Đề xuất thiết kế biển báo cho đoạn tuyến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch thiết kế và quản lý khai thác hệ thống biển báo đường bộ thành phố quảng ngãi (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG THIẾT KẾ BIỂN BÁO CHO TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN TỰ TÂN, ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG ĐẾN ĐƯỜNG TRƯƠNG ĐỊNH

4.2. Đề xuất thiết kế biển báo cho đoạn tuyến

1. Đề xuất về nút giao thông: Tiến hành mở rộng tại nút giao với đường Lê Hữu Trác và sử dụng hệ thống đèn tín hiệu, kết hợp với các loại biển báo đèn tín hiệu, biển báo và vạch sơn dành cho người đi bộ tại nút.

2. Đề xuất quy hoạch tuyến đường xe buýt, bố trí biển báo và vạch sơn trạm xe buýt tại trung tâm thể dục thể thao, quy hoạch vị trí dừng đỗ dành cho xe ô tô con, có thể bố trí tại vị trí đường gom công viên mini, đồng thời bố trí biển báo và vạch sơn người đi bộ tại các vị trí có công trình công cộng.

3. Đề xuất bố trí các biển báo giao nhau với đường đồng mức tại các vị trí giao ngã ba với đường Huỳnh Công Thiệu, Trương Định.

4. Đề xuất bố trí biển báo giao nhau với đường ưu tiên hoặc biển báo đi chậm, kết hợp vạch sơn gờ giảm tốc tại các vị trí tuyến nhanh nối vào tuyến chính.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Đối chiếu với nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra, luận văn đã đạt được một số kết quả chính như sau:

1.1. Chỉ ra một số khái niệm về tổ chức giao thông, tổ chức giao thông trên đường đô thị, biển báo giao thông, lịch sử hình thành và sử dụng biển báo giao thông đường bộ trên thế giới và Việt Nam, phân loại được các loại biển báo từ đó nhận thấy được tính đa dạng, phong phú trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ.

1.2. Nghiên cứu biển báo giao thông đô thị tại một số thành phố lớn ở Việt Nam.

Khảo sát, điều tra và chỉ ra một số hạn chế, khiếm khuyết đối với tình trạng quản lý, khai thác hệ thống biển báo giao thông đô thị một số vị trí tuyến và phạm vi nút giao thông ở thành phố Quảng Ngãi.

1.3. Trên cơ sở xem xét định hướng quy hoạch giao thông đô thị trong tương lai của thành phố Quảng Ngãi, kết hợp với một số tiêu chuẩn, quy phạm và văn bản pháp quy, từ đó đưa ra một số nhóm giải pháp để sử dụng hiệu quả hệ thống biển báo trong tổ chức giao thông đô thị. Các nhóm giải pháp đó là:

- Nhóm giải pháp kỹ thuật gồm:

+ Giải pháp cho nhóm biển báo nguy hiểm.

+ Giải pháp cho nhóm biển báo cấm.

+ Giải pháp cho nhóm biển báo chỉ dẫn.

+ Giải pháp cho nhóm biển báo hiệu lệnh.

- Nhóm giải pháp quy hoạch, kiến trúc gồm:

+ Quy hoạch biển báo phù hợp với quy hoạch kiến trúc, đô thị.

+ Giải pháp quy hoạch biển báo đối với nút giao thông.

- Nhóm giải pháp quản lý, khai thác:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền về biển báo.

+ Đổi mới hệ thống quản lý.

1.4. Khảo sát hiện trạng tổ chức giao thông và hệ thống biển báo trên đoạn tuyến đường Nguyễn Tự Tân, áp dụng một số giải pháp để cải tạo về tuyến và thiết kế lại biển báo từ đường Phan Đình Phùng đến đường Trương Định.

2. Kiến nghị:

- Kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi ưu tiên mở rộng một số vị trí nút giao như:

Nút giao Bùi Thị Xuân - Chu Văn An, nút giao Lê Hữu Trác - Nguyễn Tự Tân, nút Bắc Sơn - Phạm Văn Đồng, tổ chức lại hệ thống biển báo giao thông để đảm bảo tầm nhìn và tăng khả năng thông hành. Đặc biêt đối với nút giao Ngã năm đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Nghiêm, Phan Chu Trinh, Nguyễn Công Phương, kiến nghị quy hoạch tổ chức giao thông bằng vòng xuyến và tổ chức lại hệ thống biển báo để đảm bảo chống ùn tắc đối với vị trí này.

- Các đơn vị chức năng, đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường đô thị thành phố Quảng Ngãi sớm có giải pháp rà soát các biển báo chưa được lắp đặt đúng vị trí quy định, cách thức biển báo chưa phù hợp và có phương án để điều chỉnh kịp thời, nâng cao trật tự giao thông đường phố trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch thiết kế và quản lý khai thác hệ thống biển báo đường bộ thành phố quảng ngãi (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)