CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ
2.2. Hiện trạng biển báo giao thông trong đô thị thành phố Quảng Ngãi
2.2.1 Thực tế sử dụng biển báo hiệu đường bộ trong thành phố Quảng Ngãi
STT Tuyến
đường Hiện trạng trên tuyến đường
1 Tôn Đức Thắng
Tuyến đường Tôn Đức Thắng (nằm ở đê bao sông Trà Khúc) nối từ cầu Trà Khúc đến cầu đường sắt Trường Xuân, bề rộng phần xe chạy:
2x4,5=9m, không có phân cách, vỉa hè: 2x2m. Tuyến đường có lưu lượng lớn vào ban đêm vì cho phép kinh doanh buôn bán và chợ đêm.
Tuy nhiên tổ chức giao thông chưa tốt, dễ xảy ra tai nạn giao thông.
Hiện trạng biển báo: Tại đầu tuyến đặt cùng một lúc 3 biển báo trái ngược nhau: Biển báo hiệu đường cấm toàn bộ các loại xe cơ giới và xe thô sơ, biển cấm ô tô khách và xe tải, biển báo hạn chế tải trọng đối với các loại phương tiện có tổng tải trọng vượt quá 10 tấn. Đồng thời trên tuyến đường này còn có rất nhiều biển báo hạn chế tải trọng 10 tấn tại các ngã ba.
Hình 2.6. Đường Tôn Đức Thắng
2 Hai Bà Trưng
Tuyến đường nối từ vòng xoay đường Quang Trung đến đường Nguyễn Chí Thanh, bề rộng phần xe chạy: 8x2=16m, dùng vạch sơn liền thay thế dải phân cách, vỉa hè: 2x5,5m. Tuyến đường có lượng xe lưu thông tương đối lớn với các thành phần xe: container, xe máy và ô tô con. Việc kiểm soát ra vào chưa tốt, xe di chuyển với tốc độ cao, còn thiếu biện pháp tổ chức giao thông tại các vị trí đường giao.
Hiện trạng biển báo: Trên tuyến đã bố trí biển báo cấm xe tải trọng và xe khách vào các tuyến đường ngang, đường nhánh của đường Hai Bà Trưng, tuy nhiên cách bố trí biển báo không rõ ràng gây nhầm lẫn cho người lái xe không phân biệt được biển báo áp dụng cho tuyến đường chính hay đường nhánh.
STT Tuyến
đường Hiện trạng trên tuyến đường
Hình 2.7. Đường Hai Bà Trưng
3 Tô Hiến Thành
Tuyến đường nối từ đường Chu Văn An đến đường Trương Định, bề rộng phần xe chạy: 5,25x2 = 10,5m, không có dải phân cách giữa, vỉa hè: 2x0,75m. Tuyến đường bố trí hệ thống an toàn giao thông tương đối hợp lý, tuy nhiên trên tuyến bị vướng công tác giải phóng mặt bằng khoảng 20m, tạo con đường "thắt cổ chai", gây mất tác dụng của biển báo được lắp đặt trong phạm vi vướng giải phóng mặt bằng.
Hình 2.8. Đường Tô Hiến Thành
4 Phạm Văn Đồng
Tuyến đường nối từ đường Lê Trung Đình đến đường Cao Bá Quát, bề rộng phần xe chạy: 7,5+2+7,5=17m, có dải phân cách giữa, vỉa hè:
2x6,0m. Tuyến đường có quảng trường tỉnh, nơi vui chơi dành cho trẻ em và cửa hàng kinh doanh buôn bán, vì vậy các thành phần xe chủ yếu là xe máy và xe ô tô con.
Hiện trạng biển báo: Một số biển báo chưa cập nhật các thay đổi thông tin trên tuyến dẫn đến người tài xế không thể biết chính xác được thông tin phía trước. Dưới đây là hình ảnh biển báo phía trước có chợ tuy nhiên thực tế chợ đã được quy hoạch ở địa phương khác.
STT Tuyến
đường Hiện trạng trên tuyến đường
Hình 2.9. Đường Phạm Văn Đồng
5 Quang Trung
Tuyến đường nối từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Lý Thường Kiệt, bề rộng phần xe chạy: 5,25x2 = 10,5m, không có dải phân cách giữa, vỉa hè: 2x5,25m. Lượng xe lưu thông lớn, đặc biệt vào giờ cao điểm với các thành phần xe máy và xe ô tô con. Tổ chức giao thông tương đối đầy đủ
Hiện trạng biển báo: Đây là tuyến đường có hệ thống biển báo đa dạng nhất thành phố, tuy nhiên tình trạng biển báo bị che khuất và siêu vẹo xảy ra phổ biến trên tuyến, đồng thời tổ chức giao thông trên tuyến còn nhiều bất cập.
Hình 2.10. Đường Quang Trung
6 Nguyễn Nghiêm
Tuyến đường nối từ đường Quang Trung đến đường Nguyễn Du, bề rộng phần xe chạy: 5,25x2=10,5m, không có dải phân cách, vỉa hè:
2x4,0m. Là tuyến đường có nhiều cửa hàng kinh doanh buôn bán và chợ trung tâm thành phố nên lượng xe lưu thông trên tuyến là lớn, thành phần xe chủ yếu là xe máy và xe ô tô con. Tổ chức giao thông trên tuyến còn thiếu thông tin cảnh báo cho người lái xe.
STT Tuyến
đường Hiện trạng trên tuyến đường
Hiện trạng biển báo: Trên tuyến đường là Khu chợ trung tâm của thành phố, tuy nhiên trên cả tuyến không lắp đặt biển báo hiệu cảnh báo để người lái xe giảm tốc độ.
Hình 2.11. Đường Nguyễn Nghiêm
7
Phạm Quang
Ảnh
Tuyến đường nối từ đường Hai Bà Trưng đến đường Tôn Đức Thắng, bề rộng phần xe chạy: 3,5x2=7,0m, không có dải phân cách, vỉa hè:
5,5+4,5m. Trên tuyến có trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm nên vào giờ cao điểm có mật độ phương tiện tham gia giao thông là khá cao. Tổ chức giao thông còn sơ sài, chưa được đầu tư kỹ.
Hệ thống biển báo trên tuyến còn chưa cập nhật điều chỉnh theo các tiêu chuẩn hiện hành.
Hình 2.12. Đường Phạm Quang Ảnh
Nhìn chung, qua khảo sát một số tuyến đường trên thành phố Quảng Ngãi, có thể kết luận một số bất cấp nổi trội như sau:
- Biển báo không có hiệu quả được đặt trên một số tuyến đường "thắt cổ chai",
cụ thể: Đường Tô Hiến Thành, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Nguyễn Đình Chiểu, đường Nguyễn Công Phương, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm,...
- Biển báo siêu vẹo, đỗ ngã, bị che khuất: Đường Quang Trung, đường Bùi Thị Xuân, đường Đinh Tiên Hoàng, đường Trần Hưng Đạo, đường Nguyễn Nghiêm,...
- Hiệu lực của hệ thống biển báo chồng lấn lên nhau, cụ thể: Đường Tôn Đức Thắng, đường Trương Định, đường Hoàng Văn Thụ, ...
- Thông tin biển báo không đúng thực tế, thiếu thông tin phía trước cho người điều khiển giao thông: Đường Phạm Văn Đồng, đường Nguyễn Nghiêm, đường Lê Trung Đình, đường Lê Đình Cẩn, đường Hai Bà Trưng,...
- Biển báo lắp đặt chưa đạt yêu cầu theo quy phạm: Đường Phạm Quang Ảnh, đường 30 tháng 4, đường Cao Bá Quát, ...