IV. Việt Nam trong ASEAN:
4.1. Chiến lược tham gia ASEAN
Sự hội nhập Việt Nam- ASEAN là sự hội nhập có định hướng. Hội nhập vào các nước Đông Nam Á như Việt Nam vừa qua là một xu thế rất yếu, theo đúng quỹ đạo xét cả về trước mắt cũng như lâu dài. Nhưng hội nhập theo những nguyên tắc nào thì đây lại là vấn đề cần tranh luận để làm sáng tỏ. Theo tinh thần cơ bản của chiến lược đối ngoại ghi trong đai hội VII và được khẳng định trong hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (cuối 1993) thì ta có thể khái quát một số điểm sau đây:
Thứ nhất là: Với thiện chí là bạn của tất cả các nước, quan điểm nhất quán của Đảng ta là tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, trên tinh thần hợp tác, bình đẳng cùng có lợi giữa các nước thành viên. Thừa nhận sự đa dạng hoá các loại hình quan hệ và bản sác độc đáo riêng của mỗi nước. Và chính từ đó có thể hiểu tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt đấy là: Lấy mục tiêu lợi ích chung giữa các quốc gia làm điểm tương đồng trên cơ sở “thống nhất trong sự đa dạng” nhằm tạo ra sự đồng cảm và nhất trí cao đối với những vấn đề có tác động chi phối với các thành viên .
Thứ hai là: Hoà nhập nhưng không lệ thuộc, không trông chờ, ỷ lại, tư duy thụ động. Tôn trọng những gì bè bạn đã vô tư hào hiệp giúp đỡ ta, nhưng đồng thời phải khẳng định có tính nguyên tắc: hợp tác trên tinh thần tự lực tự cường, giữ vững độc lập chủ quyền về các mặt. Đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá là nhằm để bảo vệnền sản xuất trong nước, khai thác có hiệu quả tài nguyên quốc gia. Củng cố độc lập dân tộc, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách tụt hậu từng bước phấn đấu đuổi kịp các nước trong khu vực; giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc là mục tiêu tổng quát của hợp tác, là nhằm tạo ra những lợi thế để sớm khẳng định vai trò và vị trí của ta trong đối tác bình đẳng cùng có lợi với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Thứ ba là: cùng với việc đẩy mạnh hợp tác trong khu vực, Đảng ta chủ chương quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị – xã hội. Tất nhiên mở rộng không phải với ý nghĩa dàn trải mà là mở rộng có trọng điểm, tuỳ thuộc vào từng vấn đề và vào từng thời điểm mà có những quyết định phù hợp. Ta chủ trương mở rộng nhằm củng cố lợi ích của chúng ta nhưng không làm phương hại đến lợi ích của các nước khác. Mở rộng trên tinh thần kết hợp lợi ích dân tộc với việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước, không vì quan hệ với quốc gia này mà xa lánh với quốc gia khác . Không làm cho các quan hệ trở ngại lẫn nhau mà hướng nó vào các mục tiêu, trước hết là phát triển kinh tế. Phương hướng chung để thực hiện chính sách đối ngoại một cách chủ động là tranh thủ mọi điều kiện khách quan thuận lợi để tăng cường hợp tác; tranh thủ vốn,kỹ thuật cho sự nghiệp đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hội nhập với ASEAN,nhưng không chỉ chú trọng đến ASEAN mà xem nhẹ các quan hệ khác. Ngược lại, cũng không chỉ chú trọng đối tác với các nước khác mà xem nhẹ vai trò của ASEAN. Quan hệ và hợp tác nhiều mặt nhưng vẫn giữ được chủ quyền của mình cả về kinh tế, văn hóa, xã hội mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một áp lực nào từ bên ngoài.
Vị trí thành viên ASEAN của việt nam xuất hiện tại thời điểm khi tầm cỡ và phạm vi của các hoạt động hợp tác ASEAN ngày càng tăng nhanh.Những yêu cầu phức tạp của việc hội nhập ASEAN đã tạo ra những thách thức đáng kể cho các nhà lập chính sách và các tổ chức của Việt Nam.Tuy nhiên kinh nhiệm thực tế sử xự với các tổ chức và các hoạt động hợp tác ASEAN đã tăng cường khả năng của Việt Nam để tham gia có hiệu quả trong lĩnh vực quốc tế. Là một cơ chế cho việc tăng cường sự hội nhập của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và thế giới,vị trí thành viên ASEAN đã giúp nhiều cho Việt Nam. Ưu tiên cao nhất của Việt Nam trong bất kì chiến lược tham gia ASEAN mới nào là thực hiện các cam kết hợp tác ASEAN đã được tiến hành với sự lưu ý đặc biệt đối với khu vực mậu dịch tự do ASEAN. AFTA là hiệp định hợp tác kinh tế quan trọng nhất của ASEAN,nhiều sự tin cậy của ASEAN dựa vào đó.Sự tham gia đầy ý nghĩa và quan trọng của Việt Nam trong AFTA sẽ xây dựng lòng tin của asean đối với Việt Nam tham gia đầy đủ các hiệp định hợp tác ASEAN.Tuy nhiên quan trọng nhất là việc thực hiện thành công các cam kết AFTA của Việt Nam sẽ đem lại lợi ích đáng kể cho bản thân nước này,cũng như thu hút hình ảnh quốc tế tích cực và sự tin tưởng lớn hơn trong các nhà đầu tư. Ngoài việc đáp ứng những cam kết ASEAN trước đây, chiến lược tham gia ASEAN của Việt Nam sẽ dựa vào phần lớn hai vấn đề rằng buộc lẫn nhau sau đây:
-Chương trình hợp tác ASEAN tương lai. Phạm vi và hình thức của các hoạt động hợp tác tương lai sẽ đóng góp một vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung và phương hướng việc tham gia cua Việt Nam trong ASEAN.
-Năng lực hoạt động có hiệu quả của Việt Nam trong những dàn xếp cơ cấu dây chuyền thể chế ASEAN sẽ xác định khả năng của Việt Nam đưa chương trình
nghị sự riêng của nước này vào kế hoạch các hoạt động và cam kết hợp tác ASEAN trong tương lai.
Vì vậy, để có thể tham gia ASEAN, Việt Nam phải hiểu rõ các lĩnh vực khả dĩ hợp tác asean trong tương lai và cơ cấu dây truyền thể chế xây dựng nên các hiệp định. Để thực hiện có hiệu quả công việc này, Viêt Nam cần xem xét quá trình lịch sử của thể chế và hợp tác ASEAN, cũng như phân tích hiện tượng hoạt động của ASEAN.
Ở góc độ lớn hơn, việc tham gia ASEAN của Việt Nam phải chứng minh rõ ràng và không mập mờ những cam kết của mình đối với những giá trị ASEAN. Sự rằng buộc ASEAN chủ yếu xuất phát từ cả sức mạnh cá thể của mỗi quốc gia thành viên lẫn sự chia sẻ hiểu biết và cam kết chung cho những lí tưởng ASEAN. Chiến lược hớp tác ASEAN của Việt Nam sẽ cẫn bao gồm:
- Sự tham gia rộng rãi hơn trong những vấn đề ASEAN.
-Mạn đàm chặt chẽ với ASEAN trong việc xây dựng lập trường chung ở những diễn đần quốc tế khác nhau, từ những tuyên bố quốc tế, phê chuẩn các cuộc đàm phán thương mại. Nhạy cảm hơn đối với lợi ích và các mối quan tâm của từng quốc gia thành viên, của khu vực và quốc tế. Một khi có được kế hoạch chiến lược, Việt Nam có hai sự lựa chọn tham gia thực tế với ASEAN:
+Một chiến lược ASEAN thụ động được xây dựng theo kiểu” chạy theo”trên đường đua khi những sự kiện và các hiệp định hợp tác mới được mở ra . Điều khó khăn là Việt Nam có thể buộc phải đáp ứng những cam kết không ăn nhập gì với mục tiêu chiến lược dài hạn của quốc gia.Hơn nữa, một loạt kết quả của các chính sách “phản tác dụng” có thể mâu thuẫn chứ không phải bổ sung lẫn nhau
+ Một phương án ASEAN “đón đầu”là để cho Việt Nam tham gia nhiều hơn vào việc xây dựng chương trình hợp tác ASEAN . Điều này có thể đảm bảo rằng các hoạt động hợp tác tương lai chắc chắn là bổ sung cho những mối quan tâm quốc gia riêng của Việt Nam .Tuy nhiên,chỉ với một khả năng thể chế mạnh và am hiểu các cơ cấu dây chuyền thể chế ASEAN , Việt Nam sẽ có thể theo con đường này thành công.