CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ Ở CÁC
2.1.3. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với lao động nữ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
2.1.3.5. Về bảo hiểm xã hội
Những lợi ích mà BHXH mang lại là rất cấn thiết cho người lao động, nên Nhà nước bắt buộc người sử dụng lao động phải mua bảo hiểm cho người lao động của mình trong các trường hợp do pháp luật quy định, nhằm đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho người lao động. Đối với lao động nữ thì chế độ bảo hiểm này lại càng thật sự cần thiết hơn vì đây là nhóm lao động đặc thù, trong suốt quá trình tham gia lao động, có những
14 http://www.baomoi.com/An-toan-lao-dong-Quan-ly-long-leo-doanh-nghiêp-tho-o/47/10925882.epi
47
giai đoạn người lao động nữ rất cần sự hỗ trợ của BHXH. Trong thời gian nghỉ thai sản, pháp luật cho người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản. Hay quy định thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về BHXH.
Ở Tp.HCM, hoạt động BHXH diễn ra ngày càng mạnh mẽ, khi đã thu hút đƣợc số lượng lớn các đơn vị và người lao động tham gia. Bên cạnh các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định này, như trường hợp của công ty TNHH DDB (quận 1- Tp.HCM), để động viên tinh thần và giúp người lao động yên tâm làm việc, cùng với các chế độ lương, phụ cấp, thưởng theo doanh số, đóng BHXH bắt buộc theo quy định thì công ty còn mua gói bảo hiểm 2 triệu đồng/người/năm dành cho nhân viên và 20 triệu đồng/người/năm đối với cấp quản lý.
Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp cố tình chần chừ, chƣa chấp hành các quy định của pháp luật bảo hiểm như: đóng BHXH không theo mức lương đã ký trong hợp đồng, mà thường thấp hơn hoặc kê khai số lượng lao động thấp để trốn tránh việc nộp BHXH, hoặc để đối phó thì một số doanh nghiệp chỉ nộp riêng cho lao động nghỉ việc để tránh áp lực bị thƣa kiện. Rất nhiều doanh nghiệp, hàng tháng vẫn trích số tiền lương vốn dĩ đã ít ỏi của nữ lao động để đóng bảo hiểm nhưng lại không nộp cho BHXH mà lại sử dụng sai mục đích, trong khi đó lao động nữ vẫn cứ nghĩ mình đã thực hiện nghĩa vụ đấy đủ, chỉ đến khi ốm đau hay sinh con thì lại không đƣợc nhận khoản tiền trợ cấp từ bảo hiểm, hoặc nếu lao động muốn chuyển chỗ làm thì cũng không có sổ bảo hiểm nộp vào công ty mới để được tính thời gian tham gia bảo hiểm. Điển hình như trường hợp của 30 lao động làm việc tại Công ty CP Thực phẩm Hanco (huyện Củ Chi – Tp.HCM) nghỉ việc từ tháng 7-2011, đến nay vẫn chƣa đƣợc trả sổ BHXH. Họ gửi đơn khiếu nại thì đƣợc công ty trả lời là do hoạt động kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến nợ quỹ BHXH từ tháng 3-2011 đến nay với số tiền hơn 1,5 tỉ đồng nên không thể chốt sổ đƣợc. Cũng hứa hẹn đến cuối tháng 11-2012 sẽ trả sổ BHXH cho người lao động và ngoài việc ngồi trông chờ thì số lao động này cũng không biết làm gì hơn, khi cách cuối cùng là khởi kiện ra tòa án giờ kết quả cũng chƣa đƣợc nhƣ mong đợi.
Tình trạng nợ, trốn đóng BHXH khiến quyền lợi người lao động bị ảnh hưởng lớn đang diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, khi bị đoàn kiểm tra đến thì nhiều doanh nghiệp
48
tìm mọi cách để né tránh. Trước khi đến doanh nghiệp, đoàn thanh tra đều thực hiện các bước như gửi thông báo, gửi đề cương kiểm tra... nhưng khi đến nơi, họ không tiếp hoặc tìm mọi cách để né tránh. Đơn cử nhƣ khi đoàn đến kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH tại Công ty cổ phần Phát triển dự án Công nghệ (quận Tân Bình - Tp.HCM). Thế nhƣng, khi đoàn đến thì công ty đã biến mất, thay vào đó là một cửa hàng thực phẩm.
Một số ngành sử dụng nhiều lao động nữ nhƣ: dệt may, giày da, lắp ráp điện tử, phần lớn là lao động ngoại tỉnh và chủ yếu là ký các hợp đồng ngắn hạn. Đối với số lao động này, người sử dụng lao động thường không đóng BHXH và bản thân người lao động cũng trốn tránh việc đóng BHXH bởi không muốn bị bớt xén vào đồng lương ít ỏi.
Tính đến ngày 31/12/2012, trên địa bàn thành phố có 19.970 doanh nghiệp nợ BHXH số tiền hơn 690 tỉ đồng. Có 80 - 90% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ BHXH trên 1 tỉ đồng với thời gian kéo dài trên 12 tháng xảy ra ở hầu hết các ngành nghề, trong đó có nhiều doanh nghiệp nợ BHXH lên tới hàng chục tỉ đồng và gần nhƣ mất khả năng trả nợ. Nhƣ các công ty con trực thuộc Tập đoàn Mai Linh tại Tp.HCM nợ BHXH lên đến 49 tỉ đồng. Số doanh nghiệp nợ đọng quá nhiều, việc theo đuổi các vụ kiện mất nhiều thời gian nên BHXH và đơn vị liên quan tập trung tăng cường công tác thanh - kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp vi phạm.
Hiện nay có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm khác nhau, mà phổ biến và có vẻ ngày càng chây ỳ hơn là: không đóng BHXH theo quy định; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH; sử dụng quỹ bảo BHXH sai mục đích,báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về BHXH nhằm trục lợi...các hành vi lại thường rơi vào các hành vi mà pháp luật cấm (Điều 14 Luật BHXH 2006), những hành vi vi phạm này như thách thức pháp luật. Sự việc chỉ bị phát hiện khi người lao động đi làm các thủ tục hưởng bảo hiểm thì không được giải quyết vì biết doanh nghiệp chưa nộp, lúc đó họ rất khó xoay sở nguồn tài chính, đặc biệt là lao động nữ đang mang thai và cần khoản tiền để sinh đẻ. Cơ quan BHXH Tp.HCM cũng đã thực hiện nhiều giải pháp để xử lý nợ BHXH nhằm giải quyết số nợ quá lớn mà doanh nghiệp nợ bảo hiểm hiện nay nhƣ:
phối hợp với Tòa án, Cục Thi hành án dân sự, Thanh tra lao động, Liên đoàn Lao động thành phố trong giám sát thực hiện Luật BHXH, đồng thời cũng tích cực đẩy mạnh công tác kiện đòi nợ BHXH. Tuy nhiên, do còn nhiều bất cập nên việc phối hợp này chƣa thực sự mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Công tác xử lý hồ sơ khởi kiện của tòa án còn
49
chậm nên cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập chứng cứ, giải quyết thỏa đáng.