Khái niệm thanh niên và vai trò của thanh niên đối với xã hội

Một phần của tài liệu Đạo đức phật giáo và vai trò của nó đối với việc giáo dục (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Vài nét về thực trạng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra

2.1.1. Khái niệm thanh niên và vai trò của thanh niên đối với xã hội

là một tầng lớp người – xã hội đặc thù, với độ tuổi nằm trong giới hạn từ 14, 15 đến trên dưới 30, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm của từng quốc gia, dân tộc. Nét đặc thù của thanh niên chính là ở những đặc điểm tâm lý, sinh lý của lứa tuổi này. Giới hạn về độ tuổi nêu trên có tính chất quy ước, không ổn định và có thể thay đổi.

Những đặc điểm tâm lý của thanh niên là hăng hái, nhiệt tình, có nhiều hoài bão, ước mơ, trong sáng, vô tư, ưa cách tân, thích đổi mới, dám mạo hiểm. Tuy nhiên do thiếu từng trải, thiếu kinh nghiệm sống nên thanh niên cũng dễ sa vào trạng thái cực đoan: thực dụng, tự do vô chính phủ, dễ bị lôi kéo, kích động, dễ sa vào tệ nạn xã hội…” [38].

Về mặt sinh học, thanh niên là một giai đoạn trong quá trình phát triển của cơ thể người, là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành.

Còn dưới góc độ kinh tế, thanh niên được hiểu là lực lượng lao động dồi dào của xã hội, có khả năng đóng góp cho xã hội nhờ vào sự khỏe mạnh và nhanh nhẹn của tuổi trẻ.

Thanh niên là lứa tuổi đang phát triển, định hướng và trưởng thành về mọi mặt: thể chất và tinh thần, về nhu cầu tình cảm và tâm lý, về khả năng và nhân cách. Như Kalinin – một nhà giáo dục của Nga đã nhận xét và đánh giá:

“thanh niên là lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời, là đơn vị tuyệt vời nhất và linh hoạt nhất của nhân loại” vì “thanh niên vốn trung thực, thật thà , thẳng thắn như chân lý khách quan”. Sự phát triển về tâm lý, nhu cầu tình cảm, trí tuệ và nhân cách ở độ tuổi thanh niên rất phong phú và mạnh mẽ, đặc biệt là có sự mâu thuẫn giữa phát triển sinh lý và tâm lý, giữa con người tự nhiên với con người xã hội.

Vai trò của thanh niên đối với xã hội là vấn đề được rất nhiều nhà tư tưởng quan tâm. C. Mác và Ph. Ănghen coi sự nghiệp của thanh niên gắn liền với giai cấp vô sản và phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản. Các nhà kinh điển đã nhận thấy được vai trò vô cùng quan trọng của những người trẻ với tư cách là lực lượng lao động chủ yếu trong mọi lĩnh vực xã hội, mọi tầng lớp

giai cấp, đặc biệt là giai cấp công nhân. Chính vì thế, những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin đã luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ - lực lượng sẽ kế tục sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân trong giai đoạn tiếp theo. C. Mác chỉ rõ: “Những người công nhân tiên tiến nhất cũng hoàn nhận thức được rằng tương lai của giai cấp họ và do đó, của cải loài người tùy thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên”

[31,262].

Kế thừa, vận dụng và phát triển những những học thuyết của C. Mác và Ănghen, Lênin cũng đã nhận thấy được tầm quan trọng của tầng lớp thanh niên. Ông đã khẳng định thanh niên là lực lượng chính trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến lên chủ nghĩa cộng sản: “Theo một ý nghĩa nào đó, có thể nói rằng nhiệm vụ thật sự xây dựng xã hội cộng sản chính là của thanh niên” Và “tất cả nam nữ thanh niên đều phải là người xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa” [30,366].

Tiếp thu những quan điểm của các nhà kinh điển Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bàn nhiều đến vai trò và nhiệm vụ của thanh niên. Ngay trong thời kỳ đất nước còn chịu cảnh chiến tranh, nô lệ, Bác đã khẳng định vai trò của lực lượng thanh niên trong cách mạng. Người nêu lên quan điểm muốn thức tỉnh một dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các cán bộ, đoàn viên phải hiểu về thế hệ mình, thế hệ đang được Đảng chăm lo đào tạo, giáo dục, là “lớp người giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng”. Từ chỗ đánh giá khả năng cách mạng của thanh niên, Người đã khẳng định về một tương lai tươi sáng của đất nước do thế hệ trẻ mang lại: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái, kiên cường, Người thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang”. Bởi nhận thức được vị trí quan trọng, không thể thiếu được của tầng lớp thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng, trong di chúc (ngày 10/5/1969), Bác đã viết: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không

ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” [10,2].

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn đánh giá đúng vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới đã khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X): “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên” tiếp tục khẳng định: Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình.

Một phần của tài liệu Đạo đức phật giáo và vai trò của nó đối với việc giáo dục (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)