Nguyên nhân của những tồn tại trong vấn đề thực hiện pháp luật về lao động nữ

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về người lao động nữ và thực trạng áp dụng tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh hiện nay hcm hien nay (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở CÁC

2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong vấn đề thực hiện pháp luật về lao động nữ

Nhà nước ta nhận thức rất rõ vai trò của người lao động nữ trong nền kinh tế thị trường ngày nay nên ban hành rất nhiều ưu đãi dành cho đối tượng này, nhưng qua phân tích thực trạng nhƣ trên thì rõ ràng những quyền lợi ấy vẫn còn bị xâm phạm rất nhiều.

BLLĐ 1994 qua nhiều năm thực hiện thì bộc lộ nhiều bất cập, những kiến nghị đã đƣợc đƣa ra và kết quả là BLLĐ 2012 vừa đƣợc ban hành đã tiến bộ hơn rất nhiều, khắc phục đƣợc những sai sót, nhƣng vẫn còn một số quy định chƣa thể phát huy hiệu quả trong bảo vệ lao động nữ làm cho thực trạng trên vẫn sẽ tiếp tục tồn tại trong thời gian tới. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng quyền lợi người lao động bị xâm phạm còn xuất phát từ nhận thức của người lao động và của người sử dụng lao động, cùng một số cơ quan tổ chức khác.

52

2.2.1. Những nguyên nhân từ các quy định của pháp luật về lao động nữ

Nhƣ đã đề cập, dù BLLĐ mới đã ra đời nhƣng vẫn còn chứa những quy định chƣa thật sự phù hợp với tình hình lao động hiện nay, dù đã có nhiều ƣu đãi dành cho lao động nữ nhƣng thật sự nó chƣa phát huy đƣợc hiệu quả khi tính khả thi chƣa đảm bảo. Từ những thực trạng trên, chúng ta sẽ khái quát lại các nguyên nhân của những tồn tại, để có những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động về lao động nữ và có cơ chế thích hợp để thực hiện.

Các quy định của pháp luật về lao động nữ là để bảo vệ nhóm lao động này, tuy nhiên một số quy định trong Chương X lại chưa tính đến tính khả thi cho nên đã không thực hiện được, mà trong một số trường hợp lại phản tác dụng, làm cho doanh nghiệp không có mấy thiện cảm đối với nhóm lao động này. Nhƣ quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, đƣợc nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn đƣợc hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Rõ ràng rất nhiều doanh nghiệp cùng một số chuyên gia đã lên tiếng về tính không khả thi của quy định này trước khi BLLĐ 2012 ra đời, nhưng đến thời điểm này nó vẫn tồn tại. Khi ban hành, Nhà nước muốn bảo vệ sức khỏe lao động nữ, tuy nhiên việc cho lao động nghỉ thế này sẽ ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp, đặc biệt là nơi có nhiều lao động nữ và thực tế có rất ít doanh nghiệp thực hiện.

Các quy định tại Điều 153 BLLĐ 2012 dành cho lao động nữ rất nhiều cơ hội để rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng đối với nam giới, tuy nhiên tất cả những quy định đó đều là những chính sách, mà chính sách thì rất khó thực hiện vì thường mang tính hình thức.

2.2.2. Những nguyên nhân xuất phát từ hai bên tham gia quan hệ lao động là người lao động và người sử dụng lao động

Khi tham gia sản xuất kinh doanh, thì mục tiêu đầu tiên và xuyên suốt của doanh nghiệp chính là lợi nhuận, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nếu nhƣ đứng trước sự lựa chọn giữa lợi ích doanh nghiệp và một lợi ích khác thì ít doanh nghiệp nào chịu từ bỏ lợi nhuận riêng của mình, đây là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp, cho nên

53

nếu vì thực hiện những chính sách của pháp luật mà dẫn đến lợi nhuận của họ bị ảnh hưởng lớn thì họ sẵn sàng lách luật. Thứ nhất vì lợi nhuận do sử dụng lao động nữ chắc chắn sẽ tốn kém chi phí hơn lao động nam, thứ hai là do tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, hai yếu tố này dễ dàng dẫn đến người sử dụng lao động không thực hiện đúng pháp luật và các quy định có liên quan đến lao động nữ, thậm chí họ còn lợi dụng những yếu thế của lao động nữ để lảng tránh trách nhiệm. Sự thờ ơ đối với việc tuân thủ pháp luật lao động còn xuất phát từ một nghịch lý khác: vi phạm pháp luật có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn là tuân thủ pháp luật.

Còn về phía người lao động, hầu hết lao động nữ đang làm việc trong các khu công nghiệp - khu chế xụất trên địa bàn thành phố đều có trình độ thấp về học vấn, không được phổ biến pháp luật, nếu có biết mình bị xâm phạm quyền lợi từ người sử dụng lao động cũng không biết tự đứng lên bảo vệ mình một cách đúng đắn. Vả lại, trên con đường mưu sinh nơi đất khách của phần lớn lao động ngoại tỉnh thì điều họ quan tâm nhiều nhất đó chính là thu nhập có đủ sống hay không? còn mức độ hiểu biết về các chính sách và khả năng đấu tranh để thực hiện đúng chính sách của lao động nữ thì không được quan tâm nhiều. Chỉ một số ít trường hợp, họ đứng lên dành quyền lợi khi dường nhƣ đã quá bức xúc và diễn ra một cách tự phát, chứ chƣa trở thành thói quen trong đại bộ phận lao động ngày nay. Hiện nay, do áp lực thiếu việc làm nên mức độ đấu tranh của người lao động đòi quyền lợi cho mình chưa gay gắt, vì sợ bị sa thải. Lợi dụng tình hình này, một số doanh nghiệp không thực hiện các chế độ về tiền lương, BHXH, bảo hiểm y tế, trang bị bảo hộ lao động, né tránh không ký hợp đồng lao động đối với người lao động, đặc biệt là lao động nữ thì sự vi phạm này càng phổ biến hơn, khi đối tƣợng lao động “yếu thế” này trong cơ hội đƣợc tuyển dụng luôn gặp nhiều rủi ro hơn lao động nam. Trong khi một số không ít nữ lao động không hiểu biết đầy đủ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của bản thân mình, do không đƣợc phổ biến, không có thời gian cập nhật thông tin, vì vậy không biết là mình được hưởng những quyền lợi gì, từ chính sách nào, đại bộ phận người lao động hiện nay của Việt Nam còn chưa nắm vững kiến thức pháp luật về lao động, chƣa đƣợc đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Cùng với tƣ tưởng cho rằng phụ nữ không cần học nhiều, học cao đã gây cản trở đến việc thực thi chính sách đào tạo, học tập nâng cao trình độ các mặt cho lao động nữ, khi chính người phụ nữ cũng giữ tâm lý an phận, không nắm bắt các cơ hội học tập để thăng tiến.

54 2.2.3. Một số nguyên nhân khác

Về tổ chức và hoạt động của công đoàn: Công đoàn giữ vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động, Nhà nước quy định nhiều chế định cho công đoàn để giúp tổ chức này hoàn thành nhiệm vụ vai trò của mình. Nhƣng bên cạnh những quy định mà pháp luật dành cho mình, thì quan trọng hơn là công đoàn phải biết tổ chức và có cơ chế hoạt động hợp lý thì mới hi vọng phát huy đƣợc hiệu quả tích cực. Thế nhƣng, vấn đề này chƣa đƣợc công đoàn thực hiện tốt nên những nhiệm vụ vai trò mà pháp luật trao cho công đoàn, chưa thật sự bảo vệ người lao động - đối tượng rất cần sự đại diện của tổ chức này. Có thể thấy, đa số cán bộ làm công tác nữ công, công đoàn trong các khu chế xuất - khu công nghiệp, nhất là trong các doanh nghiệp hầu hết là kiêm nhiệm, họ ít có thời gian đầu tƣ chuyên sâu cho công việc, ít có điều kiện để đi tập huấn nâng cao khả năng hiểu biết về nghiệp vụ công đoàn, nhiều hoạt động còn phụ thuộc vào công đoàn cấp trên trong khi công đoàn cơ sở mới nắm rõ tình hình của người lao động ở doanh nghiệp nhất.

Hoạt động của tổ chức công đoàn trong nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn yếu và chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho người lao động. Việc nhiều doanh nghiệp né tránh, trì hoãn thành lập tổ chức công đoàn, gây khó khăn, không tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động là khá phổ biến. Chính vì vậy, việc thành lập công đoàn cơ sở đã khó nhƣng để công đoàn cơ sở hoạt động có chất lƣợng, thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động lại càng khó khăn.

Về hoạt động thanh - kiểm tra của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp: với số lƣợng lớn doanh nghiệp đang đóng trên địa bàn thành phố cùng với những vi phạm pháp luật lao động ngày càng phổ biến thì đòi hỏi hoạt động thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp phải diễn ra mạnh mẽ với những biện pháp hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, vấn đề này ở thành phố hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức và hoạt động. Đội ngũ thanh tra còn ít, sự phối hợp với các cơ quan khác chƣa đƣợc chặt chẽ, cùng với quy định của Nhà nước là khi thanh tra thì phải báo trước và đi theo đoàn, nếu có vi phạm thì chế tài còn nhẹ, hoạt động thanh - kiểm tra của các đơn vị này chƣa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp. Với tổ chức và hoạt động nhƣ thế này thì chỉ có thể tập

55

trung vào việc phát hiện và xử lý hành vi đã và đang xảy ra chứ chưa thể hướng đến việc ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm một cách có hiệu quả từ gốc đƣợc.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về người lao động nữ và thực trạng áp dụng tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh hiện nay hcm hien nay (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)