Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện khi bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện

Một phần của tài liệu Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẮT ĐẦU LẠI THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1.3. Nội dung của căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong Pháp luật dân sự Việt Nam

1.3.2. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện khi bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện

42Hoàng Thế Liên (Chủ biên), tlđd số 22, tr. 347.

43Nguyễn Thị Bích Ly (2014), Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn cử nhân Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.29.

44Đỗ Văn Đại (2014), tlđd số 4, tr.865.

Căn cứ thứ hai được áp dụng để tính thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại không chỉ dừng lại ở mức độ thừa nhận nghĩa vụ, với yếu tố chứng minh nghĩa vụ đã được thực hiện xong một phần, nhưng chưa thực hiện xong toàn phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 162 BLDS 2005. Thực hiện nghĩa vụ được xem như bước tiếp theo và hệ quả của sự thừa nhận nghĩa vụ gắn với trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ còn lại. Vì thế, nếu thừa nhận nghĩa vụ là căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện thì thực hiện xong một phần nghĩa vụ lại càng phải được xem là căn cứ để bắt đầu lại thời hiệu như một tính tất yếu.

Thực hiện xong một phần nghĩa vụ mang hình bóng của căn cứ thừa nhận nghĩa vụ, bởi nếu không thừa nhận chắc chắn cũng không có việc thực hiện nghĩa vụ. Thực hiện xong một phần nghĩa vụ dẫn đến thời hiệu bắt đầu lại được suy xét trên cơ sở “thừa nhận ngầm” nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ đó, mặc dù việc thực hiện chỉ là một phần. Giống như căn cứ thừa nhận nghĩa vụ luật không quy định căn cứ thực hiện xong một phần nghĩa vụ phải diễn ra trong thời gian nào, nên thời điểm xảy ra căn cứ thừa nhận nghĩa vụ có thể suy luận chấp nhận khi thời hiệu khởi kiện còn hoặc hết, trong hay ngoài tố tụng. Nhưng điều đáng xem xét nhất đối với căn cứ này không phải là thời điểm xảy ra căn cứ mà là cách hiểu và vận dụng thống nhất về nội hàm căn cứ.

Việc hiểu thế nào là thực hiện xong một phần nghĩa vụ xét về mặt lý luận lẫn thực tiễn còn nhiều điều cần bàn luận. Về lý luận, do chưa có hướng dẫn, giải thích của văn bản pháp luật đối với thuật ngữ thực hiện “xong một phần nghĩa vụ” đã làm nảy sinh mối băn khoăn trong nhận thức áp dụng căn cứ. Về thực tiễn, nghĩa vụ tuy được thực hiện, nhưng chưa xong phần nào hoặc không thể xác định là đã hoàn thành một phần khó có thể coi là căn cứ bắt đầu lại thời hiệu theo như ngôn từ của quy định này. Nút thắt của căn cứ chỉ được tháo gỡ khi giải mã hoàn chỉnh và thống nhất về cách hiểu và áp dụng.

Thực hiện xong một phần nghĩa vụ có thể được hiểu là thực hiện xong một phần nghĩa vụ trong tổng thể nghĩa vụ chung phân định rõ ràng những phần vụ khác nhau. Nhưng nếu giản đơn ở mức độ nghĩa vụ luôn được phân thành các nghĩa vụ nhỏ cụ thể thì không có gì phải bàn. Vì trên thực tế có sự phong phú về nghĩa vụ và sự thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể không phải lúc nào cũng làm cho các nghĩa vụ tách bạch.

Đối với trường hợp chỉ có một quan hệ tranh chấp được yêu cầu giải quyết trong vụ án, nhưng nghĩa vụ không được phân thành các phần nhỏ như quan hệ vay

mượn tiền. Trong đó khoản nợ tiền vay, khoản tiền lãi và toàn bộ khoản nợ đó được xác định phải trả trong cùng một thời điểm thì thanh toán số nợ bao nhiêu để được coi là “thực hiện xong một phần nghĩa vụ”. Câu trả lời quả thật không đơn giản và càng phức tạp khi xem xét thêm khoản tiền lãi mà các bên có thỏa thuận, bởi theo quy định của pháp luật hiện tại nếu thời hiệu khởi kiện hết thì chỉ được đòi lại tài sản đã cho vay-nợ gốc, còn tiền lãi thì không xem xét45. Hệ quả, người cho vay đứng trước nguy cơ bị mất khoản tiền lãi theo thỏa thuận khi thời hiệu khởi không được tính lại, nếu như không chứng minh được nghĩa vụ trả tiền vay đã được thực hiện xong một phần

Đối với trường hợp có nhiều nghĩa vụ xuất phát từ nhiều quan hệ pháp luậtcó liên quan với nhau, để xác định nghĩa vụ được thực hiện xong một phần khó khăn hơn nhiều so với nghĩa vụ phát sinh từ một quan hệ pháp luật. Vì luật vẫn chưa cho biết thực hiện xong một phần nghĩa vụ là của một hay của nhiều quan hệ pháp luật, kèm theo hệ quả của nó. Dẫn đến suy luận thực hiện xong một phần nghĩa vụ của một mối quan hệ pháp luật, chưa đủ điều kiện để thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại cho tất cả các mối quan hệ pháp luật khác có liên quan cùng giải quyết trong một vụ án. Nếu thời hiệu khởi kiện được khôi phục lại cho mối quan hệ pháp này có kéo theo hệ quả đó cho mối quan hệ pháp luật khác có liên quan có tranh chấp. Ví dụ:

vừa nợ tiền mua hàng hoặc nợ số lượng hàng chưa giao theo hợp đồng mua bán, vừa nợ tiền vay và được khởi kiện trong cùng một vụ án thì các loại nghĩa vụ đó thuộc hai quan hệ pháp luật khác nhau, nếu đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ số tiền vay có hiển nhiên khôi phục lại thời hiệu đối với nghĩa vụ trả nợ tiền hàng hoặc nghĩa vụ giao hàng trong quan hệ pháp luật mua bán hàng hóa hay không.

Căn cứ thực hiện xong một phần nghĩa vụ nếu được hiểu một cách máy móc theo nguyên nghĩa ngôn từ không tránh khỏi những vướng mắc về lý luận. Khi việc thực hiện nghĩa vụ có xảy ra, nhưng chưa xác định được đã thực hiện “xong một phần nghĩa vụ” thì rất có thể không thuộc trường hợp khôi phục lại thời hiệu khởi kiện. Tất nhiên, chiếu theo hệ quả pháp lý của nó người có quyền mất đi quyền khởi kiện, dù nghĩa vụ vẫn còn tồn tại và việc thực hiện nghĩa vụ tuy chưa xong một phần nhưng đã diễn ra. Ví dụ: đối với nghĩa vụ trả nợ vay gồm vốn gốc và lãi suất, bên có nghĩa vụ chỉ trả được một phần lãi suất thì có thể xem là thực hiện xong một

45Khoản 3 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012.

phần nghĩa vụ về lãi để khôi phục lại thời hiệu khởi kiện hay không quả là một câu hỏi nan giải.

Với những khiếm khuyết hiện hữu tại căn cứ này, ý kiến bổ sung, điều chỉnh đã được ghi nhận tại điểm b, khoản 1 Điều 157 BLDS 2015: “Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện”.

Việc bổ sung căn cứ thừa nhận thực hiện một phần nghĩa vụ theo chúng tôi không lấp đầy được nhược điểm còn tồn tại. Bởi lẽ, sự bổ sung căn cứ chỉ làm trùng lắp căn cứ bên có nghĩa vụ thừa nhận nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 157.

Thực hiện xong một phần nghĩa vụ tưởng chừng như không có gì để tranh luận khi thuật ngữ có vẽ rõ nghĩa, nhưng suy xét cẩn trọng ta thấy không phải như thế.

Nên chăng thuật ngữ “thực hiện xong một phần nghĩa vụ” cần được điều chỉnh, hoặc có hướng dẫn giải thích áp dụng thống nhất tránh làm phát sinh tình trạng bất nhất trong cách hiểu, cách vận dụng ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của đương sự.

Một phần của tài liệu Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)