Căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện phát sinh trong quá trình tố tụng

Một phần của tài liệu Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 54 - 62)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẮT ĐẦU LẠI THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1. Xác định thời điểm phát sinh căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện.42 1. Căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện phát sinh trong thời hiệu khởi kiện

2.1.2. Căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện phát sinh trong quá trình tố tụng

Ví dụ 1: Bản án số 72/2014/DS-ST ngày 15/10/2014 của Tòa án nhân dân huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Hội đồng xét xử nhận định: “Đây là vụ kiện tranh chấp đòi lại tài sản giữa chị Lê Thị Diễm Ngân đối với bà Phạm Thị Ren”… Theo hồ sơ khởi kiện vào năm 2006 cho đến năm 2008, giữa chị Lê Thị Diễm Ngân và bà Phạm Thị Ren có hợp đồng mua bán thức ăn nuôi tôm với hình thức là chị Ngân cung cấp thức ăn cho bà Ren nuôi tôm từ lúc thả tôm cho đến khi thu hoạch xong bà Ren phải thanh toán toàn bộ số tiền thức ăn mà bà đã mua. Lúc đầu, bà Ren thực hiện đầy đủ. Đến năm 2008, chị Ngân giao thức ăn cho bà Ren, sau khi kết toán bà Ren còn nợ chị Ngân số tiền 120.000.000 đồng, dù bà Ren đã thu hoạch tôm xong.

Do không thanh toán số tiền nêu trên, nhiều lần chị Ngân đến yêu cầu bà Ren hoàn trả, bà Ren hẹn nhưng không thực hiện…Tại Biên bản hòa giải ngày 14/11/2013 của Ủy ban nhân dân xã Thạnh Phước bà có nêu, khi chị Ngân đến đòi tiền, bà cứ nghĩ con bà thiếu, bà có hứa với bà Ngân trả từ từ nhưng bà hỏi con bà thì con bà

không thiếu, đã trả xong cho chị Ngân rồi nên bà không còn thiếu gì nữa. Về phía chị Ngân tại phiên tòa có cung cấp cho Hội đồng xét xử lời dịch từ ghi âm của cuộc nói chuyện việc chi Ngân cùng chồng là anh Hiếu đến đòi tiền bà Phạm Thị Ren, sau khi nghe băng ghi âm này, bà Ren thừa nhận đây là tiếng nói của bà. Như vậy, đã khẳng định được số tiền nêu trên bà Ren chưa thanh toán cho chị Ngân mà trong cuộn băng ghi âm giữa hai bên có nêu về số tiền 120.000.000 đồng và bà Ren đã hứa để từ từ trả”.

Tòa án nhân dân huyện Bình Đại nhận định giữa bà Ngân và bà Ren có xác lập hợp đồng mua bán thức ăn, việc bà Ren không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán là vi phạm hợp đồng giữa các bên, bà Ngân có quyền khởi kiện thời hạn 2 năm kể từ khi có hành vi vi phạm xảy ra (suy đoán 02 năm bắt đầu từ năm 2009). Đến tháng 11/2013 bà Ren mới khởi kiện đã quá thời gian 2 năm này, bà không còn quyền khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự nữa, mà chuyển sang tranh chấp đòi lại tài sản như Hội đồng xét xử nhận định. Tất nhiên, điều đó đúng nếu không có tình tiết khác thay đổi thời hiệu khởi kiện. Hội đồng xét xử tuy có xem xét đến tình tiết bà Ren thừa nhận nợ bà Ngân tại Biên bản hòa giải ngày 14/11/2013 tại Ủy ban nhân dân xã Thạnh Phước và cuộn băng ghi âm giữa hai bên có nêu về số tiền 120.000.000 đồng bà Ren chưa thanh toán cho chị Ngân mà trong nội dung băng ghi âm bà Ren đã hứa để từ từ trả. Nhưng Hội đồng xét xử đã “quên” không đánh giá ý nghĩa của chứng cứ này đối với thời hiệu khởi kiện trong vụ án. Bà Ren phủ nhận thông tin tại Biên bản hòa giải ngày 14/11/2013, vì cho rằng nhớ nhầm.

Nhưng tại phiên tòa bà Ren đã thừa nhận giọng nói trong cuộn băng ghi âm thể hiện bà Ren còn nợ chị Ngân 120.000.000 đồng. Do đó, Hội đồng xét xử có thể căn cứ vào sự thừa nhận ngay tại phiên tòa của đương sự để nhận định thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại theo điểm a khoản 1 Điều 162 BLDS 2005. Đồng thời xác định quan hệ tranh chấp giữa bà Ngân và bà Ren là tranh chấp “Hợp đồng mua bán” và xem xét thêm phần lãi suất do bà Ren vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng164 sẽ thuyết phục hơn, đảm bảo tốt hơn quyền lợi đáng có của nguyên đơn như tại các bản án, quyết định khác65. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã bỏ qua tình tiết này, theo

64Khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự 2005: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

65Bản án số 25/2012 của Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai: “Căn cứ vào Biên bản hòa giải và cam kết cùng ngày 5/8/2011, ông Lâm đã thừa nhận toàn bộ số nợ gốc theo yêu cầu của ông Hùng là 50 triệu đồng. Do vậy, theo Điều 162 của Bộ luật dân sự có căn cứ để tính thời hiệu khởi kiện vụ án được tính lại kể

tác giả nguyên nhân rất có thể vì căn cứ thừa nhận nghĩa vụ phát sinh tại thời điểm vụ án đã được Tòa án thụ lý giải quyết, tức là căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện phát sinh trong tố tụng nên không được chấp nhận.

Ví dụ 2: Bản án số 429/2010/KDTM-ST ngày 09/4/2010 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh66, Hội đồng xét xử nhận định: “ Tại biên bản hòa giải ngày 06/3/2009 tại Tòa án nhân dân Quận 11, ông Wen có trình bày:” Tôi thừa nhận là trước đây giữa tôi và ông Hóa có hợp tác làm ăn chung về việc mua bán gỗ dăm. Tôi thừa nhận là bản photo “Bảng kê chi tiết xuất nhập gỗ dăm ngày 13/12/2005” (chữ hoa) mà ông Hóa cung cấp cho Tòa án đúng là chữ ký của tôi đã ký trên văn bản đó.

Những dòng chữ viết tay ở cuối văn bản này là do tôi ghi, ghi bằng chữ hoa và có nội dung là: Khoản này xuất khẩu gỗ dăm, lợi nhuận còn lại là 50.902USD, trong đó có ông Hóa, 25.450USD ông Hóa được hưởng”. Ngoài ra cũng trong ngày 06/3/2009 giữa hai ông Wen và ông Hóa có lập Biên bản đối chiếu “Bảng kê” tiếng Hoa được dịch đúng nội dung tiếng Việt (Tài liệu thu thập trực tiếp từ Tòa án nhân dân Quận 11), đồng thời các bên đều thừa nhận “nội dung và chữ ký” trên bảng kê đúng là chữ ký của ông Wen và ông Hóa”. Cả hai bên đều đã ký vào biên bản này cùng với đại diện nguyên đơn ông Mạnh…Như vậy là đến ngày 06/3/2009 tại Tòa án nhân dân Quận 11 và hai ông đã trực tiếp làm việc, ông Wen đã thừa nhận toàn bộ nội dung văn bản trước đây ngày 13/12/2005 là đúng sự thật. Do đó, có thể căn cứ Điều 171 BLDS 1995 và Điều 162 BLDS 2005 quy định: Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự”.

Trong vụ án thời điểm phát sinh căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện là trong quá trình tố tụng khi Tòa án tiến hành hòa giải và căn cứ này được chấp nhận để tính lại thời hiệu khởi kiện.

Như vậy, cùng là căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện phát sinh ở thời điểm Tòa án tiến hành giải quyết vụ án, tuy nhiên cách tiếp cận giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre và Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khác nhau cho thấy thực tiễn chưa thống nhất.

- Vướng mắc:

từ ngày tiếp theo ngày ông Lâm nhận nợ. Vì vậy, yêu cầu của nguyên đơn về việc đòi nợ gốc là 50 triệu đồng và yêu cầu tính lãi suất là có cơ sở” (Đỗ Văn Đại (2014), tlđd số 4, tr.854).

66Đỗ Văn Đại (2014), tlđd số 4, tr.865-866.

Không phải tự nhiên mà thực tiễn lại có những hướng chấp nhận trái ngược về thời điểm phát sinh căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Nguyên nhân xuất phát từ quy định của pháp luật chưa rõ ràng về thời điểm phát sinh căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện dẫn đến cách hiểu có phần tùy nghi.

Chính sự chưa rõ ràng về thời điểm phát sinh căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện dẫn đến những quan điểm trái chiều về vấn đề này. Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thương có quan điểm: “việc xác định sự kiện hòa giải của các bên đương sự nếu vận dụng để tính lại thời hiệu khởi kiện khi sự hòa giải nằm ngoài thời hiệu khởi kiện thì sẽ gây bất ổn trong các tranh chấp về thừa kế, làm cho tranh chấp kéo dài, trở nên phức tạp và khó giải quyết”67. Tác giả Hoàng Thế Liên có quan điểm khác:

“việc bên có nghĩa vụ thừa nhận một phần hay toàn bộ nghĩa vụ sau khi Tòa án đã thụ lý vụ việc dân sự, sẽ không áp dụng Điều 162 BLDS 2005 để tính lại thời hiệu khởi kiện, tuy BLDS 2005 không quy định nhưng trên thực tế thì yêu cầu khởi kiện hợp lệ được Tòa án chấp nhận thụ lý cũng là căn cứ làm gián đoạn thời hiệu. Trong trường hợp đó, thời hiệu khởi kiện không được tính lại từ đầu nếu hoạt động tố tụng bị đình chỉ”68. Tác giả Nguyễn Thị Bích Ly cũng đồng quan điểm với tác giả Hoàng Thế Liên qua nhận định “khi áp dụng các quy định tại Điều 162 BLDS 2005 cần lưu ý, trường hợp trong khoảng thời gian Tòa án thụ lý vụ án mới xuất hiện các sự kiện bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện tại Điều 162 BLDS 2005 thì không áp dụng các quy định đó để bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện”69. Trong khi tác giả Đỗ Văn Đại có góc nhìn thận trọng hơn về vấn đề này, với ý kiến chưa rõ nét khẳng định hay phủ định thời điểm xảy ra sự kiện bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện phải tiến hành trước khi khởi kiện70.

Nếu chỉ dựa vào câu chữ của điều luật chưa thể cho ta biết, quan điểm của tác giả nào phù hợp nhất. Tuy nhiên, tôi không đồng tình với cả hai luồng ý kiến nêu trên. Vì quan điểm thứ nhất đi ngược lại với mục đích của quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện là quy định tạo thêm cơ hội, ít nhất là cơ hội về thời hiệu khởi kiện cho các đương sự trong trường hợp thời hiệu khởi kiện đã hết, nghĩa vụ vẫn tồn tại và Tòa án được lựa chọn là cơ quan giải quyết tranh

67Nguyễn Thị Hoài Thương (2011), Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn cử nhân Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.28.

68Hoàng Thế Liên (Chủ biên), tlđd số 22, tr. 347.

69Nguyễn Thị Bích Ly (2014), tlđd số 43, tr.29.

70Đỗ Văn Đại (2014), tlđd số 4, tr.865.

chấp tốt nhất của họ. Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thương cho rằng việc vận dụng để tính lại thời hiệu khởi kiện khi sự hòa giải nằm ngoài thời hiệu khởi kiện, khi thời hiệu khởi kiện đã hết sẽ gây bất ổn trong các tranh chấp về thừa kế, làm cho tranh chấp kéo dài, trở nên phức tạp và khó giải quyết, chẳng khác nào đi ngược lại hoàn toàn với mục đích của điều luật, hạn chế quyền được yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp của đương sự khi có tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của họ là có căn cứ.

Đối với quan điểm của tác giả Hoàng Thế Liên, tác giả Nguyễn Thị Bích Ly không áp dụng căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án có phần thiếu thuyết phục. Bởi pháp luật không cấm, không giới hạn thời gian, không gian diễn ra sự kiện bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, miễn là có chứng cứ chứng minh. Bên cạnh đó, lý do mà tác giả Nguyễn Thị Bích Ly đưa ra nhằm lập luận cho nhận định của mình chưa chuẩn xác, có sự nhầm lẫn về tố tụng khi chỉ áp dụng BLTTDS 2004, chưa cập nhật sửa đổi bổ sung của BLTTDS năm 2011 nên có khẳng định không chính xác về tố tụng là trước khi Tòa án thụ lý vụ án Tòa án phải xem xét thời hiệu khởi kiện đã hết thì Tòa án không được thụ lý và phải trả lại đơn khởi kiện. Vì theo quy định của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thời hiệu khởi kiện ở đây không được hiểu là thời hiệu thụ lý đơn, mà phải được hiểu là bên có nghĩa vụ được miễn trừ nghĩa vụ khi đó hết thời hạn mà họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Còn quyền khởi kiện là quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và Toà án luôn có trách nhiệm phải thụ lý đơn khởi kiện và không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện hết để từ chối thụ lý đơn khởi kiện khi có yêu cầu. Tòa án không được trả lại đơn vì lý do thời hiệu đã hết 71.

Thực tiễn xét xử, Tòa án chấp nhận sự kiện diễn ra trong quá trình giải quyết vụ án theo biên bản hòa giải tại Tòa án đã tạo nên tiền lệ áp dụng quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện cần được phổ biến.

71Khoản 6 Điều 8 Nghị quyết 05/2012/NQ/HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định về thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm: “Khoản 1 Điều 168 của BLTTDS đã bỏ căn cứ trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, vì vậy, Toà án không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện.

Trường hợp trước đây, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại, thì Toà án thụ lý vụ việc và đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí nếu không thuộc diện được miễn theo quy định pháp luật.

Trường hợp đã có bản án, quyết định của Toà án bác yêu cầu hoặc đình chỉ vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, thì Toà án căn cứ điểm b khoản 1 Điều 168 của BLTTDS để trả lại đơn khởi kiện và giải thích cho họ biết họ có quyền làm đơn đề nghị xem xét vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định nêu trên“ .

Lý luận theo hướng chấp nhận sự kiện chứa đựng căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện ở mọi thời điểm có thể một mặt phù hợp với thực tiễn, mặt khác phù hợp với xu thế gia tăng cơ hội quyền khởi kiện cho đương sự với những quy định thay đổi bổ sung ngày càng có lợi cho đương sự trong việc thực hiện quyền khởi kiện. Ví dụ: Quy định Tòa án từ chối nhận đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu, chuyển thành Toà án không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện72; Quy định thời hiệu khởi kiện cho tranh chấp quyền sở hữu, đòi lại tài sản… đã được loại bỏ, sửa đổi theo hướng không tính thời hiệu khởi kiện cho loại vụ việc này73; Quy định về thời hiệu khởi kiện thừa kế trước đây hết thời hiệu khởi kiện thì hết quyền khởi kiện, nhưng quy định hiện tại đã mở thêm cơ hội khởi kiện cho các đương sự khi đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung74 hay quy định tăng thêm thời gian khởi kiện thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 201575…

Quy định sửa đổi tại BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) bỏ căn cứ

“thời hiệu khởi kiện đã hết” vốn dĩ là một trong những căn cứ để Tòa án trả lại đơn khởi kiện được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 168 BLTTDS 2004, là một bước đột phá trong lập pháp, thoát ra rào cản của quan niệm hết thời hiệu khởi kiện thì mất quyền khởi kiện. BLTTDS 2015 vẫn duy trì quy định không trả lại đơn khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện hết, minh chứng cho tư duy hết thời hiệu khởi kiện hết

“cửa” nộp đơn đã không còn. Như vậy, lâu nay truyền thống pháp lý ở nước ta xây dựng khái niệm về thời hiệu khởi kiện dựa trên nguyên lý “Còn thời hiệu khởi kiện, còn quyền khởi kiện; hết thời hiệu khởi kiện, mất quyền khởi kiện”, nhưng nếu hiểu theo tinh thần của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì “hết thời hiệu khởi kiện, không mất quyền khởi kiện”76.

Theo tác giả bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện chẳng qua là phương tiện tạo thêm cơ hội để chủ thể được thực hiện quyền khởi kiện, thế nên không có lý do gì lại suy luận theo hướng ngược lại hạn chế quyền khởi kiện của họ chỉ vì thời điểm xảy căn

72Khoản 6 Điều 8 Nghị quyết 05/2012/NQ/HĐTP ngày 03/12/2012 .

73Điểm b Khoản 3 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012: Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

74Điểm 2.4 điều 2 mục I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC:

75Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

76Nguyễn Hải Sơn (2014), “Thống nhất nhận thức, quy định và áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện để nâng cao chất lương giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3, tr 10.

Một phần của tài liệu Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)