Tình hình xét xử người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt theo luật hình sự việt nam (Trang 59 - 68)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI VÀ PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT

2.1. Thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt

2.1.1. Tình hình xét xử người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt

Trong những năm gần đây, với xu thế hội nhập quốc tế thì tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta đã có bước phát triển rõ rệt. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên; tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước tiếp tục được giữ vững. Tuy nhiên, mặt trái của sự hội nhập và phát triển là làm phát sinh nhiều tội phạm mới, tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều hình thái mới, thủ đoạn tàn bạo, phương thức thực hiện tội phạm tinh vi đã gây ra hậu quả xấu cho sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, đe dọa cuộc sống yên lành của người dân.

Để đấu tranh đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích chung, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tác động vào tình hình tội phạm và đã đạt được những kết quả đáng kể.

Hoạt động xét xử của Tòa án nói chung và hoạt động xét xử tội phạm thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt nói riêng cũng đã đóng góp một phần nhỏ vào kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm đó, đã kịp thời hạn chế được những thiệt hại xấu cho xã hội mà tội phạm có thể gây ra.

Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Tòa án nhân dân các cấp đã kịp thời đưa ra xét xử nhiều vụ án hình sự được dư luận quan tâm, phục vụ tình hình chính trị tại địa phương và cả nước; chất lượng xét xử của Tòa án được nâng lên rõ rệt, đảm bảo công bằng, dân chủ và đúng pháp luật; hình phạt áp dụng đối với người phạm tội tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội nên đạt được sự đồng tình của dư luận xã hội.

Về số liệu xét xử, theo kết quả thống kê tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, trong năm 2011 ngành Tòa án nhân dân cả nước đã đưa ra xét xử sơ thẩm 59.197 vụ án hình sự các loại với 102.744 bị cáo, tăng 12,12% số vụ và tăng 14,85% số bị cáo so với cùng kỳ năm 2010 (năm 2010 đưa ra xét xử là 52.797 vụ án với 89.457 bị cáo). Riêng đối với 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2011 Tòa án nhân dân các cấp đã đưa ra xét xử sơ thẩm 8.193 vụ án hình sự các loại với 13.509 bị cáo, tăng 14,57% số vụ án và tăng 17,56% số bị cáo so với cùng kỳ năm 2010 (năm 2010 đưa ra xét xử 7.151 vụ với 11.491 bị cáo).

Đối với việc xét xử người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, do đặc điểm thống kê hình sự của các cơ quan tư pháp ở nước ta hiện nay không có chỉ tiêu thống kê những tội phạm thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt nên chúng tôi không có được số liệu chính thức về tội phạm thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Hàng năm có bao nhiêu vụ án với bao nhiêu người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt được đưa ra xét xử ? Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt thường xảy ra ở những tội phạm nào ? Loại hình phạt thường áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt ? Thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt có bao nhiêu đúng, bao nhiêu sai ? Tất cả những vấn đề trên đều không có số liệu thống kê hình sự. Đây là một trở ngại lớn và cũng là một hạn chế của đề tài khi đề cập đến khía cạnh thực tiễn- không thể đưa ra một số liệu thống kê hình sự có giá trị chứng minh đối với các trường hợp đã nêu.

Để có số liệu tham khảo, chúng tôi chọn tiến hành khảo sát thực tiễn xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010 và năm 2011, với tiêu chí dựa vào nhận định và điều luật mà Hội đồng xét xử vụ án đó áp dụng để ra quyết định trong bản án.

Qua khảo sát 5.851 bản án hình sự sơ thẩm do Tòa án nhân cấp huyện và cấp tỉnh ban hành trong năm 2010 và năm 2011, chúng tôi đã thống kê được có 220 bản án hình sự sơ thẩm với 294 người bị kết án Hội đồng xét xử vụ án đó xác định tội phạm thuộc trường hợp chưa đạt, không có trường hợp nào là chuẩn bị phạm tội (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: Tỷ lệ tội phạm thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt thống kê được qua khảo sát thực tế so với số vụ án, bị cáo được khảo sát.

Cấp Tòa án

ban hành Bản án

Tổng số bản án hình sự sơ thẩm được khảo sát

Trong đó:

Thuộc trường hợp chuẩn bị

phạm tội

Thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt

Số vụ Số bị cáo

Số vụ/bị

cáo

Tỷ lệ

%

Số vụ/bị cáo

Tỷ lệ % so với số khảo sát Vụ Bị cáo Tỉnh 734 1.150 0 0% 143/205 19,48% 17,83%

Huyện 5.117 7.165 0 0% 77/89 1,50% 1,24%

Cộng: 5.851 8.315 0 0% 220/294 3,76% 3,54%

(số liệu khảo sát được thực hiện tại Viện kiểm sát nhân dân 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long)

Qua số liệu khảo sát được tổng hợp nêu trên, chúng tôi thấy rằng thực tiễn xét xử các tội phạm thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt hầu như không đáng kể, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các tội phạm mà Tòa án đã xét xử được khảo sát- chiếm tỷ lệ thấp ở cả số vụ và số bị cáo. Và chủ yếu là phạm tội chưa đạt, không có trường hợp nào là chuẩn bị phạm tội.

Thực tiễn ít đưa ra xét xử các tội phạm thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt một phần có thể do trường hợp này ít xảy ra nhưng không loại trừ khả năng do vướng mắc từ quy định của pháp luật và sự yếu kém năng lực từ những người làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật. Trong thực tế, người phạm tội thường chỉ bị phát hiện khi đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. Trong khi đó, đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội thì người phạm tội mới có hành vi tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa trực tiếp thực hiện hành vi khách quan mô tả trong cấu thành tội phạm, người thực hiện tội phạm do lỗi cố ý trực tiếp ít khi có hành vi chuẩn bị mà thường bắt tay ngay vào việc thực hiện tội phạm, nếu có việc chuẩn bị phạm tội thì chủ yếu là đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia nhưng việc chuẩn bị đó thường rất bí mật, tinh vi nên việc phát hiện tội phạm và chứng minh hành vi chuẩn bị phạm tội là rất khó khăn trong thực tiễn.

Tìm hiểu 220 bản án hình sự sơ thẩm mà Hội đồng xét xử vụ án đó xác định tội phạm thuộc trường hợp chưa đạt, chúng tôi thấy phạm tội chưa đạt có xảy ra ở những tội Giết người, Hiếp dâm, Hiếp dâm trẻ em, Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Trộm cắp tài sản nhưng chủ yếu là tội Giết người, chiếm tỷ lệ đến 57,27% so với

tổng số vụ án có tội phạm thuộc trường hợp chưa đạt được thống kê, những tội phạm khác cũng có nhưng rất ít (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Phân tích các trường hợp phạm tội chưa đạt theo tội danh (trên cơ sở nhận định và quyết định của các bản án hình sự sơ thẩm được khảo sát)

Tội danh (điều luật)

Tội phạm thuộc trường hợp chưa đạt Số vụ/

bị cáo

Tỷ lệ %

So với số vụ So với số bị cáo

Giết người (Điều 93) 126/188 57,27% 63,95%

Hiếp dâm (Điều 111) 26/28 11,82% 9,52%

Hiếp dâm trẻ em (Điều 112) 27/27 12,27% 9,18%

Cướp tài sản (Điều 133) 8/9 3,64% 3,06%

Cướp giật tài sản (Điều 136) 6/9 2,73% 3,06%

Trộm cắp tài sản (Điều 138) 27/33 12,27% 11,23%

Tổng cộng: 220/294 100% 100%

Về khung chế tài áp dụng để quyết định hình phạt, trong số 294 người bị kết án về tội phạm thuộc trường hợp chưa đạt, có 202 người phạm tội bị áp dụng khung chế tài tăng nặng, chiếm tỷ lệ 68,71% và có 92 người phạm tội bị áp dụng khung chế tài cơ bản, chiếm tỷ lệ 31,29% so với tổng số người bị kết án về tội phạm thuộc trường hợp chưa đạt (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: Phân tích khung chế tài áp dụng để quyết định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt (trên cơ sở các bản án được khảo sát)

Tội danh (điều luật) Số người bị kết án

Khung chế tài Cơ bản Tăng nặng

Giết người (Điều 93) 188 27 161

Hiếp dâm (Điều 111) 28 18 10

Hiếp dâm trẻ em (Điều 112) 27 10 17

Cướp tài sản (Điều 133) 9 3 6

Cướp giật tài sản (Điều 136) 9 2 7

Trộm cắp tài sản (Điều 138) 33 32 1

Tổng cộng 294 92 202

Việc vận dụng khung chế tài để quyết định hình phạt như trên cho thấy thực tiễn xét xử thừa nhận phạm tội chưa đạt có tồn tại trong cấu thành tội phạm tăng

nặng và việc định khung hình phạt căn cứ vào các dấu hiệu tổng hợp của cấu thành tội phạm cụ thể mà thực tế hành vi của người phạm tội hướng đến (ý thức chủ quan) chứ không phải căn cứ vào cấu thành tội phạm tương ứng với thực tế hành vi phạm tội diễn ra. Điều này hoàn toàn đúng với quy định của Bộ luật hình sự và hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP là khi có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ thuộc khoản nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì áp dụng khoản, điều luật tương ứng đó để quyết định hình phạt.

Về loại hình phạt áp dụng đối với người phạm tội, chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn, có 294/294 người bị kết án về tội phạm thuộc trường hợp chưa đạt bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, chiếm tỷ lệ 100% so với tổng số người bị kết án về tội phạm thuộc trường hợp chưa đạt được khảo sát, không có trường hợp nào áp dụng hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù chung thân hoặc tử hình và không có trường hợp nào áp dụng hình phạt bổ sung.

Nguyên nhân của việc người bị kết án về tội phạm thuộc trường hợp chưa đạt chỉ bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo chúng tôi là do các tội phạm được khảo sát thuộc trường hợp chưa đạt có khung chế tài nghiêm khắc, luật quy định hình phạt chủ yếu là hình phạt tù (trừ tội Trộm cắp tài sản ở khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự có quy định hình phạt cải tạo không giam giữ). Trong tất cả các tội phạm thuộc trường hợp chưa đạt được khảo sát, không có trường hợp nào người phạm tội lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp để phạm tội và số tiền thu lợi từ việc phạm tội không lớn nên không có trường hợp nào Tòa án áp dụng hình phạt bổ sung.

Về mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt, trong số 294 người bị kết án về tội phạm thuộc trường hợp chưa đạt được khảo sát thì có 282 người phạm tội được quyết định mức hình phạt nằm trong phạm vi giới hạn của khung hình phạt giảm nhẹ áp dụng cho người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt, chiếm tỷ lệ 95,92% (trong mức giới hạn thấp nhất và cao nhất); có 08 người phạm tội bị quyết định mức hình phạt cao hơn mức giới hạn cao nhất của khung hình phạt áp dụng cho người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt, chiếm tỷ lệ 2,72% và có 04 người phạm tội được quyết định hình phạt thấp hơn mức giới hạn thấp nhất của khung hình phạt áp dụng cho người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt nhưng Tòa án không viện dẫn Điều 47 Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật, chiếm tỷ lệ 1,36% (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4: Phân tích mức hình phạt tù áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt (trên cơ sở các bản án hình sự sơ thẩm được khảo sát)

Tội danh (điều luật) Số người bị kết án

Mức hình phạt tù Thấp hơn

mức giới hạn thấp

nhất

Trong phạm vi khung hình phạt giảm nhẹ

Cao hơn mức giới hạn cao

nhất

Giết người (Điều 93) 188 4 177 7

Hiếp dâm (Điều 111) 28 28

Hiếp dâm trẻ em (Điều 112) 27 27

Cướp tài sản (Điều 133) 9 9

Cướp giật tài sản (Điều 136) 9 9

Trộm cắp tài sản (Điều 138) 33 32 1

Tổng cộng 294 4 282 8

Qua số liệu khảo sát trên cho thấy, về cơ bản Tòa án nhân dân các cấp đã vận dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự về giới hạn mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội cơ bản nằm trong phạm vi giới hạn giảm nhẹ theo quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, trong số 282 người bị kết án được quyết định mức hình phạt trong phạm vi khung hình phạt giảm nhẹ áp dụng cho người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt thì có 239 người bị kết án được quyết định mức hình phạt từ bằng mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định trở lên; chỉ có 43 người bị kết án được quyết định mức hình phạt thấp hơn mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định (trong đó có 18 người bị kết án Tòa án viện dẫn Điều 47 Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật).

Thực tiễn áp dụng pháp luật như trên cho thấy Tòa án nhân dân một số nơi vẫn còn nhận thức khác nhau về mức giới hạn giảm nhẹ của khung hình phạt áp dụng cho người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt. Chính vì hiểu mức giới hạn thấp nhất của khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt là mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định nên mới có trường hợp người bị kết án trong phạm vi giới hạn khung hình phạt giảm nhẹ nhưng Tòa án lại viện dẫn Điều 47 Bộ luật hình sự. Theo chúng tôi, việc viện dẫn Điều 47

Bộ luật hình sự trong trường hợp này là không cần thiết. Thậm chí, có nơi còn hiểu luật không giới hạn mức thấp nhất của khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt nên mới có trường hợp người bị kết được quyết định mức hình phạt thấp hơn mức thấp nhất của khung hình phạt giảm nhẹ áp dụng cho người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt nhưng Tòa án không viện dẫn Điều 47 Bộ luật hình sự.

Ví dụ:

1/- Tại bản án hình sự sơ thẩm số 56/2011/HSST, ngày 02/11/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh D, tuyên bố bị cáo T.V.T.E phạm tội “Giết người” (chưa đạt). Áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; Điều 18; Điều 52; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo T.V.T.E 09 (chín) năm tù.

2/- Tại bản án hình sự sơ thẩm số 17/2011/HSST, ngày 22/8/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh T, tuyên bố bị cáo T.T.S.M phạm tội “Giết người” (chưa đạt). Áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 93; Điều 18, điểm g, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 52 và Điều 33 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo T.T.S.M 09 (chín) năm tù.

3/- Tại bản án hình sự sơ thẩm số 29/2011/HSST, ngày 31/5/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh D, tuyên bố bị cáo D.V.M phạm tội “Giết người” (chưa đạt). Áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; Điều 18; Điều 52; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo D.V.M 08 (tám) năm tù.

Theo ba bản án hình sự sơ thẩm nêu trên, các bị cáo đều phạm tội giết người (thuộc trường hợp chưa đạt) quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự có mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Trong trường hợp cụ thể, các bị cáo đều bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn nên giới hạn khung hình phạt tù giảm nhẹ trong trường hợp phạm tội chưa đạt theo khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự là từ 09 năm đến 15 năm. Tuy nhiên, việc viện dẫn điều luật để quyết định hình phạt ở ba bản án nêu trên là hoàn toàn khác nhau. Ở bản án thứ nhất và bản án thứ hai mức hình phạt tù đều là 09 năm (mặc dù dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định nhưng bằng mức giới hạn thấp nhất của khung hình phạt giảm nhẹ áp dụng cho người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt) nhưng có một bản án viện dẫn Điều 47 Bộ luật hình sự và một bản án không viện dẫn Điều 47 Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật.

Đối với bản án thứ ba, Tòa án không áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật (và Tòa án cũng không thể áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự do bị cáo chỉ có một tình tiết giảm nhẹ quy định ở khoản 1 Điều 46

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt theo luật hình sự việt nam (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)