CHƯƠNG II CÁC CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ THEO CÁC CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ THEO
2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đặc trưng của EVIPA: Tòa Đầu tư thường trực
2.2.3. Thủ tục và trình tự tố tụng
Khi có phát sinh tranh chấp liên quan giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư, và cơ chế thương lượng, hòa giải không có hiệu quả, để có thể đưa vụ kiện ra Tòa Đầu tư thường trực, các bước thực hiện bắt buộc gồm có:
Bước 1: Thực hiện thủ tục tham vấn.
Bước 2: Thực hiện thủ tục thông báo ý định khiếu kiện.
Bước 3: Thực hiện thủ tục tố tụng tại tòa Đầu tư thường trực theo hai cấp: sơ
thẩm và phúc thẩm.
Bước 1: Đối với thủ tục tham vấn
Trước khi đưa ra xét xử, EVIPA yêu cầu các tranh chấp cần phải được thực hiện thông qua thủ tục tham vấn88. Cơ chế tham vấn đối với loại tranh chấp này khác so với thủ tục tham vấn đối với việc tham vấn giải quyết tranh chấp giữa các bên trong hiệp định. Cụ thể:
Về quy trình thực hiện: Nguyên đơn phải gửi yêu cầu tham vấn tới bên bị
đơn, bên bị cho là vi phạm các quy định về bảo hộ đầu tư và dẫn đến thiệt hại cho nguyên đơn. Trong đó, nội dung yêu cầu tham vấn phải chỉ ra được cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế của vi phạm, các biện pháp được cho là vi phạm các điều khoản về bảo hộ đầu tư.
Với quy định này, có thể thấy EVIPA đang thể hiện quan điểm, nguyên đơn thông thường sẽ là nhà đầu tư và bị đơn là nhà nước tiếp nhận đầu tư. Đồng thời, trong nội dung yêu cầu tham vấn phải có yêu cầu bồi thường và ước tính mức độ thiệt hại. Nguyên đơn cũng phải chứng minh được khoản đầu tư của mình thuộc đối tượng bảo hộ đầu tư. Và, vì quan điểm rằng, nguyên đơn thông thường sẽ là nhà đầu tư và bị đơn là nước tiếp nhận đầu tư, trong quy định về tham vấn cũng đã điều chỉnh cả
tình huống có nhiều nguyên đơn cùng nộp yêu cầu tham vấn. Khi đó, mỗi nguyên đơn sẽ nộp độc lập yêu cầu tham vấn.
Như vậy, yêu cầu tham vấn trong trường hợp này không cần phải đệ trình sao gửi đến Uỷ ban thành lập bởi thành viên của EU và Việt Nam như yêu cầu tham vấn đối với các tranh chấp liên quan đến việc áp dụng hiệp định này.
Về thời hạn tham vấn: có ba mốc thời hạn về tham vấn được xác lập.
Cách xác lập thứ nhất: thời hạn tham vấn được xác lập kể từ ngày nguyên đơn biết hoặc buộc phải biết về biện pháp vi phạm bảo hộ đầu tư và gây thiệt hại. Thời hạn này được xác lập là ba (03) năm.
Cách xác lập thứ hai: thời hạn tham vấn được xác lập kể từ ngày nguyên đơn ngừnng không khiếu kiện ra cấp sơ thẩm theo pháp luật nội địa về hành vi vi phạm bảo hộ đầu tư và gây thiệt hại. Thời hạn này được xác lập là hai (02) năm. Như vậy, với tình huống này, sẽ được hiểu là, nguyên đơn có đơn kiện ra cấp sơ thẩm của hiệp
88 Điều 3.30 Tiểu mục 2, EVIPA.
định này hoặc ra toà án theo pháp luật nội địa và sau đó ngừng việc khởi kiện89. Thời hạn tham vấn thứ ba: là mức bảy (07) năm.
Địa điểm tham vấn: được EVIPA ưu tiên cho lựa chọn của các bên. Trường hợp các bên không có lựa chọn khác thì địa điểm tham vấn được xác lập rõ là tại Hà Nội nếu tham vấn liên quan đến các biện pháp của Việt Nam. Ngược lại, nếu tham vấn liên quan đến biện pháp của Liên minh thì địa điểm tham vấn là Brussel. Trường hợp, nếu tham vấn chỉ liên quan đến biện pháp của một quốc gia thành viên Liên minh thì địa điểm tham vấn sẽ diễn ra tại thủ đô của quốc gia đó90.
Thời hạn tổ chức tham vấn: trong vòng 60 ngày kể từ ngày đệ trình yêu cầu tham vấn nếu các bên không thoả thuận một thời hạn dài hơn. Tuy nhiên, thời hạn dài nhất cũng chỉ có thể là 90 ngày, vì theo quy định về thông báo ý định đệ trình khiếu kiện, trong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp yêu cầu tham vấn và tranh chấp không thể được giải quyết thì nguyên đơn sẽ được quyền thông báo về ý định đề trình khiếu kiện91.
Bước 2: Thông báo ý định đệ trình khiếu kiện
Đây là thủ tục bắt buộc phải thực hiện nếu muốn tiến hành các bước tiếp theo của quy trình tố tụng theo EVIPA, kiện ra toà cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Bản chất của thủ tục này, nhằm thông báo đến cho bên được xem là vi phạm, ý định của nguyên đơn sẽ thực hiện việc khiếu kiện ra toà sơ thẩm và phúc thẩm (nếu có). Theo đó:
Về quy trình thực hiện: Nguyên đơn, bên cho rằng mình bị vi phạm sẽ gửi một bản thông báo về ý định đệ trình giải quyết tranh chấp nếu hết 90 ngày kể từ ngày nộp yêu cầu tham vấn. Nội dung của đơn này sẽ thể hiện rõ ý định giải quyết tranh chấp ở cấp sơ thẩm và như một tuyên bố chắc chắn về việc sẽ thực hiện khởi kiện nếu không giải quyết trong thời hạn là ba tháng kể từ ngày gửi đơn này92.
Thông báo này bắt buộc phải được gửi đến Việt Nam hoặc Liên minh và đồng thời nước thuộc liên minh đã áp dụng biện pháp bị cho là vi phạm, tuỳ vào trường hợp. Dựa trên thông báo này, mới có thể xác định được bị đơn và từ đó là căn cứ để thực hiện bước tiếp theo của toà sơ thẩm nếu tranh chấp không thể giải quyết bằng hoà giải. Trường hợp, thông báo đã được gửi đến Liên minh, và phía Việt Nam không
89 xem lại bản tiếng anh EVIPA.
90 Khoản 3, Điều 3.30, EVIPA.
91 Điều 3.32, EVIPA.
92 Khoản 1 Điều 3.33, EVIPA.
nhận được thông báo xác định bị đơn thì bị đơn được xác định như sau: (i) Nếu các biện pháp nêu trong thông báo là của riêng nước thành viên Liên minh thì nước thành viên đó là bị đơn. (ii) Nếu các biện pháp nêu trong thông báo bao gồm cả các biện pháp của Liên minh thì Liên minh là bị đơn.
Đồng thời quy định này còn nêu rõ nguyên tắc rằng, nếu phía Liên minh hoặc thành viên Liên minh không thể chứng minh được việc mình bị xem là bị đơn là không phù hợp thì cấp Sơ thẩm sẽ không có thẩm quyền hoặc khẳng định đơn khiếu kiện hoặc phán quyết là không có căn cứ hoặc không hợp lệ vì bên bị đơn phải là Liên minh thay vì nước thành viên Liên minh hoặc ngược lại93.
Việc xác định bị đơn ở quy định này sẽ trở thành căn cứ ràng buộc đối với cấp Sơ thẩm cũng như cấp Phúc thẩm.
Thời hạn giải quyết thông báo ý định đệ trình khiếu kiện: EVIPA cho phép các bên có 03 (ba) tháng để giải quyết việc tranh chấp kể từ ngày gửi thông báo ý
định đệ trình khiếu kiện94.
Bước 3: Thực hiện tố tụng tại Tòa Đầu tư thường trực
Quy trình tố tụng diễn ra theo hai cấp: Cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm95. Thủ
tục về đệ trình khiếu kiện lên cấp sơ thẩm gồm các bước sau96:
Thứ nhất: Nguyên đơn và/hoặc những người liên quan đến mình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp có lợi ích sở hữu hoặc quản lý hoặc thuộc sự quản lý của nguyên đơn: không có bất kỳ khiếu kiện nào khác lên tòa án trong nước hay tòa án quốc tế liên quan đến cùng biện pháp được cho là không phù hợp và có cùng thiệt hại mà chưa được giải quyết. Nếu có khiếu kiện thì nguyên đơn và các chủ thể liên quan nêu trên phải rút đơn chưa được giải quyết đó mới có thể đệ trình khiếu kiện lên cấp Sơ
thẩm theo EVIPA.
Thứ hai: đảm bảo tuân thủ về mặt thời gian đối với việc tham vấn và thông báo ý định đệ trình khiếu kiện. Cụ thể: ít nhất 06 (sáu) tháng kể từ ngày tham vấn và ít nhất 03 (ba) tháng kể từ ngày nộp thông báo ý định đệ trình khiếu kiện.
Thứ ba: đảm bảo về mặt nội dung của đơn đệ trình. Cụ thể,
93 Khoản 5, Điều 3.32, EVIPA.
94 Khoản 1, Điều 3.33, EVIPA.
95 Điều 3.42, EVIPA.
96 Điều 3.33 đến 3.36, EVIPA.
Căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế của tranh chấp đã được xem xét trong quá trình tham vấn. (ii) Các yêu cầu đệ trình lên cấp sơ thẩm đều được dựa trên và thống nhất với nội dung đã nêu trong thông báo về ý định đệ trình khiếu kiện. Nói cách khác, các nội dung ở đây đều thống nhất với nội dung đã thực hiện ở những thủ tục trước đó.
(iii) Chỉ định về một trong những bộ quy tắc giải quyết tranh chấp. Bao gồm: Công ước ICSID; Quy tắc Điều chỉnh Cơ chế Phụ trợ về Tổ chức Tố tụng của Ban thư ký
Trung Tâm Quốc tế về Giải quyết tranh chấp đầu tư; Quy tắc trọng tài của UNCITRAL; và Bộ quy tắc do các bên thỏa thuận.97
Sau khi xem xét các điều kiện nêu trên, cấp sơ thẩm sẽ tiến hành phiên họp.
Phiên họp sẽ có sự tham gia của Nguyên đơn và Bị đơn để trình bày quan điểm. Theo đó, Bị đơn có quyền trình bày ý kiến về đơn phản đối. Việc phản đối sơ bộ này được thực hiện không chậm hơn 30 ngày kể từ ngày thành lập Hội đồng cấp sơ thẩm và phải trước phiên họp đầu tiên của cấp sơ thẩm. Cấp sơ thẩm sẽ đưa ra phán quyết sơ
bộ nếu kết luận rằng biện pháp đang tranh chấp vi phạm một trong các nội dung về bảo hộ đầu tư. Thời hạn tối đa mà cấp sơ thẩm phải đưa ra phán quyết sơ bộ là trong vòng 18 tháng kể từ ngày đệ trình khiếu kiện. Phán quyết sơ bộ sẽ trở thành phán quyết cuối cùng và có giá trị pháp lý nếu trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban hành phán quyết không có kháng cáo. Trường hợp có kháng cáo thì thủ tục kháng cáo sẽ được khởi động và thực hiện xét xử phúc thẩm.