích thương mại, đầu tư và tạo ra lợi thế cạnh tranh42. Hai là, cả hai hiệp định đều không quy định mới hay đưa ra một tiêu chuẩn riêng về lao động mà tái khẳng định việc thực thi các cam kết với tư cách là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và viện dẫn áp dụng các tiêu chuẩn lao động trong Tuyên bố 1998 của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc, xoay quanh các nội dung chính gồm: (i) Công nhận quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động và người sử dụng lao động; (ii) Xóa bỏ lao động cưỡng bức; (iii) Cấm sử dụng lao động trẻ em; (iv) Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp43. Việc tái khẳng định và dẫn chiếu đến các tiêu chuẩn lao động trong Tuyên bố 1998 của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc trong hai hiệp định, theo tác giả, là phù hợp với xu hướng quốc tế khi yêu cầu các quốc gia thực thi các tiêu chuẩn lao động cơ bản đã được quốc tế công nhận, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Điều này cũng giúp ngăn chặn các cuộc đua xuống đáy (race to bottom) của doanh nghiệp về tiêu chuẩn lao động nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong thương mại44. Bên cạnh đó, trong khi CPTPP quy định việc các quốc gia thành viên có thể điều chỉnh lương tối thiểu, giờ làm việc, các vấn đề về an toàn lao động và sức khỏe của người lao động sao cho phù hợp với thực tiễn trong nước thì EVFTA cũng khuyến khích các thành viên tham gia các công ước khác về lao động của ILO nếu chưa phải là thành viên sao cho phù hợp với bối cảnh của mỗi thành viên.

Nhằm làm rõ nội dung thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động trong khuôn khổ các FTA thế hệ mới, tác giả tiếp tục phân tích các cam kết về lao động dựa trên 03 trụ cột của UNGP.

Th nhất, nghĩa vụ của Nhà nước trong vic bo v quyn của người lao động

Như đã phân tích, UNGP nhấn mạnh luật pháp, các quy định về lao động và biện pháp tư pháp là những công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện nghĩa vụ bảo vệ và chống lại những vi phạm của doanh nghiệp đồng thời nói rõ vai trò của cơ quan

42 Điều 19.2 CPTPP, khoản 3 Điều 13.3 EVFTA..

43 Điều 19.2, 19.3 CPTPP, Điều 13.4 EVFTA.

44 Trần Thị Kiều Trang (2021), Tiêu chuẩn lao động quốc tế về quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới – Quy định và biện pháp đảm bảo thực thi ở Việt Nam trong Trần Thị Thùy Dương, Trần Việt Dũng (Chủ biên), Cam kết môi trường và lao động trong các Hiệp định thương mại chiến lược của Việt Nam (Sách chuyên khảo), NXB Hồng Đức, 2021, tr. 381.

quản lý lao động trong việc đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế mà Quốc gia đã cam kết45. Do đó, pháp luật, các quy định về lao động và biện pháp tư pháp cũng chính là công cụ hiệu quả để Nhà nước thực hiện trách nhiệm quản lý và bảo vệ quyền của người lao động – được xây dựng dựa trên hệ thống 04 tiêu chuẩn lao động cơ bản của ILO. 04 tiêu chuẩn lao động cốt lõi đều được quy định trong cả hai hiệp định và dẫn chiếu đến Tuyên bố 1998 của ILO về quyền và nguyên tắc cơ bản tại nơi làm việc. Để đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ quốc tế về quyền của người lao động, “các quốc gia phải thông qua và duy trì trong các đạo luật và quy định cũng như trong thực hiện các đạo luật và quy định đó ở nước mình”46, “tái khẳng định cam kết của mình về việc thực hiện có hiệu quả luật pháp và quy định trong nước và các Công ước của ILO”47.

Đối chiếu với trụ cột thứ nhất của UNGP, hai hiệp định này đã quy định cho các quốc gia nghĩa vụ bảo đảm thực thi quyền của người lao động khi đặt ra yêu cầu cơ bản về nghĩa vụ bảo vệ quyền của người lao động bằng pháp luật trong nước, bảo đảm sự cân bằng giữa bảo đảm quyền của người lao động và tự do hoá thương mại quốc tế48. Việc đặt ra nghĩa vụ như vậy, theo tác giả, là phù hợp với xu thế thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động. Bởi lẽ, một khi khung pháp lý được xây dựng hoàn thiện và đáp ứng các yêu cầu của cam kết quốc tế, đó là cơ sở để Nhà nước quản lý và bảo vệ quyền của người lao động và cũng là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đầu tiên và tối thiểu của thực hành kinh doanh có trách nhiệm – tuân thủ triệt để pháp luật trong nước.

Thứ hai, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc tôn trọng quyền của người lao động

Bên cạnh các quy định về các tiêu chuẩn lao động, EVFTA có một số cam kết khác liên quan tới lao động, trong đó phần lớn là các cam kết mang tính khuyến nghị về việc cải thiện điều kiện lao động, hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực lao động như “thừa nhận các sáng kiến tự nguyện có thể đóng góp vào việc đạt được và duy trì ở mức độ cao việc bảo vệ môi trường và lao động và các biện pháp quản lý quốc gia

45 Tlđd (15), tr. 33.

46 Điều 19.3 CPTPP.

47 Khoản 4 Điều 13.4 EVFTA.

48 Trần Thị Thuỳ Dương (2019), Điều chỉnh quan hệ giữa lao động và thương mại quốc tế trong khuôn khổ EVFTA, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 03(124)/2019, tr. 35.

bổ sung; do đó mỗi Bên, theo quy định của luật pháp và các chính sách quốc gia, khuyến khích việc phát triển và tham gia các sáng kiến trên, bao gồm cả các chương trình đảm bảo bền vững tự nguyện như các chương trình thương mại công bằng và đạo đức”49. Theo đó, bên cạnh nghĩa vụ tuân thủ triệt để pháp luật – nghĩa vụ nền tảng và tối thiểu của doanh nghiệp50, EVFTA đã mở ra cho doanh nghiệp của các quốc gia thành viên cơ hội đóng góp “sáng kiến” về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay thương mại công bằng và đạo đức. Tuy nhiên, do EU ủng hộ việc đề cập đến các điều khoản về lao động mang tính chất thúc đẩy (promotional labour provisions)51 nên những vấn đề này được đặt ra với tinh thần “tự nguyện”. Như vậy, việc doanh nghiệp có cải tiến hoạt động kinh doanh sao cho công bằng và có đạo đức hay thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động là không bắt buộc. Tương tự với EVFTA, CPTPP cũng đặt ra cam kết mang tính khuyến nghị và tự nguyện như “nỗ lực khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện thông qua các sáng kiến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về các vấn đề lao động”52.

Đối sánh với trụ cột thứ hai của UNGP, các quy định của CPTPP và EVFTA dường như vẫn chưa đặt ra yêu cầu mạnh mẽ đối với doanh nghiệp. Bởi lẽ, trụ cột thứ hai của UNGP đặt ra 01 trong các yêu cầu đối với doanh nghiệp là phải cam kết ban hành chính sách tôn trọng và thực thi quyền con người – quyền của người lao động theo Tuyên bố năm 1998 của ILO. Tiếp đến, quá trình thẩm định (due diligence) đóng vai trò quan trọng trong việc xác định, ngăn chặn và giảm thiểu hành vi vi phạm quyền của người lao động và đề ra hướng khắc phục hiệu quả. Trong khi đó, các quy định của CPTPP và EVFTA đối với doanh nghiệp, như đã phân tích, chỉ dừng ở mức khuyến khích, tự nguyện, “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” – không mang tính bắt buộc. Do đó, các quốc gia thành viên và Việt Nam chắc chắn sẽ cần nỗ lực hơn nữa để vừa nội luật hoá hiệu quả các cam kết trong hai hiệp định trên vừa nâng cao yêu cầu tôn trọng và thực thi quyền của người lao động đối với doanh nghiệp nhằm mục tiêu thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm.

Thứ ba, cơ chế khắc phục khi quyền của người lao động bị vi phạm

49 Điều 13.10 EVFTA.

50 Nguyên tắc 12 UNGP..

51 Ngô Hữu Phước, Nguyễn Thị Kim Cúc (2019), Khả năng thực thi các cam kết về lao động trong các hiệp định tự do thế hệ mới, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam số 03 (124)/2019, tr. 52

52 Điều 19.7 CPTPP.

Đối với cơ chế khắc phục khi quyền của người lao động bị vi phạm, cả CPTPP và EVFTA đều đặt ra yêu cầu về tính công khai, minh bạch, tạo cơ hội cho công chúng được đóng góp ý kiến về các thông tin liên quan đến luật lao động và các thủ tục thực thi: “đảm bảo rằng thông tin liên quan đến luật lao động, các thủ tục thực thi và tuân thủ của mình được công bố công khai”, “đảm bảo rằng các thủ tục tố tụng trước những tòa án này nhằm thực thi luật lao động là công bằng, hợp lý và minh bạch”53, “đảm bảo thủ tục của mình về việc tiếp nhận và thụ lý đơn thư bằng văn bản, trong đó có trình tự thời gian, sẵn có và công chúng có thể tiếp cận dễ dàng”54, “đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp nhằm bảo vệ các điều kiện môi trường và lao động có thể ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư được xây dựng, giới thiệu và triển khai thực hiện một cách minh bạch, thông báo kịp thời và đem lại cơ hội đưa ra quan điểm cho những người quan tâm”55. Tuy nhiên, một điểm nổi bật và chi tiết về cơ chế khắc phục vi phạm quyền của người lao động của CPTPP so với EVFTA là CPTPP không gói gọn trong cơ chế tư pháp nhà nước “bao gồm tòa án hành chính, tòa án bán tư pháp, tòa án tư pháp hoặc tòa án lao động, theo quy định của luật pháp mỗi Bên” mà quy định như sau: “Mỗi Bên sẽ đảm bảo rằng các bên tham gia tố tụng được tiếp cận các biện pháp khắc phục theo luật pháp của mình nhằm thực thi hiệu quả quyền của họ theo luật lao động của Bên đó và những biện pháp khắc phục này được thi hành một cách kịp thời”56. Theo tác giả, quy định này đã mở ra cơ hội để các bên liên quan tiếp cận các cơ chế khắc phục khác (các cơ chế phi tư pháp), miễn là thực thi hiệu quả và kịp thời theo luật lao động. Quy định này của CPTPP là khá linh hoạt trong việc giải quyết tác động tiêu cực khi quyền của người lao động bị vi phạm và tương thích với 03 cơ chế khắc phục vi phạm nhân quyền theo UNGP nói riêng và trong bối cảnh thực hành kinh doanh có trách nhiệm nói chung. Ngoài ra, EVFTA quy định bao quát hơn khi đặt vấn đề lao động trong mối quan hệ giữa thương mại và phát triển bền vững và khuyến khích các quốc gia thành viên nỗ lực vì mục tiêu đó.

53 Điều 19.8 CPTPP.

54 Điều 19.9 CPTPP.

55 Điều 13.12 EVFTA.

56 Khoản 6 Điều 19.8 CPTPP.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu các nội dung tổng quan về thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong Chương 1, có thể thấy khái niệm thực hành kinh doanh có trách nhiệm hiện nay đã được các quốc gia khác trên thế giới quan tâm và được một số tổ chức quốc tế định nghĩa. Tuy vậy, vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và vẫn chưa được định nghĩa chính thức tại Việt Nam. Do đó, tác giả đã đưa ra định nghĩa và làm rõ đặc điểm của thực hành kinh doanh có trách nhiệm gồm: (i) tuân thủ triệt để pháp luật, (ii) có quá trình thẩm định (due diligence) và (iii) khắc phục, giải quyết những tác động tiêu cực do hoạt động kinh doanh gây ra và chủ động phòng tránh. Ngoài ra, trong phạm vi Các Nguyên tắc Hướng dẫn về Kinh doanh và Quyền con người của Liên Hợp Quốc (UNGP) và hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP và EVFTA), tác giả đã phân tích, so sánh các nguyên tắc, tuyên bố, cam kết dựa trên đặc điểm của thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động. Từ đó, làm tiền đề để đánh giá, so sánh với việc nội luật hoá các cam kết quốc tế và đề xuất kinh nghiệm cho Việt Nam tại chương 2.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng khung pháp lý Điều chỉnh thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao Động (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)