Các vấn đề nổi bật về tình hình lao động và việc làm ở thành phố hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về người lao động nữ và thực trạng áp dụng tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh hiện nay hcm hien nay (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở CÁC

2.1.2. Các vấn đề nổi bật về tình hình lao động và việc làm ở thành phố hiện

Chất lƣợng lao động ngày càng đƣợc nâng cao, số lao động thông qua đào tạo ngày đƣợc mở rộng. Về công tác đào tạo nghề, đến cuối tháng 9 năm 2012 thì thành phố đã có 420 cơ sở dạy nghề, trong đó có 11 trường cao đẳng nghề; 28 trường trung cấp nghề; 67 trung tâm dạy nghề; 18 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và 270 doanh nghiệp, các tổ chức có tham gia đào tạo nghề. Quy mô đào tạo mỗi năm đạt trên 330.000 học sinh, sinh viên. Riêng 9 tháng năm 2012, thành phố đã tuyển sinh đƣợc 18.850 chỉ tiêu cao đẳng nghề (trong đó, 5.905 chỉ tiêu công lập); 12.810 chỉ tiêu trung cấp nghề (8.770 chỉ tiêu công lập); sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng là 299.622 chỉ tiêu, góp phần đƣa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp năm 2012 của thành phố lên 64%. Tuy nhiên, chính sách đào tạo nghề chưa thu hút người học nghề quan tâm và các ngành nghề đào tạo chƣa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.8 Cơ hội việc làm và kết quả giải quyết việc làm của thành phố trong thời gian qua có nhiều tín hiệu khả quan. Khoảng

8 http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/56233/seo/TP-HCM-VOI-VAN-DE-VIEC-LAM-VA-AN- SINH-XA-HOI-CHAM-SOC-BAO-VE-TRE-EM/language/vi-VN/Default.aspx

33

5 tháng đầu năm 2013, đã có hơn 123.600 lao động đƣợc giải quyết việc làm. Trong đó, lao động có việc làm ổn định là 72.700 lượt người (chiếm 58,8%).9

Bảng 2: Những nhóm ngành nghề có nhu cầu nhân lực nhiều nhất trong quý IV năm 2012 tại Tp.HCM10

Số thứ

tự Tên ngành nghề Chỉ số

nhu cầu(%)

1 Marketing - Kinh doanh - Bán hàng 25.82

2 Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn - Dịch vụ - Phục vụ 25.38

3 Quản lý - Hành chính - Giáo dục - Đào tạo 9.98

4 Công nghệ thông tin - Điện tử - Viễn thông 7.82

5 Dệt - May - Giày da 6.60

6 Tài chính - Kế toán - Kiểm toán 5.90

7 Cơ khí - Luyện kim - Công nghệ ô tô 2.72

8 Xây dựng - Kiến trúc - Giao thông vận tải 2.53

9 Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh 2.01

10 Kho bãi - Vật tƣ - Xuất nhập khẩu 1.25

11 Ngành nghề khác 10.00

Một ƣu thế vƣợt trội của thành phố trong vấn đề giải quyết lao động - việc làm, chính là nhận đƣợc sự quan tâm sâu sắc của các cơ quan nhƣ: Sở LĐTBXH Tp.HCM, Liên đoàn Lao động Tp.HCM, Cung văn hóa Lao động Tp.HCM, Công đoàn các khu chế xuất - khu công nghiệp thành phố, ngoài ra còn một số tổ chức khác cũng góp phần hỗ trợ cho vấn đề giải quyết lao động và việc làm của thành phố đƣợc diễn ra tốt đẹp hơn. Hoạt động tích cực của các cơ quan này diễn ra rất mạnh mẽ, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người lao động, đặc biệt là công tác chăm lo cho lao động nữ. Dịp tết 2013 vừa qua, Liên đoàn Lao động Tp.HCM đã kêu gọi các cấp công đoàn vận động và phối hợp với hơn 380 doanh nghiệp hỗ trợ vé xe cho gần 26.800 người lao động về quê với tổng số tiền gần 17 tỉ đồng. Các cấp công đoàn cũng phối hợp với gần 9.400 doanh nghiệp tặng

9Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2013 của Cục Thống kê Tp.HCM

10 Trung Tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM

34

quà và tiền mặt cho gần 713.000 lao động với tổng số tiền gần 781 tỉ đồng. Liên đoàn cũng đã tổ chức họp mặt 500 hộ gia đình lao động không về quê, bị mất việc, tặng 500 phần quà và tiền mặt trị giá 700.000 đồng/phần. Một trong những nhiệm vụ nổi bật của công đoàn thành phố năm nay là sẽ thành lập tổ dƣ luận xã hội, đảm bảo đoàn viên công đoàn có khả năng nắm bắt kịp thời nguyện vọng của người lao động, để từ đó làm cơ sở cho tổ chức công đoàn có thể kịp thời tìm cách giải quyết, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tạo mối quan hệ lao động hài hòa. Ngoài ra, ở các khu xóm trọ có đông lao động thì thành phố cũng đã thành lập trên 2000 tổ công nhân tự quản nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Hàng năm nhân ngày 8-3, Liên đoàn Lao động thành phố đều tổ chức giao lưu, tặng quà cho những lao động nữ bị tai nạn lao động. Quả thật những hoạt động thiết thực này là nguồn động viên lớn lao về vật chất lẫn tinh thần cho lao động nữ, giúp họ yên tâm làm việc nâng cao năng suất.

Về phía Ban quản lý các hhu chế xuất - khu công nghiệp thành phố, cũng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm chăm lo đời sống, nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề cho nữ lao động. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người sử dụng lao động và người lao động, đặc biệt là lao động nữ bằng nhiều hình thức như: tổ chức các buổi gặp gỡ chủ doanh nghiệp, cung cấp văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng tiến hành kiểm tra, thanh tra hàng trăm doanh nghiệp về tình hình chấp hành pháp luật lao động, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động.

Qua kiểm tra, đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh, xử lý đối với những sai phạm về chế độ, chính sách đối với lao động nữ. Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Ban quản lý khu chế xuất - khu công nghiệp thành phố cũng đã tích cực giới thiệu và giải quyết việc làm cho lao động nữ. Số lao động làm việc tại các khu chế xuất - khu công nghiệp thành phố có tới 60% là lao động nhập cư, chính vì vậy việc chăm lo xây dựng nhà lưu trú cho người lao động được thành phố đặc biệt quan tâm. Tính tới nay đã có 7 khu lưu trú công nhân đƣợc xây dựng hoàn thành và đƣa vào sử dụng đáp ứng trên 6000 chỗ ở cho lao động. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng phối hợp với chính quyền địa phương vận động chủ nhà trọ thực hiện giá cho thuê phòng hợp lý tạo điều kiện cho người lao động ổn định cuộc sống. Đời sống tinh thần của lao động nữ cũng đƣợc nâng lên thông qua việc trang bị sách, báo, các buổi biểu diễn văn hóa, đặc biệt là phối hợp với bệnh viện Từ Dũ tổ chức khám, chữa bệnh phụ khoa, phát thuốc miễn phí.

35

Những thách thức mà thành phố đang phải đối mặt cũng khiến cho vấn đề lao động và việc làm bị ảnh hưởng. Nạn đình công diễn biến ngày càng phức tạp, mà điều đáng buồn là đa số các cuộc đình công đều bất hợp pháp, không có sự lãnh đạo của công đoàn dù trong doanh nghiệp công đoàn cơ sở đã thành lập và hoạt động. Liên đoàn Lao động Tp.HCM cho biết, từ tháng 1/2013 đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 28 vụ tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc với 9.979 người lao động tham gia. Phần lớn tranh chấp lao động xảy ra ở các doanh nghiệp ngành dệt, may, da giày. Trong đó 50% số vụ tranh chấp thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.11

Nhằm hạn chế các vụ tranh chấp lao động, Liên đoàn Lao động Tp.HCM đã chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động làm việc với chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động giải quyết những yêu cầu chính đáng cho người lao động, động viên người lao động chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Chất lƣợng lao động tuy có tăng trong thời gian gần đây thông qua công tác đào tạo nghề, tuy nhiên do số lượng lao động quá lớn nên vẫn còn những người lao động chưa đƣợc đào tạo, hoặc vì các lý do cá nhân khác nhau mà họ không thể tham gia các khóa đào tạo. Khi dạo quanh các trung tâm giới thiệu việc làm tại Tp.HCM có thể thấy số lượng tuyển dụng khá dồi dào, tuy nhiên lượng người được tuyển lại rất ít, thực trạng này phản ánh khá rõ nét nghịch lý cung - cầu lao động tại thành phố. Cụ thể, theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Tp.HCM thì trong phiên giao dịch việc làm thành phố lần 8/2012 vừa qua, có 2.489 lượt người tham gia tìm việc nhưng số người đạt yêu cầu được thông báo nhận việc chỉ có 547 người.

Một vấn đề mới phát sinh hiện nay tại thành phố tuy chƣa phổ biến nhƣng lại đang bắt đầu len lỏi, chính là thực trạng có một bộ phận lao động bắt đầu rời bỏ thành phố để về quê làm, khi mà công việc ở thành phố đắt đỏ này không còn hấp dẫn họ nữa. Mặc dù nhu cầu lao động toàn thành tháng 5 năm 2013 là trên 20.000 chỗ làm; trong đó cần tới 48% lao động phổ thông và lao động có trình độ sơ cấp, 20% kỹ thuật lành nghề và trung cấp, 15% cao đẳng và 17% đại học trở lên. Dệt may giày da, công nghệ thông tin, kiến trúc - xây dựng công trình, vận tải - kho bãi - xuất nhập khẩu cũng hút nhiều nhân sự

11 http://www.baomoi.com/TP-Ho-Chi-Minh-Tranh-chap-lao-dong-gia-tang/47/10418731.epi

36

dạng này12. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người lao động không còn mặn mà với việc lập nghiệp ở thành phố, nguyên nhân khiến họ rời quê lên thành phố làm việc là để cải thiện đời sống ở quê khó khăn, một khi thu nhập không đủ sống thì không lý nào họ lại chấp nhận bám víu nơi này để phải xa gia đình. Mặc dù thành phố đã có nhiều chính sách mạnh mẽ để cải thiện đời sống cho lao động nhập cƣ, trong đó có cả việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện giúp họ tăng lương cho lao động như: thành phố đã triển khai về vốn; tiếp tục thực hiện việc kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đƣợc với các nguồn vốn lãi suất thấp; hỗ trợ kích cầu đầu tƣ đến rộng rãi các doanh nghiêp; tổ chức tốt các cuộc đối thoại giữa sở, ngành chức năng với doanh nghiệo, góp phần tạo sự ổn định chung của nền kinh tế. Tuy nhiên người lao động còn trông chờ nhiều hơn thế nữa thì mới đảm bảo mức sống tối thiểu của họ và gia đình. Tình trạng này khiến người sử dụng lao động phải áp dụng nhiều cách khác nhau để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực, nhƣ sử dụng các lao động sẵn có và làm thêm liên tục cho kịp tiến độ, hoặc mƣợn lao động của doanh nghiệp khác nhƣng những lao động này cũng đầy việc và không còn sức lực làm thêm nữa.

Trước sự biến động của suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho tình hình hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Trong tháng 4 năm nay có 1.399 doanh nghiệp ngừng nghỉ kinh doanh làm cho nạn thất nghiệp cũng tăng lên. Từ ngày 15/4/2013 đến ngày 10/52013, trên địa bàn thành phố đã có 6.800 người đến trung tâm giới thiệu việc làm thành phố đăng ký thất nghiệp.

Với những thuận lợi và những thử thách mà thành phố đang phải đối mặt để giải quyết tình trạng lao động và việc làm, vấn đề này đặt ra yêu cầu cho các cấp lãnh đạo thành phố về những nỗ lực hơn nữa trong việc đƣa ra những chính sách nhằm khắc phục tình trạng trên. Nguyên nhân thì xuất phát từ nhiều phía, cho nên cũng cần lắm sự hợp tác và chung sức từ cả người sử dụng lao động và người lao động, để bức tranh về lao động và việc làm của thành phố thêm nhiều khởi sắc.

12 Thống kê từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM tháng 5 năm 2013.

37

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về người lao động nữ và thực trạng áp dụng tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh hiện nay hcm hien nay (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)