Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.3. Nội dung các bước thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số
1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số
Thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS nói riêng là một quá trình tương đối phức tạp, có thể diễn ra trong một thời gian dài. Vì vậy, phải xác định được công tác lập kế hoạch, chương trình để các bên triển khai thực hiện một cách chủ động, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.
Theo đó, kế hoạch triển khai pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS bao gồm nhiều nội dung khác nhau: Kế hoạch về thời gian thực hiện pháp luật; kế hoạch tổ chức điều hành; kế hoạch phân công đối tượng thực hiện; cung cấp các nguồn vật lực; kiểm tra đôn đốc thực hiện pháp luật và kế hoạch dự kiến về quy chế, nội quy….
1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện pháp luật đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số
Để triển khai thực hiện, chính sách, pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng với cơ quan quản lý nhà nước và đối tượng thực hiện pháp luật. Làm tốt công tác này giúp cho CBCC người DTTS - đối tượng thụ hưởng pháp luật, chính sách hiểu rõ về mục đích, yêu cầu, tính khả thi, tính đúng đắn của chính sách, pháp luật ĐTBD trong giai đoạn thực hiện Chương trình cải cách hành chính hiện nay để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu của chính sách, pháp luật đã ban hành. Đồng thời giúp cho mỗi CBCC người DTTS có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật nhận thức được tính chất, quy mô của chính sách, pháp luật từ đó nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thực hiện các mục tiêu và triển khai chính sách, pháp luật có hiệu quả. Để công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật đạt hiệu quả cao đòi hỏi đội ngũ
CBCC phải am hiểu mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ của chính sách ĐTBD CBCC người DTTS, phải nhận thức được đầy đủ vai trò của công tác phổ biến, tuyên truyền đến hiệu quả của chính sách, pháp luật. Từ đó có bước lựa chọn các kỹ năng, biện pháp phổ biến, tuyên truyền cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
1.3.3. Phân công, phối hợp trong thực hiện pháp luật đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số
Chính sách, pháp luật về ĐTBD CBCC nói chung có phạm vi tác động rộng lớn, hướng tới số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện lớn bao gồm cơ quan thực hiện chính sách, pháp luật và đối tượng thụ hưởng chính sách, pháp luật ĐTBD. Mặt khác, từng mục tiêu của chính sách, pháp luật ĐTBD CBCC cũng rất phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian. Do đó, muốn thực hiện chính sách, pháp luật một cách có hiệu quả đòi hỏi cần có sự phân công, phối hợp trong thực hiện giữa các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và đội ngũ CBCC. Thực tế công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách, pháp luật diễn ra với sự có mặt của cơ quan: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư…Trong hoạt động này cần chú ý tới đặc điểm, thế mạnh của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị trong phối hợp thực hiện, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp, không rõ trách nhiệm hay không đủ năng lực thực hiện chính sách, pháp luật. Bởi thực tế cho thấy, kết quả thực hiện phụ thuộc phần lớn vào năng lực thực hiện, khả năng phối hợp giữa các bên thực hiện.
1.3.4. Duy trì thực hiện chính sách, pháp luật đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số
Để có thể duy trì thực hiện chính sách, pháp luật ĐTBD CBCC theo định hướng mục tiêu cần phải thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện, đánh giá thực hiện và đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt việc duy trì chính sách, pháp luật. Thường xuyên kiểm tra giúp nhà quản lý nắm bắt được điểm mạnh,
điểm yếu trong thực hiện từ đó có những điều chỉnh để duy trì chính sách, pháp luật. Bên cạnh đó, phải quan tâm đến đánh giá thực hiện chính sách, pháp luật để các đối tượng thực hiện chính sách, pháp luật ĐTBD biết được những hạn chế trong quá trình thực hiện, từ đó nhận thức đúng vị trí, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong thực hiện chính sách, pháp luật. Việc kiểm tra, đánh giá nhằm chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện giúp duy trì, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu. Trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật ĐTBD các cơ quan, tổ chức và cá nhân CBCC thực hiện chính sách, pháp luật cần có những tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm duy trì chính sách, pháp luật trong điều kiện thực tế. Bởi trong quá trình thực hiện do môi trường thực hiện luôn thay đổi hoặc gặp những khó khăn tác động nhất định.
Do đó, đòi hỏi đội ngũ CBCC khi thực hiện chính sách, pháp luật ĐTBD phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức nhất định để đảm bảo có thể tạo lập được một môi trường thuận lợi nhất cho quá trình thực hiện chính sách, pháp luật trong điều kiện thực tế của địa phương mình.
1.3.5. Điều chỉnh thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số
Điều chỉnh chính sách, pháp luật là hoạt động cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS bởi môi trường thực tế thực hiện chính sách, pháp luật luôn luôn thay đổi so với môi trường trước khi chính sách, pháp luật được ban hành. Theo đó, quá trình điều chỉnh thực hiện chính sách, pháp luật được thực hiện bởi những cơ quan có thẩm quyền nhằm điều chỉnh những chính sách, pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo quy định, cơ quan nào ban hành chính sách, pháp luật ĐTBD thì cơ quan đó được quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế lại rất linh hoạt, các cơ quan các cấp, ngành có thể chủ động đưa ra biện pháp để thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật, miễn là không thay đổi mục tiêu của chính sách, pháp luật. Bởi vì, một nguyên tắc khi
điều chỉnh chính sách, pháp luật là chỉ có thể điều chỉnh và bổ sung biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu mà không được làm thay đổi mục tiêu, nghĩa là đang làm thay đổi chính sách, pháp luật.
Hoạt động điều chỉnh chính sách, pháp luật cần phải chính xác và hợp lý nếu không sẽ làm chệch hướng mục tiêu chính sách, pháp luật ĐTBD CBCC người DTTS đã đề ra. Từ yêu cầu trên, đòi hỏi đội ngũ CBCC thực hiện chính sách, pháp luật ĐTBD phải có năng lực, kiến thức và kỹ năng tốt để có thể đề xuất các biện pháp phát hiện, điều chỉnh chính sách, pháp luật một sách hợp lý, đảm bảo mục tiêu của chính sách, pháp luật.
1.3.6. Đôn đốc, theo dõi thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số
Đôn đốc, theo dõi thực hiện chính sách, pháp luật là hoạt động của cơ quan, đơn vị, CBCC có thẩm quyền theo quy định thông qua các công cụ đảm bảo trong quá trình thực hiện như quy định, nội quy, quy chế… nhằm làm cho các chủ thể thực hiện chính sách nêu cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách, pháp luật. Thực tế cho thấy trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về ĐTBD không phải cơ quan, đơn vị, cá nhân nào cũng làm tốt, làm đúng, vì thế cần có hoạt động đôn đốc, theo dõi để vừa có thể thúc đẩy các chủ thể nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện chính sách, pháp luật ĐTBD CBCC, vừa có thể phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi những vi phạm quy định, nội quy, quy chế trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật. Từ đó có thể đề xuất các biện pháp nhằm chấn chỉnh việc thực hiện góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của chính sách, pháp luật ĐTBD.
1.3.7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số
Trong quá trình duy trì chính sách, pháp luật các cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ có thể đánh giá từng phần hoặc toàn bộ kết quả thực