Giai đoạn phạm tội chưa đạt

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt theo luật hình sự việt nam (Trang 36 - 45)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI VÀ PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT

1.2. Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt- những giai đoạn phạm tội chưa hoàn thành được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam

1.2.2. Giai đoạn phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là giai đoạn tiếp theo sau khi người phạm tội hoàn tất mọi công việc chuẩn bị, được giới hạn bởi giai đoạn chuẩn bị phạm tội và tội phạm hoàn thành. Theo Điều 18 Bộ luật hình sự, “phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.

Trên cơ sở phân tích quy định của Bộ luật hình sự, có thể nhận thấy dấu hiệu đầu tiên của phạm tội chưa đạt là người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm- tức là người phạm tội đã thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm của loại tội định thực hiện, hành vi này đã trực tiếp làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác động nhằm gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm định thực hiện.

Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt với chuẩn bị phạm tội. Việc xác định đúng thời điểm “bắt đầu thực hiện tội phạm” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và trong một số trường hợp còn có ý nghĩa trong việc xác định tội phạm.

Trong khoa học hiện nay, việc xác định thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm có nhiều ý kiến khác nhau:

- Có ý kiến cho rằng, thời điểm được xem là bắt đầu thực hiện tội phạm khi người phạm tội đã thực hiện hành vi bất kỳ mà theo ý tưởng của họ là để thực hiện tội phạm.

- Ý kiến khác cho rằng, thời điểm được xem là bắt đầu thực hiện tội phạm khi người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi khách quan của cấu thành tội phạm- đó là hành vi được dự liệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.

- Ý kiến thứ ba là ý kiến dung hòa giữa hai ý kiến trên- tức việc xác định thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm không chỉ dựa vào yếu tố chủ quan (ý tưởng của người phạm tội) hay yếu tố khách quan quy định trong cấu thành tội phạm mà phải kết hợp cả hai yếu tố này. Theo đó, nên xem thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm là thời điểm mà người phạm tội thực hiện hành vi khách quan quy định trong cấu thành tội phạm của loại tội định thực hiện hoặc thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan đó.

Theo chúng tôi, ý kiến thứ ba hợp lý nhất. Bởi lẽ, nếu chỉ dựa vào ý tưởng của người phạm tội mà xem là thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm thì chúng ta quá mở rộng phạm vi giai đoạn phạm tội chưa đạt, thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm rất sớm và có thể bao hàm cả hành vi chuẩn bị phạm tội; còn nếu dựa vào thực tế người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội định thực hiện thì thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm rất muộn, không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta là “mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời” để hạn chế được những thiệt hại xảy ra cho xã hội lẽ ra không đáng có do tội phạm gây ra.

Tuy nhiên, cần phân biệt hành vi đi liền trước hành vi khách quan với các hành vi chuẩn bị phạm tội nhằm tránh nhầm lẫn khi xác định các hành vi này trong quá trình giải quyết vụ án. Cũng giống như các hành vi chuẩn bị phạm tội, hành vi đi liền trước hành vi khách quan chưa phải là hành vi khách quan mô tả trong cấu thành tội phạm nhưng nó là một bộ phận hợp thành của hành vi khách quan, về chủ quan lẫn khách quan nó là sự bắt đầu của hành vi khách quan và ngay sau nó hành

vi khách quan tất yếu sẽ xảy ra. Còn đối với hành vi chuẩn bị phạm tội chỉ mang tính chất tạo ra những thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm, hành vi khách quan mô tả trong cấu thành tội phạm không nhất thiết phải xảy ra ngay sau đó.

Thông thường, một hành vi được xem là hành vi đi liền trước hành vi khách quan của tội phạm khi trong một hoàn cảnh cụ thể, hành vi đó là điều kiện duy nhất làm phát sinh hành vi khách quan, hành vi đó nếu không bị ngăn chặn kịp thời thì lập tức hành vi khách quan sẽ xảy ra và hành vi đó phải thể hiện rõ ý định phạm tội.

Như vậy, để xác định thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm của giai đoạn phạm tội chưa đạt, cần phải dựa vào từng trường hợp phạm tội cụ thể. Theo chúng tôi, có thể xem là bắt đầu thực hiện tội phạm khi người phạm tội có các hành vi sau:

- Khi người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi đi liền trước hành vi mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Một hành vi xem là hành vi đi liền trước hành vi khách quan phải là hành vi có sự liên hệ gắn bó với hành vi khách quan, nhằm thực hiện hành vi khách quan. Mối liên hệ này cần được xác định rõ khi xem xét một hành vi đã thực hiện có phải là hành vi đi liền trước hành vi khách quan hay không và từ đó mới có thể xác định người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm hay chưa để xác định người đó có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định phạm ở giai đoạn chưa đạt hay không.

- Khi người phạm tội đã thực hiện hành vi mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể nhưng chưa thực hiện hết các hành vi đó. Đây là các trường hợp phạm tội chưa đạt trong đó dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm bao gồm nhiều thao tác cụ thể của hành vi hợp lại. Người phạm tội chỉ mới thực hiện được một hoặc một số thao tác của hành vi đó, chưa kịp thực hiện các thao tác còn lại thì tội phạm đã bị ngưng do nguyên nhân khách quan.

- Khi người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa gây hậu quả; hoặc hậu quả xảy ra nhưng mức độ thiệt hại chưa đủ theo quy định; hoặc hậu quả xảy ra không có mối quan hệ nhân quả với hành vi khách quan. Đây là những trường hợp phạm tội chưa đạt chỉ xảy ra ở những tội phạm có cấu thành vật chất và là điểm cơ bản để phân biệt phạm tội chưa đạt với tội phạm hoàn thành. Nếu có hậu quả xảy ra đủ mức độ thiệt hại theo quy định và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thì xác định là tội phạm hoàn thành; ngược lại, nếu không có hậu quả, hậu quả xảy ra nhưng mức độ thiệt hại chưa đủ theo quy định hoặc hậu quả xảy ra không phải do chính hành vi thực hiện trước đó thì xác định là phạm tội chưa đạt.

Dấu hiệu thứ hai của phạm tội chưa đạt là người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng. Ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, tuy người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan hoặc bắt đầu thực hiện hành vi khách quan nhưng đã không thực hiện cho đến khi dấu hiệu cuối cùng trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm được thỏa mãn mặc dù người phạm tội luôn mong muốn tiếp tục thực hiện hành vi của mình.

Việc mô tả dấu hiệu người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng chưa phản ánh rõ các dấu hiệu pháp lý của giai đoạn phạm tội chưa đạt, có thể gây nên nhiều cách hiểu khác nhau:

- Nghĩa thứ nhất, tội phạm không thực hiện được đến cùng là so với ý muốn chủ quan của người phạm tội- tức người phạm tội không đạt được mục đích đề ra.

- Nghĩa thứ hai, tội phạm không thực hiện đến cùng là so với thời điểm tội phạm hoàn thành về mặt pháp lý- tức hành vi của người phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.

Luật hình sự nước ta từ trước đến nay vẫn hiểu quy định này theo nghĩa thứ hai. Chúng tôi cho rằng nhận thức như vậy là hợp lý, bỡi lẽ, nếu hiểu theo nghĩa so với ý muốn chủ quan của người phạm tội thì thời điểm tội phạm hoàn thành rất muộn, tạo nguy cơ gây thiệt hại lớn cho xã hội. Mặt khác, xuất phát từ tầm quan trọng của một số quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ (như các tội phạm có mục đích lật đổ chính quyền…) nên cần thiết phải qui định thời điểm tội phạm hoàn thành sớm hơn, không thể đợi đến khi thực tế người phạm tội đạt được mục đích đề ra mới xem là tội phạm hoàn thành.

Như vậy, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng phải được hiểu là hành vi của họ đã không thỏa mãn tất cả các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm do luật hình sự quy định trong phần các tội phạm chứ không phải thỏa mãn mục đích của người phạm tội.

Dấu hiệu thứ ba: Người phạm tội chưa đạt không thực hiện tội phạm được đến cùng là do nguyên nhân ngoài ý muốn.

Cũng giống như chuẩn bị phạm tội, đây là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của giai đoạn phạm tội chưa đạt. Việc người phạm tội chưa đạt không thực hiện tội phạm được đến cùng không phải do ý muốn chủ quan của họ.

Trong ý thức của người phạm tội, họ vẫn mong muốn tiếp tục thực hiện tội phạm nhưng do hoàn cảnh khách quan (như do người bị hại chống trả, do bị người khác

ngăn cản…) nên họ không thể tiếp tục thực hiện tội phạm được. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Tóm lại, chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt là những giai đoạn phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, giữa chúng tuy có những đặc điểm pháp lý riêng thể hiện mức độ thực hiện tội phạm khác nhau nhưng đều là tội phạm không có đầy đủ các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm mà trong khoa học luật hình sự gọi là tội phạm chưa hoàn thành. Việc tội phạm không thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm là do nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn, bản thân người phạm tội luôn mong muốn thực hiện tội phạm được đến cùng.

Do chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đều là tội phạm không có đầy đủ các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể nên để có cơ sở pháp lý truy cứu trách nhiệm hình sự đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa cấu thành tội phạm của tội phạm cụ thể với quy định chung về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Tức cấu thành tội phạm của chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt là dấu hiệu tổng hợp của cấu thành tội phạm quy định ở phần các tội phạm với những dấu hiệu của chế định chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt- đây chính là cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.

* Phân biệt chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt với ý định phạm tội và một số trường hợp phạm tội khác

Việc xác định đúng giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt cũng như phân biệt với ý định phạm tội, tội phạm hoàn thành, tội phạm kết thúc và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định tội phạm và quyết định hình phạt.

Trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự và phân tích các dấu hiệu pháp lý của giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, chúng tôi cho rằng dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt các giai đoạn thực hiện tội phạm là các dấu hiệu được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể. Riêng việc phân biệt chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cần dựa vào ý thức chủ quan của người phạm tội- tức phải xác định đúng nguyên nhân làm cho tội phạm dừng lại.

- Phân biệt ý định phạm tội với chuẩn bị phạm tội

Để phân biệt ý định phạm tội với chuẩn bị phạm tội cần phải xác định được tính chất, tác dụng của hành vi đã thực hiện trong thực tế.

Cần nhấn mạnh rằng, ý định phạm tội không phải là một giai đoạn thực hiện tội phạm, người có ý định phạm tội đa phần chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì người có ý định phạm tội thể hiện ra bên ngoài bằng một hành vi cụ thể như lời nói, chữ viết… nhưng bản thân những hành vi này không phải là bắt đầu thực hiện ý định phạm tội.

Thông thường, hành vi thuộc về ý định phạm tội mang tính riêng lẻ, nó không thể là nguyên nhân làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho xã hội và ý định đó chưa hoàn toàn chắc chắn được họ thực hiện. Bởi lẽ, khi mới có ý định phạm tội thì còn rất nhiều yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến làm cho người có ý định phạm tội lựa chọn khả năng xử sự khác nhau - hoặc là sẽ phát triển lớn dần ý định với những toan tính, suy nghĩ dẫn đến quyết định hành động phạm tội; hoặc là cũng có thể sẽ loại bỏ ngay ý định phạm tội vì các nguyên nhân bất kỳ.

Như vậy, chuẩn bị phạm tội khác với ý định phạm tội ở chỗ, nếu người có ý định phạm tội quyết tâm thực hiện tội phạm bằng cách tiến hành các hành vi chuẩn bị thì mục đích phạm tội đã thể hiện khá rõ rệt, mọi hành vi của người này đều hướng đến việc thực hiện tội phạm. Những hành vi chuẩn bị đã tạo tiền đề cho việc thực hiện tội phạm, đều nhằm mục đích tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm được hoàn thành một cách nhanh chóng, dễ dàng. Có thể nói, những hành vi trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội đã đặt các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ trước một nguy cơ bị xâm hại rất lớn và nó quyết định tính khả thi của tội phạm.

- Phân biệt chuẩn bị phạm tội với phạm tội chưa đạt

Để phân biệt chuẩn bị phạm tội với phạm tội chưa đạt, trong lý luận cũng như trong thực tiễn, người ta thường dựa vào dấu hiệu “đã bắt đầu thực hiện tội phạm” thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể.

Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt tuy đều là những hành vi thực hiện tội phạm chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm nhưng giữa chúng vẫn có điểm khác biệt cơ bản. Đó là: hành vi chuẩn bị phạm tội là những hành vi không được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể, những hành vi chuẩn bị phạm tội không được coi là hành vi bắt đầu thực hiện tội phạm; đối với người phạm tội chưa đạt thì đã bắt đầu thực hiện tội phạm thể hiện qua việc thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan hoặc hành vi khách quan của tội phạm.

Để xác định một hành vi cụ thể có phải là hành vi bắt đầu thực hiện tội phạm hay không, qua đó xác định người phạm tội thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt không chỉ đơn thuần dựa vào những gì người phạm tội đã thực hiện mà phải đánh giá đúng tính chất, tác dụng của hành vi đó đối với cả quá trình phạm tội. Những hành vi chuẩn bị phạm tội đều mang tính chất chung là tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm được thuận lợi, dễ dàng hơn, nhanh chóng đạt đến mục đích đề ra. Trong khi đó, hành vi đi liền trước hành vi khách quan hoặc hành vi khách quan thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt là những hành vi mang tính tất yếu phải thực hiện của mọi tội phạm, thông qua việc thực hiện những hành vi này sẽ tác động đến đối tượng của tội phạm để người phạm tội đạt được mục đích đề ra. Ngoài ra, để xác định một hành vi thuộc về giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt còn phải căn cứ vào điều kiện không gian, thời gian cụ thể. Thông thường, một hành vi thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt thì nó có cùng hoặc rất gần về không gian và thời gian xảy ra tội phạm. Ngược lại, các hành vi chuẩn bị phạm tội có thể tiến hành bất cứ nơi đâu, trong một khoảng thời gian gần hay xa thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm.

- Phân biệt phạm tội chưa đạt với tội phạm hoàn thành

Để phân biệt phạm tội chưa đạt với tội phạm hoàn thành, có thể dựa vào dấu hiệu “người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng” của giai đoạn phạm tội chưa đạt.

Phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành đều là những tội phạm đã thực hiện hành vi mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, phạm tội chưa đạt, như đã trình bày là hành vi chưa thỏa mãn hết tất cả các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm; còn tội phạm hoàn thành thì đã thỏa mãn hết tất cả các dấu hiệu mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể.

Để xác định hành vi của người phạm tội đã thỏa mãn các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm hay chưa, qua đó xác định là phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành cần căn cứ vào đặc điểm của cấu thành tội phạm cụ thể.

Thực tiễn xét xử cũng như trong lý luận luật hình sự nước ta từ trước đến nay vẫn thừa nhận có hai loại cấu thành tội phạm là cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức.

Đối với cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà mặt khách quan của cấu thành tội phạm có dấu hiệu hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm chỉ xem là hoàn thành khi

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt theo luật hình sự việt nam (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)