Điều chỉnh quy định pháp luật trong nước để thực thi hiệp định

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp Đầu tư quốc tế theo hiệp Định evipa (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM ĐỂ THỰC THI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM ĐỂ THỰC THI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT

3.2. Điều chỉnh quy định pháp luật trong nước để thực thi hiệp định

Việt Nam sẽ phải điều chỉnh đồng bộ các quy định pháp luật nhằm thực thi cả

EVFTA và EVIPA. Bởi lẽ, hai hiệp định này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.

Trong đó, hiệp định EVFTA có nhiều điểm mới liên quan đến nhiều lĩnh vực và cam kết mà trước đến nay Việt Nam chưa có116. Từ lĩnh vực Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại, Luật Bảo vệ môi trường, Luật lao động... Tuy nhiên, trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả tập trung vào nội dung kiến nghị liên quan

116 Nguyễn Văn Cương (2022) với “Cơ chế giải quyết tranh chấp Thương mại và Đầu tư ở các quốc gia thành viên hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương”. Nhà Xuất Bản Chính trị Quốc gia sự thật.

đến việc thực thi phán quyết cuối cùng của Tòa đầu tư. Do vậy, nội dung dưới đây chỉ tập trung vào kiến nghị điều chỉnh đối với phần thứ VII của Bộ Luật Tố tụng Dân sự. Cụ thể:

Đối với phán quyết và thi hành phán quyết, EVIPA đang đưa ra cơ chế để Việt Nam áp dụng Công ước New York 1958. Tuy nhiên, Công ước NewYork chỉ đang đề cập đến việc công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài, trong khi, đối với Phán quyết cuối cùng theo EVIPA là phán quyết của cấp Sơ thẩm hoặc Phúc thẩm được ban hành bởi tòa án, không phải trọng tài ban hành. Điều này, bản thân EVIPA cũng đã nhận ra được điểm chưa thống nhất. Do đó, EVIPA đã khẳng định một cách

“gượng ép” hay mang tính định hướng tại khoản 7, Điều 3.57 và tránh sự giải thích không thống nhất giữa các bên rằng: “trong phạm vi Điều 1 của Công ước New York năm 1958, phán quyết cuối cùng được coi là phán quyết trọng tài và liên quan đến khiếu kiện phát sinh từ quan hệ hoặc giao dịch thương mại”.

Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam, hiện nay, ở phần thứ

VII của Bộ Luật đều chỉ đang quy định thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam, công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài tại Việt Nam. Như vậy, có thể thấy Phán quyết cuối cùng của Tòa theo EVIPA, xét về tên gọi chưa thuộc đối tượng quy định tại phần thứ VII này.

Bởi lẽ:

Tòa cấp sơ thẩm và cấp Phúc thẩm là tòa được thành lập theo quy định của EVIPA, được đại diện bởi các bên trong đó, có đại diện của Việt Nam. Do vậy, tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm có được xem là tòa án nước ngoài hay không, theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành chưa đề cập đến. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, tòa án nước ngoài không phải là tòa án Việt Nam thì tòa thành lập theo EVIPA được xem là tòa án nước ngoài. Và, nếu hiểu theo hướng này, việc công nhận và thi hành Phán quyết cuối cùng sẽ tuân thủ theo quy định về việc công nhận và thực thi bản án của tòa án nước ngoài tại Việt Nam.

Việc thực hiện cơ chế tòa sơ thẩm và phúc thẩm của EVIPA là đã tách khỏi cơ

chế xét xử bằng trọng tài vốn đã tồn tại từ trước đến nay. Như đã nêu ở trên, có thể, trong giai đoạn chuyển giao và nhằm sử dụng Công ước New York 1958, là công ước về việc công nhận và cho thi hành các phán quyết trọng tài của nước ngoài tại các quốc gia thành viên, bản thân EVIPA đã phải giải thích một cách đóng khung, hay nói cách khác, tự thống nhất với nhau rằng, Phán quyết cuối cùng được xem là phán

quyết trọng tài. Việc này, thực chất để tránh hiểu nhầm giữa các bên và/hoặc tranh cãi sau khi có phán quyết về việc áp dụng cơ chế công nhận và thi hành theo cơ sở pháp lý nào. Còn, xét về bản chất, Phán quyết cuối cùng không phải là phán quyết trọng tài mà đó là Phán quyết theo xét xử cấp sơ thẩm và phúc thẩm, một thủ tục mới được áp dụng để cải tiến những thiếu sót của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế.

Như vậy, để có thể đảm bảo đúng bản chất và áp dụng một cách thống nhất lâu dài, phần thứ VII của Bộ Luật Tố tụng dân sự nên quy định rõ bằng cách bổ sung thêm cụm từ nêu rõ: (i) công nhận Phán quyết cuối cùng của Tòa án theo EVIPA hoặc (ii) phán quyết cuối cùng của Tòa án giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Lựa chọn cách viết (i) hay (ii) đều có những vấn đề cần cân nhắc. Vì EVIPA chỉ là một trong các hiệp định Việt Nam ký kết về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Hiệp định này gắn liền với Hiệp định EVFTA, giữa Việt Nam và EU, nên xét về bản chất nó là một hiệp định trong rất nhiều Hiệp định chúng ta sẽ ký kết. Trong khi, Bộ Luật Tố tụng dân dự là Bộ Luật mang tính bao quát chung, điều chỉnh các hoạt động tố tụng dân sự mang tính toàn xã hội. Vì vậy, nếu nêu rõ như cách thứ nhất thì sẽ không khái quát được. Trường hợp, chúng ta áp dụng cách diễn giải thứ (ii) thì sẽ giải quyết được vấn đề trên. Tuy nhiên, đối với các hiệp định giải quyết đầu tư khác giữa Việt Nam và quốc gia khác và/hoặc nhóm quốc gia khác, có duy trì cơ chế Tòa thường trực như mô hình của EVIPA hay không sẽ là một vấn đề cần tính tới. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng, Phán quyết cuối cùng của cơ chế tòa thường trực cấp sơ thẩm và phúc thẩm theo EVIPA chưa nằm trong danh mục các phán quyết được công nhận và thi hành theo pháp luật hiện hành của Việt Nam và do vậy, đòi hỏi việc có quy định về vấn đề này.

Đồng thời, về thẩm quyền công nhận và cho thi hành. Tòa án hay cơ quan nào của Việt Nam sẽ là chủ thể có thẩm quyền công nhận. Đối với các tranh chấp đầu tư về Bảo hộ đầu tư, có thể thấy, chủ thể bị kiện ở đây là chính phủ và/hoặc các cơ quan nhà nước của quốc gia trong việc áp dụng các biện pháp bảo hộ đầu tư. Các quy định hiện hành của Bộ Luật Tố tụng dân sự hiện nay đang hướng đến việc công nhận bản án nước ngoài và/hoặc phán quyết trọng tài đối với các chủ thể là cá nhân và/hoặc pháp nhân, vì thế nguyên tắc xác lập cơ quan có thẩm quyền công nhận đang được xác lập là tòa án cấp tỉnh với đầu mối là Bộ Tư pháp. Như vậy, đối với việc công nhận Phán quyết cuối cùng của Tòa thường trực của EVIPA/Tòa đầu tư sẽ do tòa án

cấp nào hay cơ quan nào của Việt Nam thụ lý. Điều này, cũng cần phải được quy định rõ trong Luật Tố tụng Dân sự của Việt Nam hay hướng dẫn của Tòa án Tối cao để xác định một cách cụ thể.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp Đầu tư quốc tế theo hiệp Định evipa (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)