CHƯƠN 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
2.3. Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn tại huyện
2.3.1. Kế hoạch thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn tại huyện
- Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch của tỉnh.
Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Gắn đào tạo nghề với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của huyện và các chương trình kinh tế - xã hội khác nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân vùng nông thôn.
- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của huyện đến năm 2020 đạt 40%.
- Tổng số lao động được đào tạo nghề: 3 465 người Trong đó:
+ Đào tạo nghề cho 2 660 lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (Dạy nghề nông nghiệp: 1.525 người; dạy nghề phi nông nghiệp: 1.135 người).
+ Đào tạo hệ trung cấp nghề: 805 lao động.
- Nghề đào tạo: Tiếp tục duy trì đào tạo các nghề nhƣ giai đoạn 2011 - 2015 và bổ sung thêm các nghề mới đáp ứng nhu cầu của người lao động nông thôn và phù hợp với quy mô năng lực cơ sở dạy nghề trên địa bàn.
- Chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp phân theo đối tƣợng giai đoạn 2017- 2020: Tổng số lớp đào tạo là 34 lớp, với 1.190 học viên, với đối tƣợng là nữ 555 học viên, thuộc đối tƣợng chính sách 420 học viên, thuộc lao động khác 770 học viên Trong đó:
+ Nghề đào tạo chăn nuôi gia súc, gia cầm: Tổng số 665 học viên với đối tƣợng là nữ 280 học viên, thuộc đối tƣợng chính sách 245 học viên, thuộc lao động khác 420 học viên.
+ Nghề trồng cây lương thực, thực phẩm: Tổng số 385 học viên với đối tƣợng là nữ 225 học viên, thuộc đối tƣợng chính sách 175 học viên, thuộc lao động khác 210 học viên.
+ Nghề trồng cây công nghiệp: Tổng số 140 học viên với đối tƣợng là nữ 50 học viên, thuộc đối tƣợng chính sách 0 học viên, thuộc lao động khác 140 học viên.
- Chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp phân theo nhóm nghề giai đoạn 2017-2020: Tổng số chỉ tiêu đào tạo 470 học viên, sơ cấp nghề 460 học viên, dưới 3 tháng 1230 học viên, nằm trong vùng sản xuất hàng hóa 110 học viên.
Trong đó:
+ Đối tƣợng lao động nông thôn làm kỹ thuật nông nghiệp cần có chứng chỉ nghề: Tổng số chỉ tiêu đào tạo 470 học viên, sơ cấp nghề 180 học viên, dưới 3 tháng 180 học viên, nằm trong vùng sản xuất hàng hóa 110 học viên.
+ Đối tƣợng nông dân làm nghề yêu cầu có trình độ kỹ thuật: Tổng số chỉ tiêu đào tạo 1330 học viên, sơ cấp nghề 280 học viên, dưới 3 tháng 1050 học viên, nằm trong vùng sản xuất hàng hóa 0 học viên.
- Dự toán kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2017- 2020: 9.131 triệu đồng, nguồn ngân sách Trung ƣơng Trong đó:
+ Tuyên truyền, tƣ vấn học nghề nông nghiệp và việc làm đối với lao động nông thôn: 1.280 triệu đồng.
+ Điều tra, rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề: 1.280 triệu đồng.
+ Phát triển, đổi mới chương trình, giáo trình học liệu và xây dựng danh mục nghề: 200 triệu đồng.
+ Hỗ trợ lao động nông thôn: 951,3 triệu đồng.
+ iám sát đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp: 20 triệu đồng.
+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề công lập và cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp cấp huyện: 5.000 triệu đồng.
+ Xây dựng mô hình điểm: 400 triệu đồng.
- Dự báo về nhu cầu nguồn lực:
+ Số lao động có nhu cầu học nghề: 1 680 người.
+ Về cơ sở vật chất: Xây dựng mới 01 nhà giảng đường, lớp học; 01 nhà làm việc cho cán bộ, giáo viên (theo kế hoạch đã được tỉnh phê duyệt).
+ Đội ng giáo viên: Bồi dƣỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ cho 05 giáo viên, xây dựng kế hoạch tuyển mới 03 giáo viên (theo chỉ tiêu biên chế của Trung tâm).
- Bổ sung, ban hành danh mục nghề:
+ Số chương trình/tài liệu bổ sung, biên soạn lại: 03 chương trình + Số chương trình xây dựng mới: 02 chương trình (nghề Chăn nuôi thú y và nghề Bảo vệ thực vật).
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện đào tạo nghề cho lao dộng nông thôn (bám sát các chỉ tiêu và chất lượng thực hiện). Hàng năm tiến hành điều tra, khảo sát để thu thập thông tin về nhu cầu học nghề của người lao động.