CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở CÁC
2.1.3. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với lao động nữ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
2.1.3.2. Về tiền lương và thu nhập
Khi tham gia vào quan hệ lao động, điều mà hầu hết người lao động quan tâm đầu tiên là tiền lương, có những người lao động chấp nhận các điều kiện lao động không phù hợp với bản thân chỉ vì mức lương cao. Theo Chương VI của BLLĐ 2012 thì Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào mức tiền lương của người lao động mà chỉ quy định mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động.
Một số doanh nghiệp tại thành phố thực hiện vấn đề này khá tốt. Đặc biệt, ngày 9.1.2013, công ty Theodore Alexander trong khu chế xuất Linh Trung 2 (quận Thủ Đức - Tp.HCM) bị cháy, dù vậy công ty này vẫn chuẩn bị lương và thưởng cho người lao động, đặc biệt đã tự lo đƣợc mặt bằng mới để chuyển chỗ sản xuất tiếp. Liên đoàn lao động Tp.HCM còn cho biết, 6 tháng đầu năm 2012, các cấp công đoàn đã vận động đƣợc 2.378 doanh nghiệp tăng tiền lương từ 100.000 - 250.000 đồng/người/tháng, hỗ trợ trượt giá từ 100.000 - 500.000 đồng/người/tháng, hỗ trợ tiền nhà ở từ 100.000 - 300.000 đồng/người/tháng, qua đó giúp 308.315 lao động cải thiện thu nhập. Quả thật, sự quan tâm kịp thời của doanh nghiệp dành cho người lao động chính là động lực để giúp họ tăng gia sản xuất và gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.
Ngoài tiền lương ra thì tiền phụ cấp cũng là vấn đề mà người lao động quan tâm khi quyết định ký kết hợp đồng lao động, thậm chí có nơi chế độ phụ cấp còn cao hơn cả mức tiền lương. Tháng 4 năm 2013, gần 1.500 công nhân Công ty Furukawa Automotive Parts Việt Nam (Khu chế xuất Tân Thuận - Tp.HCM) đƣợc tham gia nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh nhƣ: mở lớp học khiêu vũ; thành lập đội bóng đá nam, nữ để thi đấu; tặng quà sinh nhật cho người lao động. Chỉ tính riêng dịp Tết 2013 đã có 384 doanh nghiệp hỗ trợ vé xe cho hơn 27.000 người lao động về quê đón tết, hơn 2.000 doanh nghiệp chủ
40
động điều chỉnh tăng lương, hỗ trợ tiền nhà, tiền xăng, tiền ăn giữa ca cho người lao động. Ngoài ra, khá nhiều doanh nghiệp còn tặng hơn cả ngàn phần quà cho lao động khó khăn, trong đó công ty cổ phần thực phẩm Cholimex tặng 1.097 phần, mỗi phần trị giá đến 750.000 đồng.
Vấn đề đang được bàn luận sôi nổi hiện nay là chuyện tiền lương tối thiểu. Qua nhiều lần được điều chỉnh, nhưng đến tận bây giờ tiền lương tối thiểu vẫn không thể đảm bảo mức sống tối thiểu. Dù thực trạng là như vậy, nhưng vẫn chưa thể tăng mức lương tối thiểu lên được vì theo như một số ý kiến thì nó ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Để có những bước điều chỉnh cho hợp lý thì cần phải cân đong lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động, có như vậy thì mới đảm bảo tính khả thi. Thực tế nhận thấy, đa số lao động nữ hiện nay làm việc trong các khu công nghiệp - khu chế xuất ở thành phố là lao động ngoại tỉnh, mà cuộc sống ở thành phố đắt đỏ này thì với mức lương như hiện nay thật rất khó để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu. Hiện nay, mức lương tối thiểu khu vực sản xuất kinh doanh cũng mới chỉ đáp ứng đƣợc 65% - 70% mức sống tối thiểu của người lao động. Thực tế những năm qua, việc điều chỉnh lương chỉ dựa trên ngân sách Nhà nước hiện có, chứ không dựa trên thực tiễn cuộc sống, không dựa trên mức chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của người lao động. Cái vòng luẩn quẩn khi lương chưa tăng nhưng giá đã tăng, hoặc lương luôn phải chật vật đuổi theo giá, dẫn tới một hệ lụy là đời sống của đại bộ phận lao động trong các khu công nghiệp - khu chế xuất hết sức nghèo nàn, nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần. Một khi lương tối thiểu được tăng lên, dù là rất ít nhưng đối với người lao động sống chủ yếu dựa vào lương thì cũng thật cần thiết. Hiện Bộ LĐTBXH đã xây dựng phương án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu 4 vùng để có thể bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu cho người lao động vào năm 2016 hoặc 2017.
Vậy mà thậm chí có doanh nghiệp còn không đảm bảo cả việc trả lương cho người lao động. Việc nợ lương người lao động giờ không chỉ diễn ra ở một vài doanh nghiệp mà đang là tình trạng phổ biến với nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Bi đát hơn là trường hợp của các công nhân tại Công ty Minh Châu (quận Thủ Đức - Tp.HCM), Công ty Miso (quận Bình Tân - Tp.HCM), Công ty Hà Thảo (quận 12 - Tp.HCM), cận Tết thì các công ty này tuyên bố phá sản, chủ doanh nghiệp nước ngoài trốn về nước và tiền lương của người lao động xem như mất hết.
41
Hiện nay một số doanh nghiệp còn áp dụng hình thức phạt tiền thông qua biện pháp trừ vào tiền lương. Điển hình như công ty Galaxies đóng tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh - Tp.HCM) quy định lương chuyên cần là 200.000 đồng.
Nếu người lao động nghỉ 1 ngày/tháng sẽ bị trừ 100.000 đồng, nếu 2 ngày/tháng là 200.000 đồng, cộng với toàn bộ số tiền thưởng năng suất. Rõ ràng đây là hình thức cắt xén tiền lương của người lao động, vì khó có ai lại đảm bảo đi làm đủ cả 26 ngày, đặc biệt là lao động nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ thì lại càng khó hơn nhƣng công ty lại khắc khe quy định: dù nghỉ làm với bất kỳ lý do gì, người lao động cũng không được nhận đủ lương theo hợp đồng.
Nhà nước ta quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Nhƣng rất ít doanh nghiệp thực hiện ƣu đãi này, thậm chí có lao động nữ còn chƣa từng đƣợc biết về quy định này. Thực tế, đây là những quy định cần thiết để giúp lao động nữ lấy lại sức khỏe và thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng vì ảnh hưởng đến công việc nên họ buộc phải chấp nhận. Có nghĩa là trong thời gian này, lao động nữ tuy bị mất nhiều năng lượng nhưng họ vẫn phải làm việc, đáng lẽ ra sự cố gắng này phải được người sử dụng lao động ghi nhận nhƣng nhiều doanh nghiệp vẫn thờ ơ.
Đối với lao động nữ, thì những thiệt thòi mà họ phải chịu vì vấn đề tiền lương thấp lại càng gây bức xúc nhiều hơn, khi mà trong nhiều doanh nghiệp hiện nay còn dai dẳng vấn đề chênh lệch về giới khi trả lương lao động. Theo Báo cáo Lương Toàn cầu 2012- 2013 của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), khoảng cách thu nhập theo giới của Việt Nam tăng 2% trong giai đoạn 2008-2011 so với giai đoạn 1999-2007. Cũng theo tổ chức này, khoảng 72% phụ nữ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ này cao hơn phần lớn các nước khác trên toàn cầu, tuy nhiên Việt Nam lại là một trong số ít quốc gia có khoảng cách lương về giới ngày càng tăng, ngược với xu hướng giảm ở phần lớn các nước khác trong giai đoạn 2008-2011 so với giai đoạn 1999-2007. Khảo sát lương công nhân trong các doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện trong năm 2012 cũng cho thấy lương của nữ lao động chỉ bằng 70-80% các đồng nghiệp nam.13
13 “Báo cáo điều tra lao động việc làm 9 tháng đầu năm 2012” của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tr.3
42
Để tăng thu nhập, lao động nữ thường phải làm thêm giờ, vừa tăng thu nhập, vừa tiết kiệm đƣợc bữa ăn chiều. Điều đau lòng là có những lao động nữ có thai 7 tháng vẫn xin đƣợc ở lại làm thêm. Mặc dù có sự tự nguyện nhƣng thực tế này làm chúng ta phải suy nghĩ lại về vấn đề chi trả lương cho lao động nữ tại các doanh nghiệp hiện nay ở Tp.HCM.
Một số cuộc đình công trong thời gian gần đây cũng có liên quan chặt chẽ đến vấn đề tiền lương. Qua báo cáo của Sở LĐTBXH và Liên đoàn Lao động Tp.HCM cho thấy, từ đầu năm 2011 đến nay, toàn thành xảy ra 132 vụ ngừng việc đông người với hơn 153.000 lao động tham gia, tập trung ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm gần 63%), đặc biệt gần một nửa số vụ ngừng việc xảy ra ở khu vực dệt - may, da - giày.