CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM ĐỂ THỰC THI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM ĐỂ THỰC THI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT
3.1. Kiến nghị cân nhắc việc gia nhập Công ước ICSID
ICSID là Trung tâm giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa quốc gia và công dân quốc gia khác. Được thành lập vào năm 1965 tại hội nghị Washington dưới sự
bảo trợ của Ngân hàng thế giới trên cơ sở của Hiệp định Washington. Theo đó, mục tiêu của ICSID là tạo lập cơ chế hành lang pháp lý thúc đẩy hoạt động đầu tư tại các nước đang phát triển. Để làm được điều này, Trung tâm ICSID ra đời dưới sự tài trợ
của Ngân hàng Thế giới với định hướng là cơ quan có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. ICSID là một trong năm Tổ chức thuộc Ngân hàng Thế giới.
111 Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Croatia, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Hungary, Romania, Thụy Điển, Slovakia, Bulgaria và Ý. Tính đến tháng 3/2023, 13 quốc gia đầu tiên được EU xác nhận đã phê chuẩn EVIPA theo Biên bản họp “Agreed minutes of the Second Committee on Trade in services, investment, e-commerce and government procurement under the EU-Viet Nam Free Trade Agreement 10 March 2023”. Sau đó, Ý phê chuẩn ngày 26/7/2023 và Bulgaria công bố phê chuẩn ngày 25/9/2023.
112 Áo, Bỉ, Cộng hòa Síp, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, , Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia.
Xét về cơ cấu tổ chức: ICSID có Hội đồng điều hành với chủ tịch ICSID đồng thời là chủ tịch World Bank, có Ban thư ký, có Ủy ban Trọng Tài và Ủy ban Hòa giải.
Về cách thức hoạt động: Trung tâm ICSID không tham gia trực tiếp vào việc hòa giải hay giải quyết tranh chấp. Theo đó, các bên có tranh chấp sẽ lựa chọn hòa giải viên hay trọng tài và thực hiện tố tụng theo thủ tục quy định tại Công ước ICSID.
Trung tâm chỉ hỗ trợ hoạt động tố tụng thông qua hoạt động hành chính.
Về Công ước ICSID, tính đến nay đã có 164113 quốc gia trên thế giới phê
chuẩn, bao gồm cả quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn Công ước này. Một trong những lý do mà đến nay Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn là theo quy định về thực thi phán quyết trọng tại của Công ước ICSID, phán quyết của hội đồng trọng tài phải được thực thi trực tiếp tại nước thành viên. Việc chưa phê chuẩn Công ước ICSID trong khi Việt Nam đã ký kết một số Hiệp định quốc tế, trong đó, một mặt thừa nhận nguyên tắc giải quyết tranh chấp truyền thống theo ISDS, mặt khác, mở rộng khả năng nhà đầu tư có thể tiếp cận cơ
chế trọng tài của ICSID để kiện nhà nước theo cơ chế quy chế bổ sung của ICSID114 sẽ đòi hỏi Việt Nam phải xem xét khả năng thực hiện việc gia nhập Công ước ICSID này. Và, đến nay, khi ký kết EVIPA, việc EVIPA chính thức nêu quy tắc tố tụng của Công ước ICSID sẽ là một trong ba bộ nguyên tắc ưu tiên áp dụng thì Việt Nam cần đánh giá và cân nhắc việc gia nhập công ước ICSID.
Thực tế, việc xem xét gia nhập công ước ICSID này đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch đầu tư chủ trì từ năm 2018. Tuy nhiên, đến nay, Chúng ta vẫn chưa gia nhập công ước ICSID mà theo trả lời của Bộ Kế hoạch Đầu tư: “Công ước ICSID có nội dung phức tạp, cần đánh giá tác động tổng thể của việc gia nhập Công ước đến quyền, lợi ích của Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật. Việc thực hiện Công ước đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống pháp
113B Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia. a Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp phòng ngừa và giải quyết tranh ch: Áp dụng đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ng áp dụng Luật Mẫu tại Việt Nam, chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp và Dự án vùng
“Thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng ở ASEAN”.,
114 Xem Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Việt Nam (VKFTA).
Và Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, “"Lớp bảo vệ" trong các FTA thế hệ mới”,
https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/12773-lop-bao-ve-trong-cac-fta-the-he-moi, 15/10/2023.
luật và tổ chức hệ thống hành chính, tư pháp để tạo cơ sở pháp lý cho việc công nhận và cho thi hành phán quyết theo quy định của Công ước”115.
Như vậy, những vấn đề cần phải làm sáng tỏ hiện nay đối với việc EVIPA đang áp dụng công ước ICSID bao gồm:
Thứ nhất: Nếu trong đơn khiếu kiện chọn bộ quy tắc ICSID thì sẽ áp dụng những điều khoản nào. Bởi lẽ, khi thực thi EVIPA, cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư sẽ theo hướng Tòa đầu tư thường trực xử lý nếu các giai đoạn tham vấn, hòa giải trước đó, không thành công. Điều này, sẽ loại trừ thẩm quyền của việc lựa chọn trọng tài theo quy tắc của ICSID. Như vậy, nên chẳng cần phải có việc giải thích rõ hơn đối với nội dung này của EVIPA. Việc EVIPA đưa ra lựa chọn quy tắc trọng tài áp dụng cho khiếu kiện các bên có thể hiểu theo hướng, trong giai đoạn ban đầu, khi bản thân EVIPA chưa có một ban điều hành hay Ủy Ban và chưa kịp thời soạn thảo được quy tắc tố tụng nên cần có một quy định như vậy. Tuy nhiên, xét về lâu dài, có nên duy trì quy định này hay không mà thay vào đó quy định hẳn việc soạn thảo một bộ quy tắc tố tụng dành cho Tòa đầu tư hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm của EVIPA.
Thứ hai: Một điều cần hết sức cẩn trọng rằng, nếu chúng ta gia nhập công ước ICSID thì những hiệp định đầu tư song phương trước đây đã ký, trong đó, có mở rộng quyền lựa chọn giải quyết bằng cơ chế trọng tài của ICSID mặc nhiên sẽ được nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn nếu muốn, cho dù theo quy tắc của công ước ICSID thì
việc muốn đưa vụ việc ra xét xử theo quy tắc này cần phải có sự thống nhất của các bên bằng văn bản một lần nữa, chứ không mặc nhiên xác lập việc sử dụng trọng tài theo ICSID vì các bên thuộc quốc gia đã gia nhập công ước. Điều này, có thể dẫn đến những bất lợi mà Việt Nam vốn đã nhìn thấy và cần có thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi gia nhập, một trong những điểm quan trọng đó là: Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền để xem xét hủy phán quyết của trọng tài ICSID vì tính chung thẩm của phán quyết này.
Với phân tích nêu trên, có thể đưa ra một trong hai hướng lựa chọn cho Việt Nam đối với việc gia nhập ICSID:
Hướng thứ nhất: Chúng ta chỉ thực thi EVIPA và nội dung của EVIPA liên quan đến công ước ICSID. Nói cách khác, chúng ta chưa gia nhập công ước ICSID cho đến khi các vấn đề về tố tụng được chuẩn bị chu đáo. Trong trường hợp này, công ước ICSID chỉ áp dụng khi nguyên đơn lựa chọn. Nói cách khác, kể cả khi thực thi
115 Xem Công văn 5765/BKHĐT-PC về việc Gia nhập ICSID ngày 1/9/2020.
EVIPA thì không phải tình huống nào của việc giải quyết tranh chấp cũng áp dụng theo công ước ICSID. Điều này, sẽ hạn chế được việc áp dụng các nguyên tắc của ICSID cho những hiệp định khác đã ký kết trước đây. Đồng thời, có thể thấy rằng, ban thư ký ICSID sẽ tham gia hỗ trợ cho Hội đồng sơ thẩm và phúc thẩm, cũng là một điều kiện tốt để chúng ta có thể tiếp xúc và tiếp cận về công ước ICSID tốt hơn trong thời gian chuẩn bị cho việc gia nhập.
Hướng thứ hai: Chúng ta chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để gia nhập công ước ICSID. Việc gia nhập công ước ICSID sẽ kéo theo việc các hiệp định trước đây đã ký kết cũng có thể áp dụng ICSID nếu trong hiệp định có mở rộng quyền này cho nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề là, nếu thực hiện cách này, ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải chuẩn bị một cách thấu đáo và cẩn trọng, bao gồm:
Thứ nhất: Xem xét và thông báo các vấn đề và lĩnh vực không áp dụng công ước ICSID. Theo tinh thần của công ước, việc lựa chọn trọng tài của ICSID là hoàn toàn tự nguyện và do vậy, quốc gia khi gia nhập công ước ICSID sẽ có quyền bảo lưu đối với những lĩnh vực vấn đề nhất định. Thời điểm, hình thức thông báo về việc bảo lưu này sẽ linh hoạt. Cụ thể như sau:
(i) Đối với thời điểm thông báo: Ngay sau khi gia nhập hoặc sau đó, quốc gia thành viên có thể thông báo các ngoại lệ này.
(ii) Đối với hình thức thông báo: Quốc gia gia nhập có thể gửi thông báo ngoại lệ trực tiếp đến chủ tịch ICSID. Hoặc, có thể quy định cụ thể tại các hiệp định ký kết.
(iii) Đối với nội dung bảo lưu: đến nay, ICSID vẫn trao quyền này cho các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, đa số các quốc gia gia nhập đều sử dụng quyền này cho một số lĩnh vực đặc thù chứ không phổ biến. Có thể nêu ra một số lĩnh vực mà các quốc gia đang bảo lưu để Việt Nam có thể tham khảo như: Trung Quốc bảo lưu đối với trường hợp nhà nước trưng thu, quốc hữu hóa; Ả Rập Xê Út bảo lưu đối với lĩnh vực khai thác dầu khí; Thổ Nhĩ Kỳ bảo lưu đối với lĩnh vực bất động sản.
Thứ hai: Chỉ định cơ quan có thẩm quyền tham gia giải quyết tranh chấp Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Công ước ICSID, quốc gia thành viên có quyền chỉ định cơ quan có thẩm quyền của mình tham gia giải quyết tranh chấp. Việc chỉ định này được thực hiện bằng hình thức thông báo bằng văn bản đến ICSID. Đối
với các quốc gia thành viên công ước ICSID, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này khá linh động, có thể là chính quyền bang, hoặc lãnh thổ trực thuộc (Anh, Úc đang áp dụng), cũng có thể là các tổng công ty thuộc sở hữu nhà nước (các quốc gia đang áp dụng như: Kenya, Nigeria, Bồ Đào Nha, Sudan).
Thứ ba: Đối với công nhận và thi hành phán quyết Trọng tài ICSID
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 54, Công ước ICSID, phán quyết Trọng tài ICSID sẽ được công nhận và thi hành bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên. Nói cách khác, quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ chỉ định cơ quan có thẩm quyền của mình thực thi phán quyết trọng tài ICSID. Thực tế, các cơ quan này ở các quốc gia là khác nhau. Một số quốc gia trao thẩm quyền cho tòa án tối cao. Một số quốc gia khác trao cho Bộ Tư pháp. Đặc biệt, một số quốc gia thì trao quyền này cho Bộ Ngoại giao. Một số nước và vùng lãnh thổ thì chỉ định tòa án Cấp Tỉnh, huyện hoặc tương đương như Hàn Quốc, Đan Mạch, Hà Lan. Điều này, là một trong những vấn đề Việt Nam phải cân nhắc. Hiện nay, chúng ta đang giao đầu mối tiếp nhận thông tin là Bộ Tư pháp, còn thẩm quyền công nhận đối với phán quyết trọng tài nước ngoài về lĩnh vực tranh chấp thương mại quốc tế sẽ tuân theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự. Trong khi, phán quyết của Trọng tài ICSID là trong lĩnh vực đầu tư quốc tế giữa hai chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư . Do vậy, pháp luật Việt Nam cần có sự rà soát đồng bộ về vấn đề này và sẽ được phân tích ở phần 3.3 dưới đây.
Thứ tư: Nội luật hóa các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện công ước.
Như bất kỳ những Công ước quốc tế khác mà chúng ta đã gia nhập, Việt Nam cần thực hiện ban hành văn bản trong nước để thực thi công ước.