Điều kiện để các sản phẩm được hưởng ưu đãi trong khuôn khổ CEPT/AFTA:

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ kinh tế quốc tế docx (Trang 30 - 33)

III. Hợp tác thương mại trong khối ASEAN:

3.2.2.5. Điều kiện để các sản phẩm được hưởng ưu đãi trong khuôn khổ CEPT/AFTA:

Hiện nay trong ASEAN có xu hướng thúc đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai thực hiện AFTA để thúc đẩy thương mại trong nội bộ khu vực, tăng tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài và đáp lại thách thức của các khu vực kinh tế khác. Nội dung đẩy nhanh AFTA cho tới nay tập trung vào một số điểm chính như sau:

• Đẩy nhanh mốc thời gian hoàn thành AFTA, tức là thời điểm mà các thành viên đạt thuế nhập khẩu CEPT từ 0-5% như vừa trình bày ở trên. Từ mốc thời gian là năm 2008 trước đây, đến nay các thành viên ASEAN đã đẩy nhanh thời hạn này tới năm 2002 cho ASEAN-6, 2006 cho Việt Nam và 2008 cho Lào và Myanmar.

• Đẩy nhanh việc chuyển các dòng thuế trong Danh mục Loại trừ Tạm thời sang Danh mục Cắt giảm ngay.

• Chuyển các mặt hàng trong Danh mục Nhạy cảm sang các danh mục khác, đồng thời đẩy nhanh việc cắt giảm thuế cho các mặt hàng còn lại trong danh mục này.

• Rà soát lại và giảm các mặt hàng trong Danh mục Loại trừ Hoàn toàn, chỉ giữ lại những mặt hàng được xác định theo Điều 9 của Hiệp định CEPT.

• Giảm thuế các mặt hàng theo CEPT xuống 0% vào năm 2010 đối với các nước thành viên cũ ASEAN-6 và năm 2015 với các thành viên mới.

• Thực hiện các chương trình thuận lợi hoá thương mại, bao gồm các thoả thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và hợp chuẩn, hài hoá về hải quan và nhiều chương trình khác.

3.2.2.5. Điều kiện để các sản phẩm được hưởng ưu đãi trong khuôn khổ CEPT/AFTA: CEPT/AFTA:

Để được hưởng những ưu đãi về thuế nhập khẩu theo chương trình CEPT, các sản phẩm cần phải thoả mãn đồng thời các điều kiện cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc có đi có lại, tức là: một sản phẩm muốn được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu phải là sản phẩm đồng thời có trong danh mục cắt giảm thuế của cả nước xuất khẩu và nhập khẩu, và sản phẩm đó phải có thuế suất dưới 20%.

- Sản phẩm đó phải thoả mãn quy chế xuất xứ ASEAN, tức là phải có ít nhất 40% thành phần của nó có xuất xứ từ các nước ASEAN (tính gộp các nước). Trên cơ sở thành phần xuất xứ này, các sản phẩm phải có giấy chứng nhận xuất xứ (Mẫu D) do cơ quan được Chính phủ của từng nước cho phép cấp.

Sơ đồ thể hiện quá trình cắt giảm thuế theo Chương trình CEPT của các nước ASEAN căn cứ theo số liệu cam kết và thực hiện của các nước (xem tại Phụ lục I). Theo biểu đồ này, kết quả cắt giảm thuế theo CEPT thể hiện rõ xu hướng giảm xuống dưới 5% vào năm 2003 đối với tất cả các nước ASEAN. Vào thời điểm này, thuế quan bình quân theo CEPT của ASEAN sẽ đạt mức rất thấp là 2,6%, đây là kết quả của quá trình cắt giảm thuế liên tục hàng năm của tất cả các nước ASEAN.

3.2.3 Nội dung loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (NTBs)

Để tiến tới việc hoàn thành AFTA, Điều 5 của Hiệp định CEPT còn xác định mục tiêu loại bỏ các hàng rào phi thuế quan như hạn chế số lượng, hạn ngạch giá trị nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu có tác dụng hạn chế định lượng... trong vòng 5 năm sau khi một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan.

Với mục tiêu đựơc đưa ra theo Hiệp định, năm 1995 các nước ASEAN đã thành lập Nhóm Công tác về Vấn đề các Hàng rào phi thuế để xác định và xây dựng chương trình huỷ bỏ các hàng rào phi thuế ảnh hưởng thương mại khu vực. Dựa trên kết quả làm việc của nhóm công tác, các nước đã xác định các biện pháp ảnh hưởng rộng và chủ yếu đối với thương mại hàng hoá trong khu vực ASEAN là phụ thu hải quan và các biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới thương mại (TBT). Năm

Thu? quan trung bình theo CEPT giai đo?n 1998-2003 (Theo s? li?u c?a Ban thư ký ASEAN)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Năm T ? su ?t ( % ) Brunei Indonesia Lµo Malaysia Myanmar Phillippin es Singapor e Th¸i Lan ViÖt Nam ASEAN*

1995, phụ thu hải quan được áp dụng trên 2683 dòng thuế và các biện pháp kỹ thuật cản trở thương mại (bao gồm cả các yêu cầu về đặc điểm sản phẩm) ảnh hưởng tới trên 975 dòng thuế của các nước. Trên cơ sở đó, tại phiên họp Hội đồng AFTA lần thứ 8 các nước ASEAN đã thống nhất quyết định thời hạn loại bỏ các biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới thương mại là hết năm 2003.

Các hàng rào phi thuế quan phổ biến nhất của ASEAN theo dòng thuế (Năm 1995) Hàng rào phi thuế quan Số dòng thuế bị ảnh hưởng

Phụ thu hải quan 2683

Phụ phí 126

Nhập khẩu theo kênh độc quyền 65

Điều hành của thương mại nhà nước

10

Các biện pháp kỹ thuật (TBT) 568

Yêu cầu về đặc điểm sản phẩm 407

Các yêu cầu về tiếp thị 3

Các quy định kỹ thuật 3

Nguồn: Ban Thư ký ASEAN, 1995

Cùng với nhóm công tác về vấn đề các hàng rào phi thuế, các cơ chế tổ chức khác cũng được giao nhiệm vụ tham gia vào thực hiện mục tiêu này trong lĩnh vực cụ thể. Uỷ ban Tư vấn ASEAN về Tiêu chuẩn và Chất lượng (ACCSQ) hỗ trợ cho việc thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật và các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN. Hội nghị các quan chức cao cấp trong nông và lâm nghiệp (SOM AMAF) đảm nhiệm việc loại bỏ các hàng rào về vệ sinh và vệ sinh dịch tễ (SPS) trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp.

ACCSQ đã đưa ra 20 nhóm sản phẩm để ưu tiên hài hoà tiêu chuẩn ASEAN, đó là:

1. Điều hoà 11. Di ốt

2. Tủ lạnh 12. Linh kiện TV và radio

3. Radio 13. Loa và linh kiện loa

4. Điện thoại 14. Linh kiện cảm ứng

5. TV 15. Tụ điện

6. Thiết bị Video 16. Điện trở

7. Mạch in 17. Chuyển mạch

8. Các loại máy phát điện 18. Đèn hình

9. Màn hình, bàn phím máy tính 19. Găng tay cao su 10. Thạch anh điện - từ 20. Bao cao su

Nhận thức được tầm quan trọng của các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong việc loại bỏ các hàng rào kỹ thuật, các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về các Thoả thuận Thừa nhận lẫn nhau (MRAs) tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ VI tháng 12 năm 1998. Căn cứ theo Hiệp định, cho đến nay ba nhóm công tác về hài hoà tiêu chuẩn các sản phẩm Mỹ phẩm, Dược phẩm và Điện và Diện tử đã được thành lập và đi vào hoạt động.

Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, 14 sản phẩm đã được các nước ưu tiên để hài hoà tiêu chuẩn, bao gồm: gạo, xoài, dừa, gừng, dendrobium, lạc, bắp cải, hạt tiêu đen, hành, cam, cà phê, dứa và chuối. Các nước ASEAN cũng đã hài hoà tiêu chuẩn đối với hàm lượng còn lại tối đa của thuốc trừ sâu sử dụng cho rau quả để thúc đẩy trao đổi buôn bán mặt hàng này trong khu vực.

Các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại khu vực ASEAN có thể nói là rất đa dạng và tạo ra nhiều trở ngại, nó có thể làm giảm đáng kể, thậm chí triệt tiêu các ý nghĩa của việc cắt giảm thuế quan. Do đó, vấn đề loại bỏ các hàng rào phi thuế được các nước ASEAN rất chú trọng trong quá trình thực hiện Khu vực Thương mại Tự do AFTA. Những phần tiếp theo của chương này sẽ đề cập tiếp tới các hoạt động đó, cũng như nhiều hoạt động tạo thuận lợi thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp khác.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ kinh tế quốc tế docx (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w