CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1.2. Tình hình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
1.2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại Việt Nam
Với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng mở rộng, trong những năm qua, số lượng tranh chấp liên quan đến các khoản đầu tư này cũng có xu hướng gia tăng.
Theo Bộ Tư pháp, kể từ khi phát sinh vụ tranh chấp đầu tư quốc tế đầu tiên vào năm 2004, đến nay, số lượng các vụ tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, đến cuối năm 2019, Việt Nam có 10 vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tại trọng tài quốc tế, 22 vụ nhà đầu tư thông báo ý định khởi kiện Việt Nam trong năm 2019, 19 vụ việc của nhà đầu tư nước ngoài
2%
37%
28%
19%
14%
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%
Vi phạm nhưng không gây thiệt hại (Quyết định có lợi cho cả hai bên (có trách nhiệm pháp lý nhưng không
có thiệt hại nào được bồi thường)
Quyết định có lợi cho Nước tiếp nhận đầu tư Quyết định có lợi cho Nhà đầu tư Đã hoà giải Đã dừng
Tỷ lệ kết quả giải quyết theo ISDS (1987-2022)
Tỷ lệ kết quả giải quyết theo ISDS (1987-2022)
đang được giải quyết tại cơ quan tố tụng Việt Nam và 129 vụ việc khác đang được giải quyết tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền40.
Bên cạnh số lượng các vụ việc tranh chấp ngày càng tăng, tính phức tạp và nhạy cảm của các vụ việc cũng gia tăng nhanh chóng. Thống kê trung bình, mỗi vụ kiện kéo dài từ 1,5 - 2,5 năm và đòi hỏi ít nhất có 02 cán bộ theo sát từng diễn biến của vụ kiện. Trong khi đó, nếu tập trung hết nguồn lực cán bộ của Bộ Tư pháp để xử lý các vụ việc tranh chấp, thì không thể đáp ứng được số lượng cán bộ chuyên trách.
Chi phí trung bình của các vụ kiện là 5,3 – 5,9 triệu USD41.
Theo dữ liệu thống kê từ UNCTAD42, nội dung các vụ việc tranh chấp chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực: Bất động sản (bốn vụ)43, Quyết định hành chính (bốn vụ)44. Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đang xử lý là trọng tài quốc tế với các cơ chế tố tụng là: quy tắc Cơ chế phụ trợ của trung tâm ICSID Additional Facility (ICSID AF) – tại trung tâm ICSID với hai vụ45, và UNCITRAL với chín vụ46. Cụ thể:
Nguyên nhân đầu tiên liên quan đến các vướng mắc trong việc chậm trễ giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến giao đất, giải phóng mặt bằng khiến dự
40 Bộ Tư pháp, “TỜ TRÌNH Về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế,
https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Lists/ChiDaoDieuHanh/Attachments/2763/To%20trinh.pdf , 15/10/2023.
41Van Le, Investment Counselor of Embassy of Vietnam in the USA, "Systemetic Investor Response Mechanism in Vietnam" (Cơ chế phản hồi nhà đầu tư một cách có hệ thống ở Việt Nam), https://uncitral.un.org/sites/uncitral.un.org/files/media-documents/uncitral/en/sirm_vietnam.pdf , 15/10/2023.
42UNCTAD Division on Investment and Enterprise, “Viet Nam Cases as Respondent State” (Số vụ Việt Nam là bị đơn), https://investmentpolicy.unctad.org/investment-dispute- settlement/country/229/viet-nam , 15/10/2023.
Và IDVNLawyers, “#Rewind @IDVNLAWYERS Achievement In 2020: Successfully Defense In ICSID Case No. ARB(AF)/18/2: Shin Dong Baig V. The Socialist Republic Of Viet Nam”, (#Rewind
@IDVNLAWYERS Thành tựu năm 2020: Bảo vệ thành công vụ tranh chấp ICSID Số ARB(AF)/18/2: Shin Dong Baig V. The Socialist Republic Of Viet Nam), https://idvn.com.vn/rewind-idvnlawyers-achievement-in-2020-successfully-defense-in-icsid-case- no-arbaf-18-2-shin-dong-baig-v-socialist-republic-of-vietnam/ , 15/10/2023.
43Vụ Trinh and Binh Chau v. Viet Nam (I), Vụ McKenzie v. Viet Nam, Vụ Trinh and Binh Chau v.
Viet Nam (I), và Vụ Cockrell v. Viet Nam.
44Vụ Dialasie v. Viet Nam, Vụ Dangelas and others v. Viet Nam, vụ Baig v. Viet Nam, và vụ ITACO and Dangelas v. Viet Nam.
45Vụ Baig v. Viet Nam và vụ PowerChina and China Railway v. Viet Nam.
46Vụ Trinh and Binh Chau v. Viet Nam (I), vụ McKenzie v. Viet Nam, vụ Dialasie v. Viet Nam, vụ RECOFI v. Viet Nam, vụ Trinh and Binh Chau v. Viet Nam (II), vụ Cockrell v. Viet Nam, vụ ConocoPhillips and Perenco v. Viet Nam, vụ Dangelas and others v. Viet Nam, vụ ITACO and Dangelas v. Viet Nam.
án đầu tư bị chậm trễ47. Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện khiếu kiện. Ngoài ra, chính quyền địa phương không thực hiện đúng các cam kết với nhà đầu tư nước ngoài về các vấn đề ưu đãi đầu tư. Thực tế, để thu hút FDI vào địa phương của mình, một số chính quyền địa phương đưa ra nhiều ưu đãi có lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài so với mức cho phép của pháp luật. Do đó, khi triển khai thực hiện, nhà đầu tư nước ngoài gặp phải khó khăn do không đồng bộ với quy định pháp luật của Việt Nam và từ đó dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện. Một bất cập khác nữa là cơ quan chức năng Việt Nam không tuân thủ yêu cầu, trình tự thủ tục quy định của pháp luật khi xử lý hành vi sai trái của nhà đầu tư nước ngoài48. Điều này dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở phản đối các biện pháp hành chính đối với họ.
Về tình hình giải quyết, một vụ đã hoà giải49, bốn vụ phán quyết có lợi cho Việt Nam50, một vụ phán quyết có lợi cho Nhà đầu tư51, một vụ đã chấm dứt52, và bốn vụ đang giải quyết53.
Về quốc tịch nhà đầu tư khởi kiện: nhiều nhất là Hoa Kỳ với bốn vụ54, tiếp theo là Hà Lan55, Pháp và Trung Quốc56 mỗi nước hai vụ57; Anh 58 và Hàn Quốc mỗi quốc gia một vụ59.
Đa phần các tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài quốc tế theo Quy tắc Tố tụng trọng tài của Ủy ban của Liên Hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế
47 Trần Việt Dũng (2021), “Vietnam’s Experiences with International Investment Agreements Governance: Issues and Solutions” (Kinh nghiệm của Việt Nam trong quản trị các Hiệp định Đầu tư Quốc tế: các Vấn đề và Giải pháp), Asian Yearbook of International Law, Volume 25 (2019).
48 Trần Việt Dũng (2021), “Vietnam’s Experiences with International Investment Agreements Governance: Issues and Solutions” (Kinh nghiệm của Việt Nam trong quản trị các Hiệp định Đầu tư Quốc tế: các Vấn đề và Giải pháp), Asian Yearbook of International Law, Volume 25 (2019).
49Vụ Trinh and Binh Chau v. Viet Nam (I).
50Vụ McKenzie v. Viet Nam, vụ Dialasie v. Viet Nam, vụ RECOFI v. Viet Nam, vụ Baig v. Viet Nam.
51Vụ Trinh and Binh Chau v. Viet Nam (II).
52Vụ Cockrell v. Viet Nam.
53Vụ ConocoPhillips and Perenco v. Viet Nam, Dangelas and others v. Viet Nam, vụ PowerChina and China Railway v. Viet Nam, vụ ITACO and Dangelas v. Viet Nam.
54Vụ McKenzie v. Viet Nam, vụ Cockrell v. Viet Nam, vụ Dangelas and others v. Viet Nam, vụ ITACO and Dangelas v. Viet Nam.
55Vụ Trinh and Binh Chau v. Viet Nam (I), Vụ Trinh and Binh Chau v. Viet Nam (II).
56Vụ PowerChina and China Railway v. Viet Nam.
57Vụ Dialasie v. Viet Nam, vụ RECOFI v. Viet Nam.
58Vụ ConocoPhillips and Perenco v. Viet Nam.
59Vụ Baig v. Viet Nam.
(UNCITRAL)60. Cụ thể: Có 09 (chín) vụ được giải quyết bởi quy tắc UNCITRAL61 và gần đây có 02 (hai) vụ62 được giải quyết theo Cơ chế phụ trợ ICSID AF– tại trung tâm trọng tài ICSID63.
Đến nay, Việt Nam đã và đang nỗ lực phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp chủ yếu dựa trên cơ chế tham vấn và hòa giải, là hai cơ chế được quy định theo ISDS.
Luật Đầu tư ủng hộ rõ ràng các phương pháp không kiện tụng, chẳng hạn như tham vấn và hòa giải, để giải quyết tranh chấp đầu tư. Theo đó, Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định mọi tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trước hết sẽ được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Tương tự, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ về hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công cũng quy định mọi tranh chấp giữa cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư sẽ được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải64.
60 Hoàng Thái Sơn, Trần Hồng Nhung, "Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ các FTA thế hệ mới", Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 tháng 3/2020.
61Vụ Trinh and Binh Chau v. Viet Nam (I), vụ McKenzie v. Viet Nam, vụ Dialasie v. Viet Nam, vụ RECOFI v. Viet Nam, vụ Trinh and Binh Chau v. Viet Nam (II), vụ Cockrell v. Viet Nam, vụ ConocoPhillips and Perenco v. Viet Nam, vụ Dangelas and others v. Viet Nam, vụ ITACO and Dangelas v. Viet Nam.
62Vụ Baig v. Viet Nam và vụ PowerChina and China Railway v. Viet Nam.
63 Chi tiết nội dung một số vụ kiện của Việt Nam được tác giả tóm tắt ở Phụ lục.
64 Điều 63.1, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP
Kết luận Chương 1:
Chương 1 đã làm rõ được các nội dung sau:
Thứ nhất, nêu bật được đặc điểm của tranh chấp đầu tư quốc tế dựa vào các yếu tố: đối tượng tranh chấp, chủ thể tranh chấp, cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp và hệ quả pháp lý của việc giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, phân tích xu hướng giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo các IIA thế hệ cũ và thế hệ mới. Theo đó, Chương 1 làm rõ những cải tiến của các hiệp định đầu tư thế hệ mới so với hiệp định thế hệ cũ.
Thứ ba, khái quát tình hình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trên thế giới và tại Việt Nam. Trong đó, Chương 1 chỉ ra các nội dung liên quan đến giải quyết tranh chấp như: số vụ tranh chấp, cơ chế giải quyết tranh chấp, kết quả xử lý tranh chấp.
CHƯƠNG II