CHƯƠN 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng chính sách đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn
1.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Địa hình huyện Sơn Dương có đặc thù là vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền nỳi, rừng nỳi chiếm ắ diện tớch đất tự nhiờn Địa hỡnh chia thành 2 vùng, vùng phía Bắc huyện có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi; vùng phía Nam có địa hình đồi bát úp, có độ dốc thấp, thoải dần; với tổng diện tích tự nhiên là 78 795,2 ha; trong đó: Đất Nông nghiệp 69 206,4 ha, chiếm 87,83% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 9 169,9 ha, chiếm 11,64% tổng diện tích tự nhiên; đất chƣa sử dụng 418,89 ha, chiếm 0,53% tổng diện tích tự nhiên Huyện có hai sông lớn chảy qua, bao gồm sông Lô (chảy qua địa phận 11 xã của huyện Sơn Dương, với chiều dài 33km), sông Phó Đáy (chảy qua địa phận 10 xã của huyện, với chiều dài 50km), hệ
thống suối, khe, lạch tạo nguồn nước phong phú Đất đai của huyện Sơn Dương khá đa dạng về nhóm và loại (đất phù sa, đất dốc tụ, đất đỏ vàng, vàng đỏ, đất mùn vàng đỏ trên núi cao...) đã tạo ra nhiều vùng sinh thái nông- lâm nghiệp thích hợp cho việc trồng các loại cây nhƣ mía, chè, cây nguyên liệu giấy, các loại cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển nông nghiệp sạch Do đó đòi hỏi cần phải có nhiều công việc đa dạng phù hợp với từng địa bàn nhất định
hí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông hanh khô, mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều; nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 – 240C (cao nhất từ 33 – 350C, thấp nhất từ 12 - 130C); lƣợng mƣa bình quân hàng năm 1 500mm - 1.800mm. Điều kiện về khí hậu, thời tiết c ng tạo ra tính chất mùa vụ khác nhau dẫn đến công việc và thời gian của lao động làm nghề nông c ng khác nhau... Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng rất sâu sắc đến việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức, danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn.
1.3.2. Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách
Cơ chế chính sách của Nhà nước các cấp là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đào tạo nghề, đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT cả về quy mô, cơ cấu và chất lƣợng đào tạo Các chính sách khuyến khích phát triển hệ thống đào tạo nghề chủ yếu tác động vào các mặt, những nội dung trọng yếu tạo ra khuôn khổ pháp lý, môi trường T-XH, khuyến khích các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động phát triển dạy nghề Hệ thống chính sách đồng bộ sẽ là căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước
Do đào tạo nghề cần phải có nguồn lực lớn, hiệu quả kinh tế mang lại phải có thời gian mới thấy đƣợc, vì vậy chính sách đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho LĐNT cần phải có các chính sách đầu tƣ, xã hội hóa, thu hút
các nguồn bên ngoài (ngoài nguồn ngân sách nhà nước) một cách rộng rãi, lâu dài; đồng thời phải có hệ thống văn bản đồng bộ, nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đào tạo nghề phát triển
Luật Dạy nghề ra đời năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc ra đời hàng loạt chính sách mới liên quan đến người lao động nói chung và LĐNT nói riêng; các chính sách liên quan đến công tác dạy nghề, học nghề c ng đƣợc hình thành nhƣ: Chính sách đối với giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở dạy nghề; Chính sách đối với người học nghề, trong đó có người học nghề thuộc đối tượng LĐNT; các chính sách của Đề án 1956 đến năm 2020; dự án CTMT tiêu quốc gia về dạy nghề và việc làm các giai đoạn; Chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên học nghề
ết quả của việc thực hiện các chính này trong thời gian qua đã hình thành nên hệ thống cơ sở dạy nghề rộng khắp trên cả nước, với đội ng nhà giáo và quản lý dạy nghề tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy đƣợc đầu tƣ ngày càng nhiều hơn
Hiện nay, Luật DNN ra đời (thay thế Luật Dạy nghề năm 2006) và chính thức đi vào thực hiện từ đầu năm 2017 [25, tr92], tiếp đó hàng loạt các văn bản hướng dẫn dưới Luật được ban hành, đã tạo ra hành lang, cơ sở pháp lý đồng bộ để triển khai thực hiện công tác DNN trên cả nước, trong đó có công tác đào tạo nghề cho LĐNT
1.3.3. Ảnh hưởng của đầu tư và nguồn lực tài chính
Các hoạt động đầu tư trong nước và hoạt động đầu tư của người dân là một phương thức tạo việc làm rất quan trọng Các hoạt động đầu tư luôn gắn với công nghệ sản xuất, đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất; khi nói tới đầu tư phải nói tới vốn đầu tư, môi trường đầu tư và các chính sách đầu tư Môi trường đầu tư thuận lợi sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội, thúc
đẩy kinh tế tăng trưởng Mỗi mức tăng trưởng của nền kinh tế sẽ tạo ra một tỷ lệ gia tăng việc làm, và nếu đầu tư vào nhà máy, công xưởng và nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho người lao động
Các chính sách đầu tƣ hiệu quả vừa giúp phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế địa phương vừa tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Chính vì vậy không chỉ thu hút đầu tư trong nước, đầu tư của người dân mà còn phải có các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài Muốn đầu tư hiệu quả phải có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ hiệu quả
Nguồn lực tài chính là một thành phần quan trọng của nguồn sức mạnh nhà nước Nguồn lực tài chính gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn huy động trong dân, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp nước ngoài, vốn tín dụng Mỗi nguồn lực tài chính đƣợc sử dụng cho những mục đích khác nhau nhƣng đều có chung mục đích phát triển kinh tế - xã hội
Nguồn lực tài chính là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Nguồn lực tài chính là hữu hạn, việc huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng Nếu quốc gia, địa phương có nguồn lực tài chính dồi dào thì việc đầu tư vào các chính sách về lao động việc làm c ng đƣợc quan tâm hơn, có nhiều nguồn lực hơn trong công tác tạo việc làm: đào tạo nghề, hay cho vay vốn đối với những người đi xuất khẩu lao động
1.3.4. Ảnh hưởng của cung lao động trên thị trường
Hiện nay, dân số Việt Nam đạt khoảng 96 triệu người, có thể nói nước ta đang trong thời kỳ dân số vàng Con số 96 triệu người cho thấy nước ta có lực lượng lao động vô cùng dồi dào Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển nhƣ Việt Nam, dân số tăng nhanh sẽ tạo áp lực về việc làm và phát triển kinh tế Nền kinh tế chậm phát triển sẽ ít thu hút đầu tƣ, dẫn tới tình trạng dƣ thừa lao động, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng Với một lực lƣợng lao động dồi dào
nhƣ vậy, chúng ta sẽ làm nhƣ thế nào để không lãng phí nguồn lực này? Chỉ bằng cách nâng cao chất lƣợng lao động Lao động có chất lƣợng là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế và thu hút đầu tƣ Lao động chất lƣợng thấp sẽ khó thu hút đầu tƣ và trình độ công nghệ thấp Ngƣợc lại, lao động có chất lƣợng cao sẽ thu hút đầu tƣ, đáp ứng yêu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp đầu tƣ vào Việt Nam, tạo cơ hội tăng thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động Đến thời điểm này, nước ta c ng đang thu hút rất nhiều các doanh nghiệp, tập đoàn lớn phát triển sản xuất kinh doanh nhƣ:
Samsung, Microsoft, Canon, Intel giúp giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động địa phương
Đối với các địa bàn, lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, dƣ thừa lao động, thiếu việc làm trong lao động nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao; Chất lƣợng lao động còn thấp, tay nghề chƣa cao Hơn nữa, việc làm ở địa bàn hiện nay nằm ở khu vực phi kết cấu, làng nghề vẫn còn nhiều Vậy muốn tạo việc làm cần phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động, chất lƣợng lao động phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp, hay các khu công nghiệp
Chất lƣợng lao động là trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tay nghề của người lao động Chất lượng lao động thể hiện qua tâm lực, trí lực và thể lực của người lao động Chỉ khi người lao động đảm bảo về sức khỏe, thể lực tốt và có trình độ tay nghề tốt mới đáp ứng đƣợc yêu cầu về việc làm Vậy nâng cao chất lƣợng lao động đồng nghĩa với tạo thêm việc làm Hay nói cách khác, muốn có việc làm lao động phải có trình độ mới cạnh tranh đƣợc không chỉ với lao động trên cùng địa bàn mà hướng tới là cạnh tranh với người lao động nước ngoài vào làm tại Việt Nam, hoặc người lao động sang làm việc ở nước ngoài Trình độ lao động có ảnh hưởng rất lớn tới việc tìm kiếm việc làm của người lao động, không những quyết định tới việc người lao động có
tìm được việc làm hay không mà còn quyết định mức thu nhập của người lao động cao hay thấp, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay
1.3.5. Nhân tố ảnh hưởng đối tượng của thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn
Đối tƣợng của chính sách đào tạo nghề lao động nông thôn ở đây là lao động nữ nông thôn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Để chính sách đào tạo nghề cho LĐNT thực hiện đạt hiệu quả, thì người lao động cần phải có trình độ học vấn nhất định Điều kiện này có sự khác biệt giữa các ngành nghề đào tạo mà người lao động mong muốn học nghề cho bản thân; như đối với đào tạo nghề trong lĩnh vực NN thì điều kiện học vấn của người lao động chỉ cần ở mức tốt nghiệp THCS (chiếm khoảng 64%); nhƣng đối với ngành công nghiệp và dịch vụ thì điều kiện về học vấn cao hơn, tối thiểu người lao động phải tốt nghiệp THPT (chiếm khoảng 61%), còn đối với việc làm trong ngành dịch vụ thì đòi hỏi người lao động phải có học vấn cao hơn (gần 80%
yêu cầu tối thiểu tốt nghiệp THPT) Tuy nhiên lao động nữ ở nông thôn thường tham gia vào đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp nên trình độ học vấn c ng thấp, mà ở đây là lao động nữ nông thôn ở một huyện miền núi
Tuy nhiên lao động nữ ở nông thôn lại có điểm mạnh là chuyên cần, tỉ mỉ, trách nhiệm, cẩn thận, nên trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho phụ nữ ở nông thôn cần thực hiện các nghề mà phù hợp nhƣ các nghề sản xuất hàng xuất khẩu cần có sự kéo léo và tỉ mỉ…
Quy mô và chất lƣợng của LLLĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố đào tạo là rất quan trọng và trong thực tế mỗi ngành nghề hoạt động nhu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề của lao động khác nhau;
do đó, trong quá trình tư vấn cho người lao động tham gia học nghề c ng cần chú ý đến trình độ, khả năng để người lao động nữ học các nghề nào là phù hợp thì mới phát huy đƣợc khả năng, tay nghề sau đào tạo thì mới mang lại hiệu quả