Đặc điểm kinh tế của thành phố

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về người lao động nữ và thực trạng áp dụng tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh hiện nay hcm hien nay (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở CÁC

2.1.1.1. Đặc điểm kinh tế của thành phố

Tp.HCM là nơi giao lưu kinh tế của nhiều vùng miền trong cả nước. Thành phố nằm giữa vùng tài nguyên phong phú về nông sản và cây công nghiệp, rừng, khoáng sản, hải sản và dầu khí, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển khá toàn diện, bên cạnh đó là những con người năng động, giàu kinh nghiệm, có vốn tri thức. Trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam - một mạng kinh tế năng động - thì Tp.HCM là trung tâm của vùng với các đầu mối giao thông quốc tế quan trọng: sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, ga Sài Gòn, nút giao thông đường bộ, đường thủy, đường không, tỏa đi khắp nơi. Ngoài ra, thành phố còn nằm ở vị trí địa lý là cửa ngõ quốc tế của khu vực Đông Nam Á, cùng với hệ thống bến cảng dày đặc, nhà ga, sân bay quốc tế hiện đại…đã giúp thành phố thực sự trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính, dịch vụ, du lịch, khoa học kỹ thuật và là đầu mối giao thông với các địa phương trong nước cũng như ngoài nước. Đây là một trong những yếu tố cơ bản nhất để đƣa thành phố trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước, dẫn dắt sự phát triển của cả vùng kinh tế phía Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố có ý nghĩa rất quan trọng đối với kinh tế của cả nước. Tính riêng lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thành phố có mạng lưới thương mại cổ phần năng động hoạt động khắp nước, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất

29

thấp. Đầu năm 2013 tính riêng trong lĩnh vực đầu tƣ, mặc dù số doanh nghiệp và dự án được cấp phép mới đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài không tăng so với cùng kỳ, thế nhƣng tổng vốn đầu tƣ tăng và vốn điều chỉnh lại tăng cao hơn nhiều so cùng kỳ, cho thấy sự tăng trưởng trở lại của dòng vốn FDI, đồng thời thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của thành phố. Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ. Tính chung, tổng vốn đầu tƣ cấp mới và tăng vốn trong quý 1-2013 đạt gần 500 triệu USD, trong đó thành phố đã cấp phép mới 65 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 234,5 triệu USD, đồng thời có 4.823 doanh nghiệp trong nước được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký hơn 17.000 tỷ đồng. Chính những yếu tố thuận lợi này cùng với những chính sách ƣu đãi của thành phố đã góp phần thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tƣ tại thành phố.

Tp.HCM vừa là trung tâm sản xuất, phân phối, vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong vùng và cả nước. Với vai trò đầu tàu, thành phố luôn có những biện pháp, những chiến lƣợc nhằm phát huy những tiềm năng, thế mạnh của thành phố, để có những tác động tích cực đến những vùng kinh tế lân cận và của cả nước. Theo Ủy ban nhân dân thành phố, thì mức tăng trưởng kinh tế bình quân trong 2 năm 2011-2012 của thành phố đạt 9,7%, kế hoạch năm 2013 thành phố đặt mục tiêu đạt 9,5% trở lên6. Đây là những kết quả mà thành phố phải nỗ lực rất lớn để đạt đƣợc, nhằm thu hút hơn nữa đầu tƣ để phát triển kinh tế xã hội, cùng với sự tăng trưởng này thì chuyển dịch cơ cấu của thành phố đang theo đúng hướng. Quan trọng hơn nữa, mặc dù kinh tế tăng trưởng nhưng chỉ số CPI vẫn thực hiện đƣợc, kiềm chế đƣợc tỷ lệ làm phát. Đây là những nỗ lực rất lớn từ Ủy ban nhân dân thành phố, nhằm duy trì ổn định tình hình phát triển kinh tế ngay cả khi có biến động xảy ra, đặc điểm nổi bật này của thành phố giúp các nhà đầu tƣ yên tâm hơn khi thực hiện các dự án đầu tƣ tại đây. Với những kế hoạch đầu tƣ phát triển trong thời gian tới, hứa hẹn sẽ mang đến rất nhiều khởi sắc cho bức tranh kinh tế xã hội thành phố.

Tình hình sản xuất ở một số ngành có tỷ trọng cao nhƣ sau:

o Bảng 1: Chỉ số phát triển công nghiệp trên địa bàn Tp.HCM tháng 5/20137

6 Báo cáo tại cuộc họp ngày 28 tháng 03 năm 2013 về tình hình kinh tế - xã hội quý 1-2013 của Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM

7 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2013 của Cục Thống kê Tp.HCM

30 o (Đơn vị tính:%)

Có 22/26 ngành (cấp 2) tăng, các ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, da giày, hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản phẩm plastic có mức tăng cao hơn mức tăng chung toàn ngành.

Tất cả những số liệu và thông tin trên đã phản ánh quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa của thành phố, đây là cơ hội rất lớn để lao động nữ tìm đƣợc công việc

Tháng 5 so với tháng 4 5 tháng so với cùng kỳ

Tổng số 105,5 104,6

ia theo ngành cấp 1

Công nghiệp khai thác mỏ 56,9 70,8

Công nghiệp chế biến 105,5 104,5

Sản xuất và phân phối điện 100,6 107,5

Cung cấp nước và xử lý rác thải 107,0 110,7 Một số ngành chủ yếu

Sản xuất chế biến thực phẩm 116,3 110,1

Sản xuất đồ uống 105,0 111,9

Sản xuất quần áo 111,5 102,3

Sản xuất da và sản phẩm liên quan 112,1 107,5 Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa

chất

113,5 106,5

Sản phẩm từ plastic 105,8 107,1

Sản xuất vật liệu xây dựng 102,0 106,4

Sản xuất sản phẩm điện tử 101,8 102,3

Sản xuất thiết bị điện 100,8 100,8

Sản xuất ô tô 98,5 56,5

31

phù hợp cho mình. Kinh tế phát triển năng động làm tiền đề vững chắc để kéo hoạt động của các lĩnh vực khác đi lên. Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, các hoạt động chăm lo cho đời sống tinh thần từng bước được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người của thành phố đạt khoảng 3.600 đô la Mỹ. Tuy vậy, vấn đề về chênh lệch khoảng cách giàu nghèo lại rất lớn, nên đời sống của đại bộ phận người dân lao động cũng còn đó những khó khăn. Để xứng đáng là vai trò đầu tàu của nền kinh tế đất nước, thành phố luôn có những chính sách và biện pháp để nâng cao hơn nữa vị thế và phát huy tối đa tiềm lực của mình. Đặc biệt, năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2011- 2015, đòi hỏi thành phố phải có những nỗ lực đặc biệt, phát huy cao nhất truyền thống năng động sáng tạo của người dân thành phố. Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị đã xác định thành phố là đầu tàu phát triển của cả nước, nơi tập trung thu hút các nguồn lực và có sức lan tỏa mạnh mẽ, điều này chứng tỏ niềm tin và sự kỳ vọng của Bộ Chính trị vào thành phố. Để thực hiện trọng trách này, thành phố xác định xây dựng kinh tế vẫn là nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về người lao động nữ và thực trạng áp dụng tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh hiện nay hcm hien nay (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)