Thực tiễn áp dụng căn cứ bên có nghĩa vụ thưc hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện

Một phần của tài liệu Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 70 - 79)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẮT ĐẦU LẠI THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.3. Thực tiễn áp dụng các căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện tại Tòa án nhân dân

2.3.2 Thực tiễn áp dụng căn cứ bên có nghĩa vụ thưc hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện

Điều trước tiên khi nhắc đến thực hiện hay không thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để tính thời hiệu khởi kiện bắt đầu, là cơ sở để bên có quyền khởi kiện tại Tòa án88. Thế nhưng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 162 BLDS 2005 khi bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình với bên khởi kiện, phần nghĩa vụ còn lại chưa thực hiện (vi phạm nghĩa vụ, xâm phạm quyền lợi bên khởi kiện) là căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện không phải là căn cứ bắt đầu thời hiệu khởi kiện phần nào làm cho thực tiễn áp dụng có phần khiên cưỡng, không thống nhất.

Ví dụ 1: Tại Bản án số 11/2015/KDTM-ST ngày 09/3/2015 của Tòa án nhân dân Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh: “…Căn cứ vào Công văn ngày 06/10/2011 của Công ty Đức Long Gia Lai và Công văn số 216/Cty.KHDA ngày 18/10/2011

88Điều 427 Bộ luật dân sự 2005: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm”.

của Công ty Hồng Quang thì Công ty Hồng Quang có trách nhiệm thanh toán số tiền 15.000.000.000 đồng đã nhận cho Công ty Đức Long Gia Lai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 05/10/2011. Tuy nhiên phía Công ty Hồng Quang đã không thực hiện đúng thỏa thuận nêu trên. Sau đó, Công ty Hồng Quang đã nhiều lần cam kết thanh toán số tiền đặt cọc còn thiếu nhưng cũng không thực hiện đúng cam kết. Căn cứ vào “Bảng kê theo dõi tiến độ thanh toán ngày 26/5/2014 và sự xác nhận của các bên đương sự thì tính đến ngày 12/3/2014, Công ty Hồng Quang đã thanh toán cho Công ty Đức Long Gia Lai tổng cộng 8.900.000.000 đồng. Từ đó đến nay, Công ty Hồng Quang vẫn chưa thanh toán thêm khoản tiền nào. Vì vậy, Công ty Đức Long Gia Lai yêu cầu Công ty Hồng Quang phải thanh toán số tiền nợ gốc còn thiếu 6.100.000.000 đồng là có căn cứ nên Hội đồng xét xử chấp nhận.

Ngoài số tiền nợ gốc, Công ty Đức Long Gia Lai còn yêu cầu Công ty Hồng Quang phải thanh toán số tiền lãi phát sinh do chậm thanh toán số tiền gốc kể trên tính từ ngày 15/8/2012 đến ngày xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử nhận thấy: tại

“Biên bản làm việc” ngày 07/8/2012, Công ty Hồng Quang xác nhận còn nợ Công ty Đức Long Gia Lai số tiền nợ gốc là 10.200.000.000 đồng, đồng thời cam kết chậm nhất là ngày 15/8/2012 trả 200.000.000 đồng. Số tiền nợ gốc còn lại Công ty Hồng Quang sẽ trả trong vòng 10 tháng kể từ ngày 15/8/2012, mỗi tháng trả ít nhất 1.000.000.000 đồng và trả lãi suất 2,5%/tháng/số tiền chậm trả. Căn cứ vào Điều 306 Luật Thương mại 2005, Công ty Đức Long Gia Lai yêu cầu Công ty Hồng Quang phải thanh toán số tiền lãi phát sinh do chậm thanh toán trên số nợ gốc còn thiếu (tính trên số nợ gốc giảm dần) tính từ ngày 15/8/2012 đến ngày xét xử sơ thẩm theo mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường hiện nay là có căn cứ nên Hội đồng xét xử chấp nhận”.

Phân tích vụ án có thể thấy tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đã chấm dứt giữa các bên, về nguyên tắc thời hiệu khởi kiện là 02 năm89. Thời gian khởi kiện trong vụ án này bắt đầu từ ngày 05/11/2011 là ngày cuối cùng của thời hạn thanh toán theo thỏa thuận kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ của hai bên đương sự90, nhưng ngày 09/10/2014 Công ty Đức Long Gia Lai mới nộp đơn khởi kiện phải chăng đã hết

89Điều 427 Bộ luật dân sự 2005.

90Điểm c Khoản 5 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012: “Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thoả thuận của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều này”.

thời hiệu khởi kiện. Xét chi tiết hơnở vụ việc này, nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả khoản tiền cọc đã nhận sau khi hai bên thỏa thuận thanh lý hợp đồng, nên đây thực chấp là tranh chấp đòi lại tài sản phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không tính thời hiệu khởi kiện91. Không có nhiều điều phải bàn, nếu nguyên đơn chỉ yêu cầu bị đơn trả tiền cọc, không yêu cầu tiền lãi. Việc Tòa án nhân dân Quận 4 chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn phải trả lại khoản tiền cọc và phải thanh toán số tiền lãi phát sinh do chậm thanh toán trên số nợ gốc còn thiếu (tính trên số nợ gốc giảm dần) tính từ ngày 15/8/2012 đến ngày xét xử sơ thẩm, theo mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường hiện nay là không phù hợp với nhận định thời hiệu khởi kiện trong vụ án. Vì đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung92. Còn yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi, Tòa án không có căn cứ giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Cho nên Hội đồng xét xử đã chấp nhận yêu cầu tính lãi khi thời hiệu khởi kiện đã hết (nguyên đơn kiện đòi lại tài sản) căn cứ vào Điều 306 Luật Thương mại 200593 có phần không hợp lý, vì Điều 306 áp dụng khi thời hiệu khởi kiện còn.

Theo tác giả sở dĩ Hội đồng xét xử nhận định như vậy có thể Hội đồng xét xử cho rằng thời hiệu khởi kiện chưa hết, do có căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện.

Thế nhưng Hội đồng xét xử không phân tích đánh giá trong bản án mà “ngầm” thừa nhận dựa vào “Bảng kê theo dõi tiến độ thanh toán ngày 26/5/2014 và sự xác nhận của các bên đương sự thì tính đến ngày 12/3/2014, Công ty Hồng Quang đã thanh toán cho Công ty Đức Long Gia Lai tổng cộng 8.900.000.000 đồng. Từ đó đến nay, Công ty Hồng Quang vẫn chưa thanh toán thêm khoản tiền nào”.

Bảng kê thể hiện bị đơn đã thực hiện một phần nghĩa vụ, thừa nhận phần nghĩa vụ còn lại. Nhưng Hội đồng xét xử không phân tích trong bản án, không xem việc

91Điểm b Khoản 3 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012: “Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”.

Ví dụ 1: Ngày 01-01-2008, A cho B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay là 1 năm. Đến ngày 01-01-2009, B không trả tiền gốc và tiền lãi. Đến ngày 03-4-2011, A khởi kiện yêu cầu buộc B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện.

Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

92Điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012.

93Điều 306 Luật thương mại 2005: “Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, hoặc pháp luật có quy định khác”.

bị đơn đã thực hiện một phần nghĩa vụ là căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, có thể vì Hội đồng không xác định được thực hiện “xong” hay chưa xong một phần nghĩa vụ. Do nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi không thể hiện rõ rệt thành từng phần nghĩa vụ riêng biệt, độc lập nên Tòa án không dám vận dụng căn cứ này để xem xét tính lại thời hiệu khởi kiện.

Dù xét ở góc độ nào, Tòa án đã không đánh giá toàn diện tài liệu chứng cứ, không dẫn chứng căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện minh thị trong bản án, nhưng lại chấp nhận yêu cầu thanh toán tiền cọc và lãi phát sinh như đối với trường hợp còn thời hiệu khởi kiện là chưa thuyết phục.

Ví dụ 2: Bản án 169/2012/DS-ST ngày 27/11/2012 về tranh chấp Hợp đồng mua bán nhà của Tòa án nhân dân Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử nhận định: “… Giá mua bán nhà hai bên cùng xác nhận là 10 lượng vàng 9999.

Cũng theo sự xác nhận của hai bên thì tính cho đến nay, bà Dung mới trả cho bà Chi được tổng cộng 04 lượng 04 chỉ 05 phân vàng 9999 (4,45 lượng) và bà Chi đã giao toàn bộ diện tích nhà đất mua bán cho bà Dung quản lý sử dụng … Xét hợp đồng mua bán nhà tháng 10/2001 giữa bà Chi và bà Dung thấy rằng: Hợp đồng mua bán nhà giữa hai bên không được lập thành văn bản mà chỉ thỏa thuận bằng miệng.

Theo quy định tại Điều 131, Điều 443 BLDS năm 1995 và Nghị quyết 01/2003/NQ- HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình thì bà Chi và bà Dung không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thủ tục chuyển nhượng nhà ở. Do đó, Hợp đồng mua bán nhà tháng 10/2001 giữa bà Chi và bà Dung là vô hiệu về hình thức. Mặt khác, tại thời điểm thỏa thuận việc mua bán nhà thì bà Chi vẫn chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với căn nhà 243/94/19 Hoàng Diệu nên Hợp đồng mua bán nhà bằng miệng giữa bà Chi và bà Dung vô hiệu cả về nội dung. Vì vậy, chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn cũng như Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn về việc hủy hợp đồng mua bán một phần căn nhà số 243/94/19 Hoàng Diệu, Phường 4, Quận 4 giữa bà Chi và bà Dung”.

Phân tích bản án có thể thấy giao dịch giữa bà Chi và bà Dung xác lập vào năm 2001 chịu sự điều chỉnh của BLDS 1995, nên đáng ra phải vận dụng Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10/8/1994 của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân

dân tối cao94 không tính thời hiệu khởi kiện theo như nhận định của Hội đồng xét xử: “Xét giao dịch dân sự giữa bà Chi và bà Dung được xác lập vào năm 2001 trước ngày Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực, căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Nghị quyết 45/2005-QH11 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự, Tòa án áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật dân sự 1995 để giải quyết”. Nhưng ngày 14/7/2011 bà Dung mới khởi kiện nên việc áp dụng thời hiệu của Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10/8/1994 và BLDS 1995 cần phải được cân nhắc với quy định thời hiệu của BLDS 2005 và BLTTDS 2004.

Lý giải thấu đáo nguyên nhân áp dụng BLDS 2005 và BLTTDS 2004 hay áp BLDS 1995 để tính thời hiệu quả thật không đơn giản đối với trường hợp như thế này theo như ý kiến tác giả Đỗ Văn Đại95. Nhưng việc áp dụng thời hiệu quy định tại BLDS 2005 và BLTTDS 2004 giải quyết tranh chấp trong vụ án theo tác giả sẽ thuyết phục hơn, vì về hình thức tố tụng phải áp dụng quy định có hiệu lực tại thời điểm xét xử. Thực tiễn, Tòa án theo hướng 02 năm kể từ ngày 01/01/200596.

Đối chiếu với vụ án trên, ngày 14/7/2011 bà Dung mới khởi kiện đáng lý Tòa án nên áp dụng quy định BLDS 2005 và BLTTDS 2004 để nhận định thời hiệu khởi kiện hết sẽ chính xác hơn. Luận giải cho cách giải quyết trên có thể do Hội đồng xét xử áp dụng quy định thời hiệu tại BLDS 1995, Nghị quyết 45/2005-QH11 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự, mặc nhiên xem tranh chấp vi phạm hợp đồng dân sự không có thời hiệu khởi kiện. Nhưng hướng giải quyết này trái với quy tắc áp dụng pháp luật tố tụng, nên có phần thiếu thuyết phục. Rất có thể Tòa án “mặc định” thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện một phần nghĩa vụ, theo sự xác nhận của hai bên thì “tính cho đến nay, bà Dung mới trả cho bà Chi được tổng cộng 04 lượng 04 chỉ 05 phân vàng 9999 (4,45 lượng) và bà

94Bộ luật Dân sự năm 1995 không có quy định về thời hiệu khởi kiện đối với vi phạm hợp đồng dân sự, do đó các hợp đồng dân sự xác lập trước ngày 1/7/1996 mà có vi phạm, thì bên bị vi phạm không bị hạn chế thời gian khởi kiện trước Tòa án, nếu pháp luật không có quy định khác (trích dẫn theo Đỗ Văn Đại (2014), tlđd số 4, tr. 853).

95Trong vụ việc thứ nhất và thứ hai, giao dịch chịu sự chi phối của Bộ luật dân sự năm 1995 nên đáng ra phải vận dụng Thông tư nêu trên nhưng chỉ một bên khởi kiện đến Tòa án vào năm 2008 và năm 2009 (tức sau khi Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có hiệu lực) nên vấn đề xác định thời gian gặp khó khăn:

Áp dụng thời hiệu của Thông tư, Thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự, của Bộ luật dân sự 2005 hay thời hiệu khác? (Đỗ Văn Đại (2014), tlđd số 4, tr.854).

96Bản án số 14/2014/DSPT ngày 6/1/2012 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 584/2012/DS-GĐT ngày 22/11/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao; Quyết định số 32/2013/DS- GĐT ngày 30/01/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao (Đỗ Văn Đại (2014), tlđd số 4, tr.844-855).

Chi đã giao toàn bộ diện tích nhà đất mua bán cho bà Dung quản lý sử dụng”, tuy việc xác định thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại chưa được nhận định trong bản án.

Việc “mặc định” này, nếu chiếu theo căn cứ thực hiện xong một phần nghĩa vụ có lẽ là cách giải thích hợp lý hơn cả. Lý luận có theo hướng nào đi chăng nữa, khi xuất hiện sự kiện liên quan tất yếu đến xác định lại thời hiệu khởi kiện, Tòa án không xem xét là thiếu sót, nhầm lẫn về cách xác định thời hiệu khởi kiện.

Như vậy, lăng kính thực tiễn phức tạp hơn nhiều so với sức điều chỉnh của quy định pháp luật. Nguyên nhân sâu xa có thể bởi chữ “xong” trong căn cứ thực hiện một phần nghĩa vụ. Bởi lẽ chứng minh nghĩa vụ thực hiện “xong” một phần là điều không dễ, khi lý luận còn nhiều tranh cãi, chưa sáng tỏ về sự tách bạch của căn cứ thừa nhận nghĩa vụ và thực hiện xong một phần nghĩa vụ. Tạo nên sự “lấn sân” áp dụng căn cứ thừa nhận nghĩa vụ sang căn cứ thực hiện xong một phần nghĩa vụ, mặc dù vẫn đảm bảo về mặt thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại. Song tính chuẩn xác viện dẫn điều luật theo chứng cứ trong vụ án là điều cần phải bàn.

- Vướng mắc:

Sự chưa thống nhất hoàn toàn trong thực tiễn áp dụng căn cứ có nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân về cách hiểu và giải thích từ ngữ “thực hiện xong một phần nghĩa vụ” theo phân tích của tác giả tại phần lý luận chung. Chính vì nghĩa vụ thực hiện xong một phần chưa xác định cụ thể nội hàm, khó hiểu trong những vụ việc nghĩa vụ tranh chấp không tách bạch rõ thành từng phần, hay trong tranh chấp nhiều nghĩa vụ liên quan - việc thực hiện một phần nghĩa vụ của một quan hệ tranh chấp có là căn cứ để thời hiểu khởi kiện bắt đầu lại cho các quan hệ tranh chấp có liên quan còn lại hay không, thực tiễn chưa giải đáp được.

Những bản án, quyết định được tác giải sử dụng không có bản án, quyết định nào sử dụng căn cứ thực hiện xong một phần nghĩa vụ. Vì tuy có căn cứ thể hiện nghĩa vụ được thực hiện một phần song chỉ chung chung, không rõ ràng, không xác định đã thực hiện “xong” một phần nghĩa vụ hay chưa thực hiện xong nên Tòa án xác định chưa đủ điều kiện để áp dụng. Đây là một trong những lý do chủ đạo khiến cho cơ quan tố tụng lẫn đương sự nhập nhằn trong việc viện dẫn, chứng minh và lúng túng khi đối chiếu giữa quy định của pháp luật và tình tiết vụ án. Tài liệu trong hồ sơ chỉ thể hiện bên có nghĩa vụ đã thực hiện một phần nghĩa vụ, không đủ căn cứ cho biết đã thực hiện xong một phần nghĩa vụ hay không, vì nghĩa vụ không được

Một phần của tài liệu Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)