CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI VÀ PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt
2.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt
Trên cơ sở xác định những hạn chế, thiếu sót cũng như nguyên nhân hạn chế, thiếu sót của quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt trong thực tiễn, việc tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt của Tòa án là một yêu cầu cấp thiết. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn quyết định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, việc tìm ra những giải pháp cơ bản nhất, hiệu quả nhất để nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong trường hợp
chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt là một việc rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thời gian với sự đầu tư nghiên cứu một cách toàn diện hơn, chuyên sâu hơn những vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật. Các giải pháp đưa ra phải đảm bảo sự đồng bộ từ việc hoàn thiện pháp luật, giải thích luật cho đến những giải pháp mang tính đặc thù trong việc thực nhiệm vụ của chủ thể quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.
Bằng sự hiểu biết những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hình sự nói chung và pháp luật hình sự về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt nói riêng, thông qua việc nghiên cứu thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt tại một số Tòa án nhân dân, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt sau:
* Nhóm các giải pháp về hoàn thiện và hướng dẫn thi hành luật:
- Một là, sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt theo hướng quy định mức giới hạn giảm nhẹ đối với tất cả các loại hình phạt có mức giới hạn.
Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt được quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, khi nghiên cứu quy định này thì có điều bất hợp lý là quy định của điều luật thiếu sự đồng bộ trong việc xác định mức giới hạn hình phạt giảm nhẹ đối với các loại hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Điều 52 Bộ luật hình sự chỉ quy định mức giới hạn hình phạt giảm nhẹ đối với loại hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình. Đối với các loại hình phạt khác được quy định trong Bộ luật hình sự như:
hình phạt phạt tiền (với tư cách là hình phạt chính và hình phạt bổ sung); cải tạo không giam giữ; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân mặc dù có mức giới hạn nhưng Bộ luật hình sự không quy định mức giới hạn giảm nhẹ khi áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
Như chúng tôi đã trình bày ở Chương 1, hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án bao gồm quyết định hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Từng loại hình phạt dù có mức độ nghiêm khắc khác nhau và giữ vai trò khác nhau nhưng với tư cách là một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nên khi bị áp dụng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến người bị kết án. Dù là hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, quản chế hay tù chung thân, tử hình nhưng khi áp dụng đối với
người bị kết án thì chắc chắn rằng họ sẽ bị tước bỏ hoặc hạn chế một hoặc một số quyền tự do nhất định theo quy định của Bộ luật hình sự.
Vì vậy, để đảm bảo sự công bằng giữa những người thực hiện tội phạm ở các giai đoạn phạm tội khác nhau (trong điều kiện có các tình tiết khác tương đương) thì đòi hỏi pháp luật phải quy định mức giới hạn giảm nhẹ khung hình phạt đối với tất cả các loại hình phạt có mức giới hạn được quy định trong điều luật về tội phạm cụ thể để hình thành khung hình phạt giảm nhẹ áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Tất nhiên, mức giới hạn thấp nhất của khung hình phạt giảm nhẹ không thể thấp hơn mức thấp nhất mà Bộ luật hình sự quy định cho loại hình phạt đó.
- Hai là, sửa đổi câu từ quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự nhằm tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật về khung hình phạt và giới hạn mức hình phạt áp dụng trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
+ Về khung hình phạt áp dụng để quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
Theo Điều 52 Bộ luật hình sự, điều luật sử dụng các cụm từ “hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật” (khoản 1), “điều luật được áp dụng”,
“điều luật quy định” (khoản 2 và 3), theo chúng tôi, nếu xét về kỹ thuật lập pháp thì không phù hợp, không chặt chẽ, sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong nhận thức và thực tiễn áp dụng pháp luật. Bởi lẽ, đa số các tội phạm cụ thể mà Bộ luật hình sự quy định có nhiều khung hình phạt khác nhau, cụm từ “các điều”, “điều luật” về mặt lý luận và theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật được hiểu là điều khoản của tội phạm cụ thể mà Tòa án áp dụng để xét xử người phạm tội. Do đó, theo chúng tôi, để thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật thì nội dung này cần thiết phải được diễn đạt lại cho phù hợp.
+ Về giới hạn mức hình phạt áp dụng trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.
Theo tinh thần quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự thì mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội chưa đạt phải thấp hơn tội phạm hoàn thành và cao hơn chuẩn bị phạm tội (trong điều kiện các tình tiết khác tương đương). Để đảm bảo yêu cầu này, điều luật đã quy định cụ thể giới hạn khung hình phạt giảm nhẹ áp dụng riêng cho trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu Điều 52 Bộ luật hình sự, chúng tôi nhận thấy quy định của điều luật còn có vấn đề cần phải làm rõ là giới hạn khung hình phạt giảm nhẹ áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt có bao gồm mức giới hạn cao nhất và mức giới hạn thấp nhất. Để lý giải vấn đề này, chúng tôi phân tích điều luật theo hai trường hợp là mức giới hạn giảm nhẹ hình phạt tù có thời hạn và giới hạn hình phạt tù chung thân và tử hình.
+(1) Giới hạn hình phạt tù có thời hạn áp dụng trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
Theo quan điểm của đa số các nhà nghiên cứu hiện nay cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật đều cho thấy, quy định của Bộ luật hình sự về giới hạn hình phạt tù có thời hạn dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau: (1) điều luật chỉ giới hạn mức hình phạt cao nhất, mức hình phạt thấp nhất bằng với mức thấp nhất quy định trong điều khoản; (2) điều luật giới hạn cả mức hình phạt cao nhất và mức hình phạt thấp nhất; (3) điều luật chỉ giới hạn mức hình phạt cao nhất, không giới hạn mức hình phạt thấp nhất.
Dựa vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự, chúng tôi thấy điều luật không quy định cụ thể mức giới hạn thấp nhất và mức giới hạn cao nhất của khung hình phạt giảm nhẹ áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, nếu dựa vào câu từ quy định ở khoản 2 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự với cụm từ “…mức hình phạt cao nhất được áp dụng…”; hoặc “… không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”; hoặc “… không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định” thì chúng tôi hiểu, điều luật chỉ giới hạn mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, còn mức hình phạt thấp nhất bằng với mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định (giống cách thứ nhất).
Không thể có việc điều luật chỉ giới hạn mức hình phạt cao nhất mà không giới hạn mức hình phạt thấp nhất áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt như cách hiểu thứ ba bởi nếu như vậy sẽ dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật và phá vỡ tính cân đối cần thiết của khung chế tài được luật quy định đối với tội phạm cụ thể (khoảng cách chênh lệch giữa mức thấp nhất và mức cao nhất của khung hình phạt quá lớn).
Mặc khác, theo quy định của điều luật thì việc giảm nhẹ hình phạt là so với quy định của điều luật chứ không phải là so với người thực hiện tội phạm hoàn
thành, nên theo chúng tôi, việc giảm nhẹ hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt phải được áp dụng đối với toàn bộ khung hình phạt. Vì vậy, quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự cần được hiểu là điều luật giới hạn hình phạt áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt bao gồm mức giới hạn thấp nhất và mức giới hạn cao nhất của khung hình phạt như cách hiểu thứ hai.
+(2) Giới hạn hình phạt tù chung thân và tử hình áp dụng trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
Theo khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự, người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội nếu khung hình phạt mà điều luật có quy định hình phạt tù chung thân, tử hình thì mức hình phạt được giới hạn là “không quá hai mươi năm tù”.
Nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự phần các tội phạm thì không có khung hình phạt nào chỉ có hình phạt tù chung thân, tử hình mà không có hình phạt tù có thời hạn. Như vậy, nếu người chuẩn bị phạm tội mà khung hình phạt có quy định hình phạt tù chung thân, tử hình thì theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự sẽ hỡnh thành khung hỡnh phạt giảm nhẹ là từ ẵ mức thấp nhất đến ẵ mức cao nhất của khung hình phạt tù mà điều luật quy định và không quá 20 năm tù. Như vậy, trong trường hợp trờn thỡ khung hỡnh phạt tự giảm nhẹ thực tế là từ ẵ mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định đến 20 năm tù. Theo chúng tôi, đây là điều không hợp lý vì khoảng cách chênh lệch của khung hình phạt quá lớn sẽ dẫn đến sự tùy tiện trong thực tiễn áp dụng pháp luật, phá vỡ tính cân đối cần thiết của khung chế tài.
Khi so sánh với mức giới hạn hình phạt tù chung thân, tử hình áp dụng trong trường hợp phạm tội chưa đạt, chúng tôi cho rằng quy định của điều luật cần được hiểu “là hai mươi năm tù”. Khi đó khung hình phạt được hình thành trong trường hợp này là từ ẵ mức thấp nhất đến ẵ mức cao nhất của khung hỡnh phạt tự mà điều luật quy định và 20 năm tù.
Ví dụ: A (đã thành niên) có hành vi chuẩn bị phạm tội “Giết người” thuộc khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự có khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Vì vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự thì hình phạt được giảm nhẹ như sau:
Nếu hiểu theo hướng “không quá hai mươi năm tù” thì giới hạn hình phạt tù từ 06 năm đến 10 năm tù và không quá 20 năm tù. Như vậy, thực tế khung hình phạt giảm nhẹ là từ 06 năm đến 20 năm tù. Rõ ràng đây là điều không hợp lý vì
khoảng cách chênh lệch giữa mức thấp nhất và cao nhất quá lớn, không thể xem là khung hình phạt. Nếu hiểu theo hướng “là hai mươi năm tù” thì hình thành khung hình phạt giảm nhẹ từ 06 năm đến 10 năm tù và 20 năm tù. Điều này theo chúng tôi là hợp lý hơn.
Do vậy, quy định của Bộ luật hình sự về giới hạn hình phạt tù chung thân, tử hình áp dụng trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cần diễn đạt lại theo hướng khẳng định hình phạt được áp dụng là hai mươi năm tù. Việc người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội có bị áp dụng mức hình phạt 20 năm tù hay không là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể nếu người thực hiện tội phạm hoàn thành bị áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình thì người chuẩn bị phạm tội bị áp dụng mức hình phạt 20 năm tù.
Đối với hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ không cần thiết bổ sung vào khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự vì đây là hình phạt áp dụng cho tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng, trong khi người chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối trường hợp phạm tội chưa đạt, khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự quy định có thể áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Đây là quy định mới của Bộ luật hình sự nhằm đảm bảo sự phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, việc Bộ luật hình sự quy định hình phạt tử hình có thể áp dụng cho người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt là quá nghiêm khắc và không thật sự cần thiết. Bởi lẽ:
Về mặt lý luận, xu hướng chung của thế giới hiện nay là hạn chế và tiến tới xóa bỏ quy định hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự. Đây là một quan điểm nhân đạo, tiến bộ mà Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm thực hiện. Chúng tôi thống nhất rằng, trong điều kiện đất nước ta hiện nay thì không thể xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình khỏi Bộ luật hình sự nhưng việc quy định hạn chế áp dụng hình phạt tử hình là cần thiết, phù hợp với xu thế chung của thế giới và bản chất nhân đạo của Nhà nước ta. Mặc khác, phạm tội chưa đạt là một giai đoạn thực hiện tội phạm chưa hoàn thành- tức người phạm tội chưa thực hiện hết hành vi khách quan hoặc tuy thực hiện hết các hành vi khách quan nhưng hậu quả pháp lý chưa xảy ra nên đã làm giảm đi đáng kể tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Về mặt thực tiễn, qua khảo sát thực tế thì không có trường hợp nào người bị kết án về tội phạm thuộc trường hợp chưa đạt bị áp dụng hình phạt tử hình; thực tiễn áp
dụng pháp luật thường chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phạm hoàn thành và thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Do đó, theo chúng tôi cần bãi bỏ quy định áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt. Bởi ngoài hình phạt tử hình còn có hình phạt tù chung thân- là hình phạt cách ly hẳn người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội không thời hạn. Với những người phạm tội chưa đạt thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể áp dụng hình phạt tù chung thân mà không cần áp dụng hình phạt tử hình vẫn đảm bảo được yêu cầu người phạm tội không thể quay trở lại đời sống xã hội của cộng đồng để có thể tiếp tục phạm tội. Như vậy, không nhất thiết phải áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt mà vẫn đáp ứng được mục đích của hình phạt.
Với những phân tích trên, để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng quy định của pháp luật cũng như đảm bảo sự đồng bộ của quy tắc giảm nhẹ đối với tất cả các loại hình phạt áp dụng trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, chúng tôi đề xuất Điều 52 Bộ luật hình sự cần bổ sung quy định mức giới hạn giảm nhẹ đối với tất cả các loại hình phạt có mức giới hạn và lời văn của điều luật cần được diễn đạt lại theo hướng quy định rõ điều, khoản, mức giới hạn thấp nhất và mức giới hạn cao nhất của khung hình phạt áp dụng khi quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.
Trên cơ sở xác định khung hình phạt được quy định đối với các tội phạm cụ thể là mức chuẩn được sử dụng để xác định mức giảm nhẹ của khung hình phạt áp dụng cho người phạm tội thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
Chúng tôi đề xuất Điều 52 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 52. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều, khoản của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu khung hình phạt của điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt được áp dụng là hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt được quyết định trong giới hạn một phần hai mức thấp nhất và mức cao nhất