Kiến nghị về xây dựng đội ngũ nhân lực và xây dựng đơn vị chuyên trách 1. Kiến nghị về xây dựng đội ngũ nhân lực

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp Đầu tư quốc tế theo hiệp Định evipa (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM ĐỂ THỰC THI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM ĐỂ THỰC THI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT

3.3. Kiến nghị về xây dựng đội ngũ nhân lực và xây dựng đơn vị chuyên trách 1. Kiến nghị về xây dựng đội ngũ nhân lực

Tòa án đầu tư của EVIPA được xác lập dựa trên cơ chế chỉ định thành viên từ

ủy ban và trên cơ sở lựa chọn xem xét các thành viên theo các tiêu chuẩn đã đề ra.

Điều này, tuy nhiên, được xem là một trong những trở ngại đối với việc phê chuẩn EVIPA. Bởi lẽ, tính độc lập của tòa án trong trường hợp này sẽ khó có thể tuân thủ

theo yêu cầu của quốc tế. Nói cách khác, tòa đầu tư của EVIPA là tòa trọng tài thường trực, không phải là tòa án quốc tế. Ngoài ra, để có thể hoạt động dưới mô hình là một tòa án độc lập thực sự, thì cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động và ngân sách hoạt động là những vấn đề cần phải tính đến. Trong khi, với tình hình thực tế như hiện nay của EVIPA thì, Tòa án Sơ thẩm hay Phúc thẩm của EVIPA vẫn chưa xác lập cơ cấu này mà sẽ sử dụng dịch vụ hỗ trợ của Ban thư ký của ICSID.

Vấn đề nêu trên mà các quốc gia thuộc Liên minh quan ngại cũng là điều Việt Nam cần xem xét. Chúng ta đã phê chuẩn Hiệp định nghĩa là chúng ta đã đồng ý với việc thiết lập Tòa đầu tư thường trực của EVIPA. Tuy nhiên, chúng ta cần làm rõ việc chỉ định thành viên để tham gia hội đồng sơ thẩm, hội đồng phúc thẩm. Những thành viên này, có bắt buộc phải là thẩm phán của Việt Nam hay không hay có thể là những người có chuyên môn trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế như EVIPA đã nêu. Và như vậy, liệu rằng, khi chúng ta chỉ định những cá nhân này trở thành thành viên của Tòa đầu tư thường trực EVIPA thì họ được xem là thẩm phán của Tòa này nhưng không có tư cách thẩm phán của Việt Nam. Điều này, có dẫn đến bất cập gì về thẩm quyền cũng như tính thuyết phục đối với xã hội.

Do vậy, vấn đề đặt ra trong thời gian tới đây, chúng ta cần chuẩn bị lực lượng nhân sự cho việc thực thi EVIPA. Việc chuẩn bị này chỉ có thể thực hiện và mang lại hiệu quả khi chúng ta cân nhắc cẩn thận trong thời gian chúng ta được cho phép là 03 năm kể từ ngày EVIPA có hiệu lực. Khuyến nghị cần thực hiện:

Thứ nhất: Xây dựng tiêu chuẩn của thành viên thuộc danh sách tham gia vào hội đồng sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa EVIPA. Việc xây dựng tiêu chuẩn này, trước tiên, dựa vào các quy định khung của EVIPA117. Đồng thời, phải dựa trên tiêu chuẩn

117 Xem các điều 3.38, 3.39 và 3.40, EVIPA.

hiện nay của pháp luật hiện hành đối với chức danh thẩm phán và/hoặc các chức danh tư pháp có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và vị trí làm việc, tính chất công việc từng đảm nhận.

Thứ hai: Xây dựng cơ chế lựa chọn thành viên. Cần có sự rà soát và sàng lọc các cá nhân đáp ứng bộ tiêu chuẩn ở bước thứ nhất để thực hiện việc quyết định lựa chọn trở thành thành viên của Tòa án EVIPA. Sự lựa chọn này, một mặt, không những đáp ứng về tiêu chuẩn, mặt khác còn phải đáp ứng về sự phù hợp. Nói cách khác, chúng ta hiểu rằng, EVIPA sẽ xác lập các thành viên thường trực và thành viên này sẽ được nhận thù lao từ vị trí này. Tuy nhiên, đổi lại, họ sẽ không được thực hiện các công việc khác dưới bất kỳ hình thức hay danh nghĩa nào khác.

Thứ ba: Nên thực hiện việc đào tạo, hướng dẫn để những cá nhân được lựa chọn hiểu đúng tinh thần của EVIPA cũng như phương thức làm việc. Đồng thời, cần xây dựng quy trình để tạo dựng đội ngũ kế cận bởi các thành viên của Tòa EVIPA hoạt động theo cơ chế nhiệm kỳ, có sự thay thế. Do vậy, việc chuẩn bị đội ngũ kế cận cũng là việc cần phải tính đến.

Ngoài ra, cũng cần phải nhìn nhận rằng, việc một số các quốc gia thuộc Liên Minh chưa phê chuẩn EVIPA cũng bởi lẽ tính độc lập của Tòa án EVIPA cũng như sự ràng buộc về mặt thẩm quyền và cũng có thể vướng mắc về việc xác lập đội ngũ con người tham gia với tư cách là thành viên của Tòa EVIPA để trở thành thẩm phán của tòa án EVIPA.

3.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan chuyên trách về công nhận và thi hành phán quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Liên quan đến thẩm quyền của cơ quan chuyên trách, cần xác lập rõ vai trò cơ

quan nào sẽ là đầu mối thực hiện, Bộ Tư pháp hay Tòa Án Nhân Dân tối cao. Cần có một sự phân chia cụ thể, rõ ràng về phạm vi phụ trách và xử lý công việc của các cơ

quan này. Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp là cơ quan được chỉ định là đầu mối của việc thực hiện Công ước New York118. Tuy nhiên, vai trò của Bộ Tư pháp trong thủ

tục công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của điều này là do:

118 Bộ Tư pháp (2021), Báo cáo đánh giá, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài với Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế, đề xuất khả năng áp dụng Luật Mẫu tại Việt Nam, chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp và Dự án vùng

“Thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng ở ASEAN”, trang 7.

Thứ nhất: Bộ Tư pháp chỉ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và sẽ chỉ chuyển hồ sơ

đi nếu trong điều ước quốc tế có quy định.

Thứ hai: Bộ Tư pháp chỉ đóng vai trò nhận thông báo về việc thụ lý và kết quả

giải quyết của tòa án nhằm mục đích tổng hợp số liệu.

Như vậy, có thể thấy, vai trò của Bộ Tư pháp ở đây hoàn toàn mờ nhạt xét ở khía cạnh chủ động tác động đến hoạt động công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài ở Việt Nam. Trong khi Bộ Tư pháp là một cơ quan có đầy đủ chức năng, thẩm quyền và chuyên môn để có thể tham gia vào quá trình này. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam chưa có cơ chế để Bộ Tư pháp có thể tham gia, hay thậm chí có ý kiến kiến nghị đối với Tòa Án Nhân dân Tối Cao hay Tòa án cấp tỉnh/địa phương là những nơi theo quy định hiện hành của Bộ

Luật Tố tụng Dân sự là những cơ quan có thẩm quyền. Một cách tổng quát, những vướng mắc này, hoàn toàn xuất phát từ khâu tổ chức thực hiện. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, tác giả khuyến nghị:

Thứ nhất: Tiếp tục xác lập vai trò đầu mối của Bộ Tư pháp đối với việc thực thi các hiệp định, công ước quốc tế, trong đó có cả Hiệp định EVIPA.

Thứ hai: Soạn thảo và ban hành hẳn một văn bản trao quyền, trình tự, thủ tục để: Hoặc

(i) Bộ Tư pháp là cơ quan công nhận các bản án, phán quyết trọng tài nước ngoài và cả phán quyết cuối cùng của Tòa đầu tư thường trực EVIPA.

Hoặc,

(ii) Bộ Tư pháp là cơ quan xử lý việc công nhận và thực thi phán quyết cuối cùng của riêng Tòa đầu tư thường trực EVIPA. Trong đó, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Bộ Công thương thành lập một đơn vị chuyên trách đối với hoạt động này.

Với cách thứ (i) sẽ có ưu điểm là tạo tính đồng bộ, thống nhất và mang tính phổ quát cho tất cả các vấn đề liên quan đến công nhận các bản án, phán quyết trọng tài nước ngoài nói chung, trong đó có phán quyết của Tòa đầu tư EVIPA. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này sẽ là khối lượng công việc lớn và do vậy đội ngũ của Bộ Tư pháp có đáp ứng đủ hay không sẽ là một vấn đề phải xem xét.

Với cách tổ chức thứ (ii), theo quan điểm của tác giả, sẽ phù hợp với việc thực thi EVIPA hơn. Bởi lẽ, bản thân phán quyết cuối cùng của Tòa đầu tư đã là một kết quả mới, không phải phán quyết của trọng tài và cũng không phải phán quyết của tòa

án quốc tế. Phán quyết cuối cùng này, như chính cơ chế Tòa đầu tư thường trực là một sự sáng tạo để khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế ISDS và vẫn đang trên đường hoàn thiện. Do vậy, nếu chúng ta tách hẳn một đơn vị phụ trách bao gồm thành viên của Bộ Tư pháp và thành viên của Bộ Công thương và cân nhắc cả thành viên thuộc Bộ Ngoại giao, để chuyên trách, từ đó, xây dựng quy trình, quy chế, lộ trình làm việc cũng là một điều phù hợp.

Kết luận Chương 3:

Chương 3 nêu ra các kiến nghị cụ thể và chi tiết để chuẩn bị thực thi các quy định về giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ EVIPA khi phê chuẩn hiệp định này được hoàn tất. Cụ thể, tác giả nêu ra sự cần thiết của việc phê chuẩn UNCITRAL, cũng như sự điều chỉnh pháp luật về trọng tài thương mại trong thời gian tới. Chương 3 cũng chỉ ra mặt tích cực và khó khăn khi gia nhập công ước ICSID nếu chưa chuẩn bị kỹ lưỡng.

Tác giả cũng tập trung làm rõ các quy định hiện nay của Bộ luật Tố tụng dân sự liên quan đến công nhận và thi hành bản án nước ngoài và phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó, Chương 3 đưa ra kiến nghị điều chỉnh nhằm phù

hợp với việc thực thi EVIPA trong thời gian tới.

Cuối cùng, Chương 3 đề xuất việc xây dựng lực lượng nhân sự phù hợp, có chuyên môn để tham gia Tòa đầu tư thường trực cũng như giải quyết các vấn đề về tranh chấp đầu tư quốc tế.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp Đầu tư quốc tế theo hiệp Định evipa (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)