Thực hiện cam kết CEPT/AFTA và tham gia hợp tác chuyên ngành

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ kinh tế quốc tế docx (Trang 52 - 53)

IV. Việt Nam trong ASEAN:

4.5.Thực hiện cam kết CEPT/AFTA và tham gia hợp tác chuyên ngành

Trọng tâm trong hợp tác kinh tế nội bộ ASEAN thời gian qua là việc triển khai cam kết theo Hiệp định CEPT/AFTA. Cho đến nay, các nước ASEAN-6 đã cơ bản hoàn thành việc giảm thuế xuống mức 0-5%, đạt tỷ lệ từ 95% đến 100% số dòng thuế. Các nước thành viên mới bước vào giai đoạn cuối cùng thực hiện cam kết của mình, ngoài Campuchia thực hiện cắt giảm sau, các nước Lào, Myanmar đều đã thực hiện giảm thuế từ 62% đến 84% số dòng thuế.

Với Việt Nam, việc chuyển các sản phẩm thuộc danh mục loại trừ tạm thời (TEL) sang danh mục cắt giảm thuế (IL) đã hoàn thành từ năm 2003, ngoại trừ 14 dòng thuế linh kiện ôtô, xe máy tạm hoãn thực hiện cắt giảm thuế. Đến nay, Việt Nam đã cam kết giảm thuế tới 96,15% dòng thuế.

Năm 2005 này cũng là năm cuối cùng Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế quan các sản phẩm thuộc danh mục cắt giảm thuế (Inclusion List) để thực hiện mục tiêu về cơ bản áp dụng thuế suất 0-5% đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN (trừ sản phẩm thuộc các danh mục tạm hoãn và loại trừ).

Song song với chương trình cắt giảm thuế quan, Việt Nam còn phối hợp với các nước ASEAN triển khai chương trình công tác nhằm xác định, phân loại và tiến tới bỏ các hàng rào phi thuế quan.

Gắn chặt với lĩnh vực thương mại, Việt Nam đã tích cực tham gia cùng các nước thành viên ASEAN triển khai các nội dung hợp tác kinh tế khác về thương mại dịch vụ, hợp tác đầu tư.

- Hợp tác về Dịch vụ: Sau khi Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) được ký ngày 15/12/1995, ASEAN đã liên tục triển khai các nội dung hợp tác về dịch vụ như các Vòng đàm phán tự do hoá thương mại dịch vụ. Hiện nay Việt Nam

đang cùng các nước ASEAN tham gia Vòng đàm phán thứ 4 về tự do hoá thương mại dịch vụ với phạm vi toàn diện tất cả các ngành.

- Hợp tác về Đầu tư: Với Hiệp định AIA, các nước ASEAN, trong đó có

Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình thuận lợi hoá và xúc tiến đầu tư, hiện nay đang tiếp tục rà soát các danh mục loại trừ trong đầu tư, tăng cường hợp tác thu thập thông tin, thống kê đầu tư nhằm cải tiến hơn nữa môi trường đầu tư trong khu vực.

- Hợp tác Công nghiệp AICO: Nổi bật trong hoạt động hợp tác đầu tư là Chương trình ưu đãi đầu tư ASEAN (AICO). Việt Nam cũng là một bên tham gia chương trình này, cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp AICO, cùng các nước xây dựng cơ chế ưu đãi thuế xuất nhập khẩu, miễn trừ yêu cầu tỷ lệ góp vốn quốc gia.

Ngoài các lĩnh vực hợp tác nêu trên, Việt Nam còn tham gia tích cực trong các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành khác như khoa học công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng, giao thông vận tải, du lịch, năng lượng ...v.v.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ kinh tế quốc tế docx (Trang 52 - 53)