Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.2.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số
1.2.3.1. Chính sách, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung
Sau khi Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Luật số 22/2008/QH12) được thông qua ngày 13/11/2008, Chính phủ và các bộ, ngành địa phương đã chú trọng việc xây dựng và ban hành hệ thống văn bản liên quan ĐTBD CBCC, khá đầy đủ, kịp thời như:
Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011- 2015;
Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;
Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06/6/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025;
Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030;
Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030.
1.2.3.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số nói riêng:
Ngoài các văn bản quy định về ĐTBD cho đối tượng là CBCC nói chung, thì Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan còn ban hành các văn bản quy định về ĐTBD cho đối tượng là người DTTS nói riêng, cụ thể:
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, nhằm quy định các hoạt động về công tác dân tộc để đảm bảo và
thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BNV-UBDT ngày 11/9/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số quy định tại Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, trong đó quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số chính sách về tuyển dụng, sử dụng, quản lý CBCC người DTTS làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị
- xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở xã, phường, thị trấn.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 về phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ CBCC, viên chức người DTTS, xây dựng, phát triển đội ngũ CBCC, viên chức người DTTS có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, có trình độ năng lực nghiệp vụ, góp phần củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu “nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý...; xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người dân tộc thiểu số và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Quốc hội khóa XIV (Kỳ họp thứ 8) ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 do ngày 18/11/2019, phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trong mục tiêu tổng quát đã đề ra mục tiêu: “… nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số”.
Đồng thời, yêu cầu về tổ chức triển khai thực hiện, trong đó có nội dung: “Tổ chức rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chính sách dân tộc, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản có liên quan không còn phù hợp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án” [42]...
Trên cơ sở các văn bản quan trọng nêu trên, Chính phủ và Bộ Nội vụ đã tăng cường phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện công tác ĐTBD; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng CBCC. Qua đó, đã giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước và chi phí xã hội, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực, chủ động xây dựng hệ thống văn bản quy định về ĐTBD CBCC của bộ, ngành, địa phương, như:
Quy chế ĐTBD CBCC; Kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng;
Quy chế quy định trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy… Các văn bản này có tác dụng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác ĐTBD CBCC; tạo điều kiện khuyến khích CBCC học và tự học nhằm không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ.
Nhìn chung, các văn bản đã quy định khá rõ mục tiêu, nguyên tắc và chế độ ĐTBD CBCC; chế độ ĐTBD lý luận chính trị đối với CBCC quy hoạch lãnh đạo, quản lý; nội dung, chương trình, chứng chỉ ĐTBD CBCC; phân công, phân cấp tổ chức và quản lý ĐTBD CBCC; đánh giá chất lượng ĐTBD;
tiêu chuẩn, nhiệm vụ và chính sách, chế độ đối với giảng viên; điều kiện và quyền lợi, trách nhiệm của CBCC được cử đi ĐTBD; kinh phí ĐTBD …
Nội dung của các văn bản đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới toàn diện trên các mặt: chế độ ĐTBD CBCC; tăng cường phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức và quản lý ĐTBD CBCC, đồng thời bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng CBCC trong hoạt động ĐTBD; đổi mới hình thức và nội dung các chương trình ĐTBD nhằm nâng cao kỹ năng hành chính cho CBCC, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC; tạo lập cơ sở pháp lý để kiểm soát chất lượng ĐTBD CBCC.
Với mục tiêu nhất quán nhằm tạo sự thay đổi, chuyển biến tích cực về số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác thông qua hoạt động ĐTBD, xây dựng được đội ngũ CBCC nói chung và CBCC người DTTS nói riêng có đủ trình độ, phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ, phục vụ nhân dân góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Các chính sách mà Nhà nước ta đưa ra qua các thời kỳ ngày càng được hoàn thiện hơn, từ xác định đối tượng, yêu cầu nội dung, chính thức ĐTBD … để đội ngũ CBCC người DTTS đáp ứng được các yêu cầu trong thực thi công vụ.
1.2.3.3. Nội dung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, ngày 25/01/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 163/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020 và đang triển khai thực hiện.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày
01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thay thế Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ, trong đó quy định nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBCC cả ở trong nước và nước ngoài.
Một là, về đào tạo
Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 quy định: CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo.
Về đào tạo sau đại học, CBCC phải đáp ứng điều kiện: Có thời gian công tác từ đủ 3 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 2 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
Điều kiện đào tạo sau đại học đối với viên chức gồm: Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có); có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
CBCC, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định nêu trên còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
Trường hợp CBCC, viên chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng CBCC, viên chức nếu tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt
hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp; đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết thì phải đền bù chi phí đào tạo.
Hai là, về bồi dưỡng
Ngoài quy định đối tượng, điều kiện đào tạo, Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ cũng quy định cụ thể về hình thức, nội dung, chương trình, chứng chỉ bồi dưỡng CBCC, viên chức. Theo đó, có 5 nội dung bồi dưỡng gồm:
Về lý luận chính trị.
Bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, cho các chức danh công chức, viên chức và CBCC cấp xã.
Cập nhật nội dung các văn kiện, nghị quyết, đường lối của Đảng; cập nhật năng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định.
Về kiến thức quốc phòng và an ninh.
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo các chương trình quy định, đối tượng cho CBCC.
Về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh công chức; tiêu chuẩn nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.
Về kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế.
Về tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.