Hội nhập kinh tế của Việt Nam với ASEAN

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ kinh tế quốc tế docx (Trang 47 - 53)

IV. Việt Nam trong ASEAN:

4.3.Hội nhập kinh tế của Việt Nam với ASEAN

4.3.1. Việt Nam-ASEAn 10 năm nhìn lại:

Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế-thương mại, Việt Nam từng bước tham gia tích cực hầu hết các chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ, nông-lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông-vận tải, bưu chính- viễn thông, năng lượng, du lịch và hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công. Việt Nam đã thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế khu vực và luôn nỗ lực đảm bảo tiến độ thực hiện các cam kết của mình với ASEAN trong khuôn khổ Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm thực hiện Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS); Hiệp định hợp tác đầu tư (AIA); Chương trình hợp tác công nghiệp (AICO); Phát triển kinh tế Hành lang Ðông - Tây, v.v. Trong điều kiện sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam với hầu hết các nước thành viên ASEAN còn lớn như hiện nay, những nỗ lực thực hiện các cam kết trong AFTA được các nước ASEAN đánh giá cao.

Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào quá trình kết nạp các nước thành viên mới bao gồm Lào, Myanmar và Campuchia vào ASEAN, hình thành một khối ASEAN thống nhất gồm tất cả 10 quốc gia ở Đông - Nam Á, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ chia rẽ và đối đầu, các nước Đông - Nam Á đã vượt qua những trở ngại để trở thành một khối thống nhất trong đa dạng, đoàn kết và hợp tác trong một tổ chức khu vực, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quan trọng trên lĩnh vực kinh tế của ASEAN: Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM), Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN (SEOM) và nhiều hội nghị liên quan khác của ASEAN được tổ chức tại Việt Nam.

Trong bối cảnh khu vực đang chịu những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 1997, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (1998), đồng thời đóng góp nhiều vào việc xây dựng Chương trình Hành động Hà Nội (HPA), đưa ra các biện pháp cụ thể để thực hiện Tầm nhìn 2020.

Tốc độ chậm chạp và không đồng đều của hợp tác xã ASEAN không ảnh hưởng chút nào đến hoạt động tăng trưởng kinh tế của từng nước thành viên. Về cuối thập kỷ 80, các cuộc cải cánh hướng tới tự do hoá kết hợp với việc quản lí kinh tế vĩ mô phù hợp đã dẫn đến những tốc độ tăng trưởng kinh tế chuă từng có trong hầu hết các nước ASEAN. Vào thập kỉ 90, phần lớn các nền kinh tế ASEAN đang phát triển với tốc độ từ 7% đến 10% quyết đinh lịch sử của Việt Nam bắt đầu giai đoạn đổi mới kinh tế một phần bị thúc đẩy bởi mục tiêu bắt kịp nhưũng người láng giềng ASEAN thành công cảu mình. Sự thành công của phát triển theo hướng xuất khẩu của các nền kinh tế Đông Á có giá trị thuyết phục Việt Nam về một con đương hướng tới phía trước đó là áp dụng những chính sách theo định hướng xuất khẩu tạo cho các công ty tiếp cận dễ dàng hơn với việc tăng cường xuất và nhập khẩu. Việt Nam thấy rằng một môi trường kinh tế có thể dự báo được, những quy tăc liên chứng, cơ sở hạ tầng phù hợp, và những điều kiện ổn định về mặt kinh tế và sựu kết hợp cần thiết các nhân tố đó đã dẫn đến thành công của những người ASEAN.

Mục đích tránh tụt hậu của Việt Nam sẽ không dễ dàng. Mặc dù nền kinh tế của Việt Nam vận hành ở mức khá trong 10 năm qua, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chính sách quan trọng. Vào lúc bắt đầu quá trình đổi mới năm 1986, Việt Nam chấp nhận cơ chế thị trường là phương tiện phân bổ nguồn lực và là nhu cầu để định hướng lại các thể chế kinh tế của mình theo cơ chế đó. Mặc dù các cuộc cải cách lúc đầu là đáp ứng các thách thức trong nước, những cuộc cải cách này nhanh chóng chuyển sang cá hc lĩnh vực thương mại và đầu tư nước ngoài với những bằng chứng về tự do hóa một phần các luồng luân chuyển vốn và hàng hóa. Tuy nhiên, vẫn còn xu hướng tự lực cánh sinh. Điều này đã được biểu lộ bởi những cố gắng tạo nên các tổng công ty nhà nước quy mô lớn có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài và những hạn chế về đầu tư nước ngoài trong một số ngành then chốt. Môi trường thể chế của Việt Nam có thể thấy đang tiến triển hướng tới một sân chơi cân bằng hơn cho doanh nghiệp vốn trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, nỗ lực riêng của Việt Nam mở cửa nền kinh tế và mở rộng các mối quan hệ của mình với thế giới bên ngoài là một yếu tố then chốt cho hoạt động kinh tế gây ấn tượng của nó.

Địa vị thành viên ASEAN của Việt Nam đã củng cố các mối liên kết thương mại và đầu tư của nước này với các nước ASEAN cũng như với các đối tác thương mại đông Á. Nề kinh tế Việt Nam bổ sung cho các nền kinh tế ASEAN phát triển hơn (ví dụ: Singapore, Malaysia) trong khi đó có sự pha trộn giữa bổ sung và cạnh

tranh với Thái Lan, Philipin và Indonesia. Tương tự như Việt Nam, ba nền kinh tế này giựa phần lớn vào việc sản xuất hàng chế tạo sử dụng nhiều lao động phục vụ cho xuất khẩu. Nhứng nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam đến từ các nước này và cũng nhập khẩu lớn từ các nước đó.

Ngoài việc tăng cường các mối liên kết thương mại và đầu tư trong khu vực, địa vị thành viên ASEAN của Việt Nam còn là một cơ chế quan trọng để ràng buộc chính phủ với các quyết định chính sách và đề phòng sự có thể đảo ngược chính sách. Địa vị thành viên của Việt Nảm trong ASEAN sẽ gây áp lực đối với những nhà lập chính sách đẩy các cuộc cải cách tiến nhanh hơn nữa. Những cam kết quốc tế có thể trợ giúp để ràng buộc các cuộc cải cách này trong khi giảm thiểu những sự phản ứng trước mắt trong nước. Phương pháp mà Việt Nam sử dụng để nâng cao vai trò của mình trong ASEAN sẽ là một then chốt trong việc xác định lộ trình đặc biệt hướng tới sự cởi mở và chuyển đổi.

4.3.2. Đẩy nhanh hội nhập các ngành ưu tiên tiến tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN:

Từ năm 2003, khi chương trình CEPT/AFTA, nội dung cốt lõi của hội nhập kinh tế nội khối trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, bước vào giai đoạn thực hiện cuối cùng, các nước ASEAN đã quyết định đẩy nhanh hội nhập kinh tế khu vực thông qua các ngành ưu tiên để tiến tới mục tiêu Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2020. ASEAN đã chọn ra 11 ngành để ưu tiên đẩy nhanh hội nhập trong ASEAN bao gồm sản phẩm gỗ, nông sản, ôtô, sản phẩm cao su, điện tử, dệt may, thủy sản, e-ASEAN, vận tải hàng không, du lịch và y tế. Sau khi Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ X tháng 11/2004 tại Viên Chăn, Lào đã thông qua Hiệp định khung về Hội nhập các ngành ưu nhập trong ASEAN; các Nghị định thư và các Lộ trình Hội nhập cho từng ngành.

Nội dung các văn kiện này bao quát các nguyên tắc hội nhập chung và các biện pháp cụ thể đẩy nhanh tự do hoá thương mại các sản phẩm, dịch vụ liên quan, các biện pháp hài hoà tiêu chuẩn, đơn giản hoá thủ tục hải quan, thuận lợi hoá thương mại, v.v. Đáng chú ý nhất phải kể đến biện pháp đẩy nhanh tự do hoá thuế quan sớm 3 năm với các sản phẩm ưu tiên. Theo CEPT thời hạn giảm thuế xuống 0-5% là 2010 (với ASEAN-6) và 2015 (với CLMV). Với các lĩnh vực ưu tiên, lộ trình này sẽ được đẩy nhanh 3 năm, tương ứng là 2007 (ASEAN-6) và 2012 (CLMV). Trong từng lĩnh vực ưu tiên sẽ bao gồm danh mục sản phẩm đẩy nhanh giảm thuế trong đó không bao gồm các sản phẩm đang thuộc các danh mục nhạy cảm TEL, GEL. Tổng số dòng thuế của tất cả các danh mục loại trừ không quá 15% tổng số sản phẩm của các lĩnh vực ưu tiên.

Kể từ đầu năm 2005, hàng loạt biện pháp đã được triển khai bao gồm cả các biện pháp nền chung, áp dụng cho tất cả các ngành, và các biện pháp cụ thể cho từng ngành. Mục tiêu hàng đầu của ASEAN hiện nay là tập trung nguồn lực hỗ trợ tiến trình hội nhập các ngành ưu tiên này, tạo tiền đề quan trọng để nhân rộng cho các ngành khác trong tương lai.

Với mong muốn đóng góp tích cực hơn nữa vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, và trên cơ sở tiềm năng phát triển ngành, Việt Nam đã đảm nhận vai trò nước Đồng Chủ trì ngành nông sản cùng với nước Điều phối là Myanmar.

4.4. Mậu dịch tự do khu vực và cải cách chính sách:

Phạm vi mà ASEAN có thể ảnh hưởng đến phương hướng và tốc độ cải cách ở Việt Nam đã được đặt ra để kiểm nghiệm về khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). AFTA cho đến nay cho đến nay là chương trình hợp tác kinh tế mang nhiều hoài bão nhất trong ASEAN. Tầm quan trọng của sự tham gia Việt Nam trong AFTA đã được tranh cãi ở vài nơi. Việc tham gia AFTA sẽ mở rộng các thị trường của Việt Nam và đem lại sự gia tăng của luồng đầu tư. Sự tham gia của Việt Nam vào một thị trường ASEAN với 500 triệu dân sẽ tạo nên cơ hội để đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn, theo đó đem lại lợi thế về giá. Đầu vào với giá thấp hơn từ các nước ASEAN có thể cắt giảm chi phí hơn nữa cho các nhà xuất khẩu Việt Nam và như vậy làm tăng khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới. Người tiêu dùng trong nước cũng sẽ được hưởng lợi từ giá thành thấp hơn. Đối với một số mặt hàng nông sản mà Việt Nam là nhà xuất khẩu độc nhất, một thị truờng ASEAN được mở rộng cơ bản sẽ là mối lợi lớn.

Về tác động của AFTA đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã có những cuộc tranh luận của các bên. Có lẽ là FDI của Việt Nam sẽ gia tăng từ các nguồn cả trong và ngoài ASEAN. Khi còn có sự khác biệt về giá cả, các nhà đầu tư từ trong ASEAN sẽ vẫn được khuyền khích định vị ở Viêt Nam. Họ cũng sẽ đầu tư vào các lĩnh vực vẫn còn được Việt Nam bảo hộ (mặc dù điều này có thể có nghĩa là những sản phẩm đó sẽ không được nhận nhượng bộ CEPT) đối với các nhà đầu tư ngoài ASEAN, quy tắc 40% hàm lượng nội khối cho nhượng bộ CEPT có thể là một yếu tố để định vị ở Việt Nam nhằm được tiếp cận thị trờng ASEAN. Về mặt tiêu cực lợi nhuận của FDI ở Việt Nam có thể bị ảnh hưởng nếu như các nghành thực sự được tự do hóa, trước đây, có một chính sách chủ ý bảo hộ cho một số nghành công nghiệp để khuyến khích FDI đem vào vốn và công nghệ (như trong trường hợp ôtô). Nếu việc bảo hộ thực sự được hủy bỏ và sự cạnh tranh ASEAN xuất hiện trên thị truờng, khi đó khả năng của các công ty có thể bị ảnh hưởng vì nói chung, các công ty này có công suất sản xuất nhỏ và không chuẩn bị sẵn sàng cho cạnh tranh quốc tế.

Tuy nhiên các nhà lập chính sách của Việt Nam tiếp tục tóm lấy những vấn đề cơ bản liên quan đến việc tham gia AFTA. Một vấn đề liên quan là việc cắt giảm thuế quan sẽ gây ra ảnh hưởng đối với ngân sách nhà nước. Một giải pháp đang được dự tính là sắp xếp lại cơ cấu các “Biểu thuế nhập khẩu” của Việt Nam trong phạm vi đựơc phép của AFTA từ 0-5%. Một vấn đề khác là khả năng non kém của Việt Nam trong cạnh tranh với các sản phẩm ASEAN có thể làm ngập lụt nền kinh tế Việt Nam và xóa sổ những ngành công nghiệp non trẻ của nước này ? Với trình độ vốn và công nghệ sản xuất thấp. Các nghàn công nghiệp trong nước có lẽ phải trải qua các khó khăn khi các sản phẩm ASEAN rẻ hơn tràn vào thị trường. Những ngành công nghiệp dễ bị tổn thưong nhất là những ngành đang được bảo hộ cao, đa số là các doanh nghiệp nhà nước, nghành sản xuất các sản phẩm như dầu lửa, thép, phân hóa học, và xi măng. Vấn đề này rất quan trọng vì các doanh nghiệp nhà nước sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động và đóng góp 50% ngân sách nhà nước. Các ngành công nghiệp khác có thể bị ảnh hưởng là các nghành sản xuất các mặt hàng chế tạo sử dụng nhiều vốn. Một vấn đề cuối cùng là khả năng của Việt Nam bước vào các nghành chế tạo sử dụng nhiều vốn, công nghệ cao và sự quan tâm về nhà nước tương đối tiên tiến của những người láng giềng ASEAN có thể làm cho quá trình bắt kịp khu vực trở nên khó khăn nếu không nói là không thể.

Mặc dù Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ đối với AFTA, những sự trì hoãn gần đây trong việc thực hiện các cam kết này đã làm nảy sinh những lo ngại lớn cuả ASEAN. Phương pháp có chủ ý của Việt Nam đối với các cam kết AFTA thể hiện sự phản ánh “nước đôi” tiểu biểu cho quá trình cải cách của nước này – một mặt cố gắn tham gia nền kinh tế thế giới, nhưng đồng thời muốn duy trì một nền kinh tế theo kế hoạch. Mặc dù Việt Nam có thể coi phương pháp này là lộ trình hiện thực hơn cho việc chuyển đổi, luôn luôn có một mối nguy hiểm là điều này cũng làm chậm lại những thay đổi về thể chế cần thiết, rất bức thiết cho quá trình toàn cầu hóa. Địa vị thành viên ASEAN, vì vậy, sẽ được dùng để gây áp lực lên các nhà lập chính sách đẩy mạnh quá trình cải cách của Việt Nam.

Có thể phỏng đoán rằng sự thừa kế tính linh hoạt và khối nhất trí lâu dài của ASEAN đã giúp Việt Nam làm chậm lại những cam kết AFTA của nước này. Như vậy, thay vì sử dụng vị trí thành viên ASEAN như một đòn bẩy chính sách, Việt Nam dường như đã vận dụng tối đa tính linh hoạt được phép trong khuôn khổ CEPT cũng như trong bản thân các quá trình ASEAN để theo đuổi một tốc độ có chủ ý hơn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ CEPT của họ với mục đích quốc gia “bặt kịp” những người láng giềng ASEAN của mình, chiến lược AFTA hiện nay của Việt Nam có thể gánh chịu những hậu quả có hại hơn về lâu dài. Các nguyên tắc có đi có lại cho việc trao đổi những nhượng bộ trong CEPT ngụ í rằng những lợi ích của Việt Nam bị trì hoãn nếu các điều kiện cho việc hưởng các nhượng bộ này không được đáp ứng. Việt Nam cũng đã được kéo dày thời hạn thêm 3 năm để đáp ứng các mục tiêu trong AFTA. Phương pháp sáng suốt hơn là nên cố gắng đáp ứng rút ngắn khoảng thời gian gia hạn này chứ không phải là làm chậm trễ. Tự do

hóa ASEAN về thương mại (thông qua AFTA và về ngành dịch vụ) sẽ là những lĩnh vực quan tâm then chốt của Việt Nam. Mặc dù phương hướng tổng thể của các chính sách trong nước của Việt Nam là rõ ràng đối với 2 lĩnh vực này, phạm vi và tốc độ của các chính sách này vẫn là những vấn đề còn phân tán. Những năm đầu tham gia AFTA, dường như Việt Nam vẫn chưa khai thác đầy đủ chương trình này để đẩy nhanh hơn nữa những biện pháp mở cửa. Có nhiều lĩnh vực, để tăng cường các cuộc cải cách liên tục các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, nên tiến hành dỡ bỏ nhiều hàng rào phi thuế quan có thể cản trở việc hưởng các nhượng bộ trong

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ kinh tế quốc tế docx (Trang 47 - 53)