Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 25 - 30)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.1. Những vấn đề chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

1.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

ĐTBD CBCC là một trong những hoạt động quan trọng của phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực hành chính công nói riêng. Một số nước trên thế giới quan niệm thuật ngữ “tu nghiệp” thay vì “đào tạo, bồi dưỡng”. Bồi dưỡng thường diễn ra sau đào tạo, nghĩa là sau khi người lao động đã có một nghề về lĩnh vực chuyên môn để có thể lập nghiệp. ĐTBD CBCC được xác định như là một quá trình có kế hoạch làm biến đổi thái độ, kiến thức hoặc kỹ năng thông qua việc học tập rèn luyện để làm việc có hiệu quả trong một hoạt động hay một loạt các hoạt động nào đó, theo định nghĩa của Ủy ban Nhân lực Anh. Mục đích của nó, xét theo tình hình công tác ở tổ chức, là phát triển nâng cao năng lực cá nhân và đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai của cơ quan. Trong đạo luật Liên bang Mỹ, đào tạo được xác định như là một quá trình cung cấp và tạo dựng khả năng làm việc cho người học và bố trí, đưa họ vào các chương trình, khóa học, môn học, hệ thống hoặc nói cách khác là huấn luyện và giáo dục được chuẩn bị, có kế hoạch, có sự kết hợp trong các lĩnh vực khoa học, chuyên ngành, kỹ thuật, cơ khí, thương mại, văn phòng, tài chính, hành chính hay

các lĩnh vực khác nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức và giúp họ hoàn thành nhiệm vụ mà mục tiêu công tác.

Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức, trong đó quy định: “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học” [17].

Theo Từ điển Tiếng Việt do GS. Hoàng Phê chủ biên (2010), thì đào tạo:

“Làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Đào tạo chuyên gia” [39].

Như vậy, có thể hiểu đào tạo là một hoạt động có chủ đích, có tổ chức và được thực hiện theo một quy trình nhất định nhằm truyền đạt cho người học hệ thống những kiến thức, kỹ năng nhất định. Hoạt động đào tạo được tổ chức trong các cơ sở giáo dục với thời gian, nội dung và chương trình khác nhau và được dành cho các cấp, bậc đào tạo khác nhau. Cuối mỗi khóa đào tạo, người học sẽ được cấp bằng chứng nhận tốt nghiệp.

Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức cũng quy định: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc” [17].

Theo Từ điển Tiếng Việt do GS. Hoàng Phê chủ biên (2010), thì bồi dưỡng:

“Làm cho tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ. Bồi dưỡng sức khỏe và tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất. Bồi dưỡng cán bộ trẻ, bồi dưỡng đạo đức” [39].

Như vậy, có thể hiểu bồi dưỡng là hoạt động bổ sung, gia tăng, cập nhật thêm những kiến thức mới, phẩm chất nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn nhằm giúp người học hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

ĐTBD có những sự tương đồng nhất định, đó là đều có nghĩa chỉ là quá trình làm tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, song đây là hai khái niệm không đồng nghĩa. Nếu như đào tạo được xem như là một quá trình làm cho người học có năng lực, kỹ năng theo những tiêu chuẩn nhất định, còn bồi dưỡng là quá trình làm cho

người học cập nhật, bổ sung thêm năng lực, phẩm chất. Mục tiêu của ĐTBD CBCC là trang bị kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, quốc phòng - an ninh, kiến thức hội nhập quốc tế, các kỹ năng trong quá trình thực thi công vụ.

Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: ĐTBD CBCC là quá trình tổ chức học tập cho đội ngũ CBCC nhằm trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc giúp họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.

1.1.2.2. Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

CBCC người DTTS là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Họ là những người nắm bắt những vấn đề phát sinh, những bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cơ sở.

CBCC người DTTS am hiểu đời sống cư dân bản địa; họ sinh ra từ buôn làng, gắn bó mật thiết với đời sống đồng bào, có nhiều cơ hội nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. CBCC người DTTS nếu phát huy được bản lĩnh, tri thức, sẽ là nhịp cầu quan trọng để tuyên truyền, vận động, triển khai vào thực tiễn đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Họ là người tổ chức, dẫn dắt đồng bào trong công cuộc phát triển quê hương. Do đó, CBCC người DTTS là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của CBCC người DTTS, có thể thấy rằng việc ĐTBD CBCC người DTTS là có vai trò rất quan trọng và cần thiết, cụ thể như sau:

Một là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, tăng cường hiệu quả thực thi công vụ và hiệu quả quản lý nhà nước.

CBCC người DTTS có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước; quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối, chính sách do cơ quan, tổ chức vạch ra. Đội ngũ CBCC người DTTS trực tiếp thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ quan, tổ chức; các mục tiêu quốc gia tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa... Vì vậy, đội ngũ CBCC người DTTS phải được quan tâm ĐTBD về năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. ĐTBD nhằm xây dựng được đội ngũ CBCC người DTTS thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng.

Hai là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 được Chính phủ ban hành tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011.

Theo đó, trọng tâm cải cách hành chính là: Cải cách thể chế; xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao;

nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và dịch vụ công. Chương trình bao gồm những nhiệm vụ tương ứng: Cải cách thể chế; tổ chức bộ máy hành chính;

xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Trong đó nỗi bật lên một số nhiệm vụ cụ thể như đội ngũ CBCC có số lượng, cơ cấu hợp lý, trình độ và năng lực thực thi công vụ, phục vụ nhân dân và sự nghiệp phát triển đất nước. Việc thực hiện thành công nhiệm vụ này sẽ góp phần tạo ra những bước ngoặt lớn cho tiến trình cải cách hành chính ở nước ta nói chung và ở những vùng sâu, vùng xa nói riêng.

Nó giúp chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho việc thực hiện nhiệm vụ của CBCC người DTTS. Đồng thời, là yếu tố quyết định năng lực, trình độ của đội ngũ CBCC người DTTS, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, có đủ năng lực để xây dựng nền hành chính tiên tiến hiện đại.

18

Ba là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số nhằm hoàn thiện đạo đức công vụ.

CBCC tốt phải là người vừa có tài, vừa có đức. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ CBCC “là gốc của công việc”, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ CBCC một cách toàn diện, trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ. Quá trình ĐTBD giúp CBCC nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm và sứ mệnh của mình đối với đất nước và nhân dân. Tiền lương của họ chính là tiền đóng thuế của nhân dân nên họ phải có trách nhiệm phục vụ nhân dân.

Đồng thời, CBCC phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Trong bối cảnh mới hiện nay, trong và ngoài nước có nhiều yếu tố phức tạp, đặc biệt là các vùng núi, vùng sâu, vùng xa thì bản lĩnh của CBCC người DTTS được xem là một trong những yêu cầu hàng đầu. Đây là yếu tố rất quan trọng vì có bản lĩnh CBCC người DTTS sẽ không bị tác động, ảnh hưởng của những yếu tố tiêu cực, những cám dỗ từ mặt trái cơ chế thị trường.

Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đối với nguồn nhân lực con người nói chung thì bộ phận CBCC đóng vai trò then chốt cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó công tác ĐTBD cũng là khâu then chốt quyết định chất lượng CBCC. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) Đảng ta đã kết luận: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, phải phát triển giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực, yếu tố cơ bản nhanh và bền vững” và “Mọi cán bộ, công chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng” [8]. Đối với

CBCC người DTTS, với vị trí, đặc điểm hiện nay thì việc ĐTBD càng trở nên cấp thiết, càng có ý nghĩa để góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại các vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w