Đẩy nhanh hội nhập các ngành ưu tiên tiến tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN:

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ kinh tế quốc tế docx (Trang 49 - 50)

IV. Việt Nam trong ASEAN:

4.3.2. Đẩy nhanh hội nhập các ngành ưu tiên tiến tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN:

Từ năm 2003, khi chương trình CEPT/AFTA, nội dung cốt lõi của hội nhập kinh tế nội khối trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, bước vào giai đoạn thực hiện cuối cùng, các nước ASEAN đã quyết định đẩy nhanh hội nhập kinh tế khu vực thông qua các ngành ưu tiên để tiến tới mục tiêu Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2020. ASEAN đã chọn ra 11 ngành để ưu tiên đẩy nhanh hội nhập trong ASEAN bao gồm sản phẩm gỗ, nông sản, ôtô, sản phẩm cao su, điện tử, dệt may, thủy sản, e-ASEAN, vận tải hàng không, du lịch và y tế. Sau khi Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ X tháng 11/2004 tại Viên Chăn, Lào đã thông qua Hiệp định khung về Hội nhập các ngành ưu nhập trong ASEAN; các Nghị định thư và các Lộ trình Hội nhập cho từng ngành.

Nội dung các văn kiện này bao quát các nguyên tắc hội nhập chung và các biện pháp cụ thể đẩy nhanh tự do hoá thương mại các sản phẩm, dịch vụ liên quan, các biện pháp hài hoà tiêu chuẩn, đơn giản hoá thủ tục hải quan, thuận lợi hoá thương mại, v.v. Đáng chú ý nhất phải kể đến biện pháp đẩy nhanh tự do hoá thuế quan sớm 3 năm với các sản phẩm ưu tiên. Theo CEPT thời hạn giảm thuế xuống 0-5% là 2010 (với ASEAN-6) và 2015 (với CLMV). Với các lĩnh vực ưu tiên, lộ trình này sẽ được đẩy nhanh 3 năm, tương ứng là 2007 (ASEAN-6) và 2012 (CLMV). Trong từng lĩnh vực ưu tiên sẽ bao gồm danh mục sản phẩm đẩy nhanh giảm thuế trong đó không bao gồm các sản phẩm đang thuộc các danh mục nhạy cảm TEL, GEL. Tổng số dòng thuế của tất cả các danh mục loại trừ không quá 15% tổng số sản phẩm của các lĩnh vực ưu tiên.

Kể từ đầu năm 2005, hàng loạt biện pháp đã được triển khai bao gồm cả các biện pháp nền chung, áp dụng cho tất cả các ngành, và các biện pháp cụ thể cho từng ngành. Mục tiêu hàng đầu của ASEAN hiện nay là tập trung nguồn lực hỗ trợ tiến trình hội nhập các ngành ưu tiên này, tạo tiền đề quan trọng để nhân rộng cho các ngành khác trong tương lai.

Với mong muốn đóng góp tích cực hơn nữa vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, và trên cơ sở tiềm năng phát triển ngành, Việt Nam đã đảm nhận vai trò nước Đồng Chủ trì ngành nông sản cùng với nước Điều phối là Myanmar.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ kinh tế quốc tế docx (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w