Về an toàn lao động - vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về người lao động nữ và thực trạng áp dụng tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh hiện nay hcm hien nay (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở CÁC

2.1.3. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với lao động nữ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

2.1.3.4. Về an toàn lao động - vệ sinh lao động

Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người lao động, đặc biệt là lao động nữ - nhóm lao động có sức khỏe hạn chế hơn rất nhiều so với lao động nam. Không những các quy định về vấn đề này có mặt trong BLLĐ 2012 mà còn xuất hiện trong Luật Bình đẳng giới 2006. Tại Khoản 3 Điều 13 luật này quy định

“Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại”

Nhìn chung, các quy định trên luôn đƣợc thành phố áp dụng nhiều biện pháp để kêu gọi người sử dụng lao động thực hiện. Để hưởng ứng các chính sách ưu đãi dành cho lao động nữ của thành phố và cũng là tuân thủ pháp luật nên các doanh nghiệp tại

44

Tp.HCM thực hiện vấn đề này khá tốt. Điển hình nhƣ tại Khu chế xuất Linh Trung 1 (quận Thủ Đức - Tp.HCM) đã khởi động chương trình chăm sóc sức khỏe cho nữ lao động, do Sở Y tế Tp.HCM phối hợp với Liên đoàn Lao động Tp.HCM tổ chức. Mặc dù lịch khám bệnh diễn ra trong thời gian sản xuất nhƣng các công ty trong Khu chế xuất Linh Trung 1 vẫn tạo điều kiện để lao động đi khám bệnh thành nhiều đợt trong ngày.

Khoảng 5000 nữ lao động đƣợc khám sức khỏe tổng quát, siêu âm, xét nghiệm tầm soát ung thƣ, điều trị bệnh phụ khoa, phát thuốc miễn phí theo đơn điều trị với trị giá 50.000- 150.000 đồng/người. Những trường hợp nữ lao động bị phát hiện bệnh nặng sẽ được chuyển đến các bệnh viện tại Tp.HCM điều trị. Hay tiêu biểu nhƣ những chính sách đãi ngộ ở Công ty TNHH Ever Win (100% vốn Đài Loan, sản xuất đồ hộp). Nhiều lao động bày tỏ sự hài lòng khi việc làm, thu nhập, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là phúc lợi, luôn ổn định ở mức cao. So với trước, bữa cơm trưa của lao động được cải thiện hơn với nhiều rau xanh và thịt. Hệ thống nước uống cũng được sửa chữa, thay mới để bảo đảm sức khỏe lao động. Người lao động được hưởng thêm nhiều khoản phụ cấp cao hơn luật nhƣ: tiền ăn sáng (100.000 đồng/tháng), tiền nhà trọ (200.000 đồng/tháng), chƣa kể bữa ăn giữa ca cũng đƣợc cải thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn còn những doanh nghiệp chƣa coi trọng vấn đề này. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Tp.HCM công bố, từ năm 2006 đến năm 2012, thành phố có 126 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 9.400 ca, 5 trường hợp tử vong. Nguyên nhân đƣợc cho là do chế độ bảo quản chƣa hợp vệ sinh. Đa phần chất lƣợng bữa ăn của người lao động rất mất cân đối, năng lượng trong khẩu phần chỉ có 12%. Việc cung cấp thiếu năng lượng dẫn đến người lao động bị bào mòn sức lực, vì khi năng lượng khẩu phần ăn không đủ thì phải sử dụng nguồn năng lƣợng dự trữ của mình. Khẩu phần ăn của người lao động chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng, đối với lao động nam chỉ đáp ứng khoảng 90%, còn lao động nữ chỉ mới đáp ứng đƣợc 77%. Bữa cơm của lao động đƣợc đặt mua 8.000-15.000 đồng/suất, nhƣng qua các khâu ăn chia hoa hồng thì giá trị thật chỉ còn 5.000-10.000 đồng/suất. Với số tiền ấy, để có lợi nhuận, các cơ sở cung cấp thức ăn công nghiệp buộc phải sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, trôi nổi, không bảo đảm an toàn để chế biến cho người lao động. Điển hình như vụ ngộ độc của hơn 100 công nhân Công ty TNHH Takson Vina (huyện Hóc Môn - Tp.HCM) phải nhập viện. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ thiếu máu của lao động trên địa bàn Tp.HCM là 19,2% mà

45

trong đó thì tỉ lệ thiếu máu ở lao động nữ là 24,5%, lao động nam là 10,2%. Theo Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường Tp.HCM cho biết, ăn thiếu chất sẽ dẫn đến hậu quả dễ bị suy tim, thiếu máu, ngất, choáng trong quá trình lao động làm ảnh hưởng đến năng suất lao động; nghiêm trọng hơn là dễ mệt mỏi, buồn ngủ khi làm việc, đặc biệt nguy cơ tai nạn lao động tăng cao. Luật không quy định cụ thể vấn đề này, nên bữa cơm của người lao động chỉ còn biết phụ thuộc vào chính sách của từng doanh nghiệp. Có những điều đã đƣợc pháp luật quy định rõ ràng trong luật nhƣng vì lợi nhuận mà rất nhiều doanh nghiệp đã vi phạm, thì nói chi đến việc luật không quy định mà doanh nghiệp tự giác chấp hành, khi mà làm như vậy thì quyền lợi của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Trước tình hình ngộ độc tập thể xảy ra tràn lan, Ban quản lý, Công đoàn khu công nghiêp - khu chế xuất thành phố cũng xúc tiến thành lập ban kiểm tra tại từng doanh nghiệp để tự kiểm tra thịt, cá, rau cải... hằng ngày. Hi vọng với những giải pháp quyết liệt từ thành phố thì tình trạng này sẽ đƣợc kéo giảm.

Công tác khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ tại một số doanh nghiệp cũng còn những vấn đề cần phải bàn. Theo Trung tâm Sức khỏe lao động và Môi trường Tp.HCM, mục đích của khám sức khỏe định kỳ là để kịp thời phát hiện và điều trị những bệnh thông thường, bệnh nghề nghiệp và liên quan nghề nghiệp. Việc phân loại sức khỏe của người lao động là căn cứ để doanh nghiệp sắp xếp công việc cho phù hợp. Thế nhưng hiện nay, quy trình này đã bị cắt khúc. Nghĩa là khám sức khỏe xong, thì doanh nghiệp xem như hết trách nhiệm, còn việc có bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động hay không? Có hỗ trợ người lao động điều trị bệnh hay không? thì ít doanh nhiệp nào quan tâm. Điển hình nhƣ tại Công ty TNHH May thêu Dintsun (quận Tân Phú - Tp.HCM), có lao động nữ chỉ nặng 36 kg, cao 1,4 mét, sức khỏe loại 5 (loại rất yếu) nhƣng vẫn làm công việc nhƣ một lao động sức khỏe loại 1. Chi phí cho việc khám sức khỏe cũng là điều cần bàn, thông thường những doanh nghiệp có đông lao động thì mức khám chỉ khoảng 30.000 đồng/người, vì không có văn bản nào quy định chi phí khám sức khỏe cho người lao động là bao nhiêu nên nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện mang tính chất đối phó. Thật sự với chi phí khám sức khỏe nhƣ vậy, thì cũng chẳng mang lại kết quả gì cho cả người lao động lẫn doanh nghiệp, nhưng vì pháp luật quy định nên doanh nghiệp buộc phải làm.

46

Một thực trạng cũng đáng báo động hiện nay là việc xảy ra hàng loạt các vụ tai nạn lao động thương tâm mà nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp quá thờ ơ với công tác bảo hộ lao động. Tp.HCM là nơi tập trung một đội ngũ kỹ sƣ an toàn lao động chuyên nghiệp và đông đảo; các mặt hàng thiết bị bảo hộ lao động rất phổ biến nhƣng lại là một trong 10 địa phương xảy ra số vụ tai nạn lao động nhiều nhất nước trong năm 2012.

Thống kê của Cục An toàn lao động, năm 2012 cả nước xảy ra gần 6.800 vụ tai nạn lao động nhưng trong đó thì Tp.HCM đứng đầu danh sách khi xảy ra 1.568 vụ làm 98 người chết. Tuy nhiên trong 552 vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trong năm 2012, chỉ có 2 trường hợp người sử dụng lao động bị đề nghị truy tố do vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về an toàn lao động để xảy ra tai nạn lao động. Hiện nay nhiều doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí nên đã cắt giảm các khâu mua sắm trang thiết bị bảo hộ cho người lao động, vì vậy khi tiến hành thanh tra thường phát hiện các lỗi như: người sử dụng lao động không thiết kế lưới bảo hiểm, người lao động không thắt dây an toàn, mũ bảo hộ, mang mặt nạ chống độc khi làm việc. Hiện nay nhiều doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí nên đã cắt giảm các khâu mua sắm trang thiết bị bảo hộ cho người lao động, vì vậy khi tiến hành thanh tra thường phát hiện các lỗi như: người sử dụng lao động không thiết kế lưới bảo hiểm, người lao động không thắt dây an toàn, mũ bảo hộ, mang mặt nạ chống độc khi làm việc. Mặt khác, chính bản thân người lao động cũng chủ quan không đòi hỏi các thiết bị an toàn khi làm việc. Hiện Bộ LĐTBXH đang nghiên cứu xây dựng Dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động, dự kiến trình Quốc hội vào đầu năm 2014. Tuy nhiên, việc xây dựng dự thảo đang gặp nhiều khó khăn do phải phù hợp với mức độ đáp ứng về an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp hiện nay. Chƣa kể, nhiều doanh nghiệp vẫn vì lợi nhuận mà cắt giảm chi phí mua sắm các thiết bị bảo hộ cho người lao động.14

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động việt nam về người lao động nữ và thực trạng áp dụng tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh hiện nay hcm hien nay (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)