CHƯƠN 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
2.3. Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn tại huyện
2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn tại huyện
Từ năm 1998 đến nay, dạy nghề được phục hồi và từng bước phát triển Hệ thống pháp luật về đào tạo nghề đƣợc ban hành đồng bộ và ngày càng đƣợc hoàn thiện, gồm: Luật dạy nghề năm 2004, Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Bộ luật lao động năm 2012, Luật việc làm năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện; chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực, chiến lược phát triển dạy nghề, quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề và các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phụ nữ, người khuyết tật, bộ đội xuất ng , người dân tộc thiểu số, lao động bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách khác, tạo hành lang pháp lý để hệ thống đào tạo nghề phát triển; mọi người lao động có nhu cầu học nghề đều có cơ hội và được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, từng bước thực hiện phổ cập nghề đối với người lao động, nhất là thanh niên
Các cấp Hội chú trọng công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách về học nghề, việc làm cho phụ nữ và cộng đồng kết hợp với tƣ vấn học nghề, việc làm cho lao động nữ Các cơ sở đào tạo nghề của các cấp Hội trong giai đoạn này đã tuyển sinh, tổ chức đào tạo trình độ trung cấp có 95% là nữ và hàng năm đào tạo sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho trên 180 ngàn học viên Điểm rất quan trọng trong hoạt động dạy nghề của Hội là không chỉ đào tạo đƣợc nhiều lao động nữ, góp phần tăng tỉ lệ lao động nữ đƣợc đào tạo của cả nước mà Hội còn kết hợp công tác đào tạo nghề cho phụ nữ nông thôn với
việc triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội nhƣ ƣu tiên đào tạo cho phụ nữ nông thôn, phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phụ nữ dân tộc, khuyết tật và phụ nữ tái hòa nhập cộng đồng Các chương trình dạy nghề của Hội nhƣ: may mặc (may công nghiệp, may dân dụng, thiết kế thời trang);
nghiệp vụ khách sạn nhà hàng, kỹ năng kinh doanh; thủ công truyền thống (mây tre đan, dệt thêu thổ cẩm, thêu ren ); nữ công gia chánh (nấu ăn, làm bánh, cắm hoa, tỉa củ quả ); nghệ thuật thẩm mỹ (uốn tóc, trang điểm, thể dục thẩm mỹ); chăm sóc gia đình tiếp tục đƣợc thiết kế dựa trên thế mạnh ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo, phù hợp với sức lao động của phụ nữ và yêu cầu của doanh nghiệp, nhất doanh nghiệp vừa và nhỏ Hoạt động dạy nghề của Hội luôn gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề, tƣ vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ vốn, tạo điều kiện cho cả nữ thanh niên và phụ nữ tuổi trung niên tham gia học nghề, tạo việc làm tại chỗ Các cơ sở đào tạo của Hội rất chú trọng đào tạo nghề theo vị trí làm việc tại doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nữ làm chủ Các cấp Hội, các cơ sở đào tạo nghề của Hội tích cực tham gia thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” góp phần tăng tỷ lệ lao động nữ tham gia học nghề từ Đề án này đạt 45,8%
Trong giai đoạn 2016 - 2020 và từ sau năm 2020, yêu cầu số nhân lực qua đào tạo lớn, chất lƣợng đòi hỏi ngày càng cao Thực hiện Nghị quyết của Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” và nhiệm vụ đƣợc Đảng, Chính phủ giao quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đang tập trung nỗ lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa
2.3.3.Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho phụ n ở nông thôn tại huyện
Tại huyện Sơn Dương, từ năm 2013 sau khi thực hiện sáp nhập giữa Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm ỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp thành Trung tâm Dạy nghề huyện, sau đó năm 2017 đổi tên thành Trung tâm iáo dục nghề nghiệp - iáo dục thường xuyên huyện đã tạo nên sự chuyển biến rõ nét So với trước đây, Trung tâm Dạy nghề chỉ thực hiện dạy nghề và hoạt động hướng nghiệp tại các trường THPT Đến nay, Trung tâm đã song hành đào tạo nghề kết hợp dạy văn hóa Các học viên ở xa đƣợc bố trí chỗ ở tại nhà ở nội trú của Trung tâm Cùng với đó, Trung tâm còn thực hiện liên kết với trường Cao đẳng nghề số 1 Bộ Quốc phòng để đào tạo nhiều ngành nghề như:
Điện công nghiệp, công nghệ ô tô, công nghệ hàn trình độ trung cấp nghề cho các học viên có nhu cầu Học nghề xong, 100% học viên sẽ được trường Cao đẳng nghề số 1 giới thiệu việc làm Hiện nay, Trung tâm đang đào tạo 340 học viên vừa học nghề kết hợp học văn hóa, khi học xong đƣợc cấp bằng THPT và bằng nghề, nhờ đó giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc Quá trình sắp xếp, đổi mới hoạt động Trung tâm iáo dục nghề nghiệp - iáo dục thường xuyên được cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, huyện đã huy động các nguồn lực xã hội hóa nhằm nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề, dạy văn hóa tại Trung tâm Từ đó tạo môi trường học tập tốt nhất cho con em các dân tộc trên địa bàn đến học nghề Huyện luôn xác định công tác đào tạo nghề là yếu tố quan trọng giúp lao động nông thôn có việc làm ổn định, góp phần nâng cao thu nhập, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn
Để công tác đào tạo nghề đạt kết quả, hàng năm Trung tâm iáo dục nghề nghiệp - iáo dục thường xuyên huyện đều tập trung rà soát nhu cầu học nghề của lao động trên địa bàn theo 2 thời điểm, cuối năm trước và đầu
năm sau Từ đó, có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung ngành, nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn Đồng thời, phối hợp với Hội Nông dân, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức ký kết các chương trình tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện có nhu cầu học nghề mới để chuyển đổi ngành nghề phù hợp hơn Năm 2018, Trung tâm đã tổ chức đƣợc 7 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 245 học viên, đạt 100% kế hoạch Các nghề tập trung đào tạo nhƣ: May mặc, sửa chữa ô tô, sửa chữa máy nông nghiệp; chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng ớt Nhiều học viên sau khi học nghề đã mạnh dạn đầu tƣ vốn mở rộng sản xuất, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mới, tạo việc làm và thu nhập ổn định
Bên cạnh đó, Trung tâm iáo dục nghề nghiệp - iáo dục thường xuyên huyện còn tổ chức ký kết và phối hợp với các doanh nghiệp, công ty, nhà máy trong và ngoài tỉnh để đào tạo, dạy nghề theo địa chỉ Toàn huyện hiện có 123 doanh nghiệp lớn nhỏ, trên 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trên các lĩnh vực, đã tạo việc làm cho trên 1 500 lao động nông thôn với thu nhập bình quân 3 - 4 triệu đồng/người/tháng Lao động nữ ở Huyện Sơn Dương chủ yếu học nghề May tại Trung tâm iáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sau đó, xin đi làm tại Nhà máy May Tuyên Quang, với thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/tháng
Theo kế hoạch của tỉnh giao, năm 2019 Trung tâm iáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện sẽ mở 15 lớp đào tạo nghề cho 525 học viên là lao động nông thôn Trong đó, gồm học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp Thời gian tới, Trung tâm sẽ tập trung nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực có chất lƣợng để thu hút đầu tƣ, phát trển kinh tế - xã hội trên địa bàn
2.3.4. Đầu tư cho việc thực thi chính sách đào tạo nghề lao động nữ nông thôn tại huyện
Xác định đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần giảm hộ nghèo trên địa bàn, thời gian qua, huyện Sơn Dương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khảo sát, xây dựng chương trình đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động được lựa chọn học những nghề phù hợp với nhu cầu.
- Chính sách đầu tƣ:
Trong thời gian qua các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn đƣợc UBND huyện hỗ trợ đầu tƣ phát triển từ nguồn kinh phí CTMT quốc gia và nguồn ngân sách tỉnh, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên với nội dung đầu tƣ: Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, phòng học, xưởng thực hành, các công trình phụ trợ, phục vụ khác như: ý túc xá, nhà đa năng, nhà ăn, nhà giữ xe ; các trang thiết bị dạy nghề; xây dựng, biên soạn, chỉnh sửa chương trình, giáo trình dạy nghề; đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề; kinh phí phục vụ công tác đào tạo nghề; các khoản chi phí khác cho cơ sở dạy nghề
Tổng kinh phí thực hiện đầu tƣ cho các cơ sở này giai đoạn qua là 7,082 tỷ đồng; ngoài ra, đã đầu tư xây dựng trụ sở, phòng học, nhà xưởng cho các cơ sở dạy nghề tại 4 xã nghèo của huyện theo Nghị quyết 30a của Chính phủ với tổng kinh phí trên 2,4 tỷ đồng
Vừa qua huyện Sơn Dương đã tổ chức sắp xếp Trung tâm Dạy nghề cấp huyện thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên để thực hiện chức năng: Dạy nghề - GDTX- Hướng nghiệp và iới thiệu việc làm; các Trung tâm này do UBND cấp huyện trực tiếp quản lý; ngành D&ĐT quản lý nhà nước về giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, ngành Lao động- TB&XH quản lý nhà nước về dạy nghề và giới thiệu việc làm
Việc đầu tư xây dựng, biên soạn và chỉnh sửa chương trình, giáo trình c ng đƣợc các cơ sở dạy nghề quan tâm, triển khai thực hiện; có trên 50 chương trình, giáo trình đào tạo các nghề đã được đầu tư xây dựng, biên soạn, sửa chữa với tổng kinh phí hơn 0,8 tỷ đồng
Bên cạnh đó, thời gian qua đã có 40 giáo viên, giảng viên đƣợc cử đi đào tạo, bồi dưỡng, trong đó: bồi dưỡng kỹ năng nghề: 24 người; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: 16 người; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý: hơn 100 lượt người.
- Cơ chế, chính sách xã hội hóa
Để thực hiện chủ trương của huyện về thực hiện xã hội hóa, thu hút nguồn lực của các tổ chức, cá nhân bên ngoài đầu tƣ dạy nghề, huyện đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhƣ: Các nhà đầu tƣ thành lập cơ sở dạy nghề đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo Nhà đầu tƣ đƣợc huyện hỗ trợ làm thủ tục vay vốn từ nguồn Quỹ đầu tƣ của tỉnh với lãi suất ƣu đãi để đầu tƣ; đƣợc huyện quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; trong việc cải cách các thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục ký kinh doanh, đăng ký hoạt động của các doanh nghiệp đƣợc thông thoáng, đơn giản, nhanh gọn Thông qua các chính sách ƣu đãi của tỉnh đã thu hút đƣợc một số nhà đầu tƣ trong lĩnh vực dạy nghề ; đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề cho LĐ nữ ở NT và chính sách việc làm cho lao động tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
2.3.5. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm
Để triển khai thực hiện chính sách tại Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ và các
chính sách đào tạo nghề của địa phương, UBND Huyện Sơn Dương đã chỉ đạo việc thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án ở các cấp:
- Ở cấp huyện, xã: huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện; 33 xã đã thành lập Ban Chỉ đạo hoặc Tổ công tác triển khai Đề án
Ban Chỉ đạo các cấp (huyện, xã) hoạt động và có sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương; Ban Chỉ đạo ở các cấp có vai trò, nhiệm vụ là cơ quan trực tiếp tham mưu về công tác thực hiện đề án đào tạo nghề LĐ nữ ở NT cho UBND ở từng cấp
* Về cơ chế hoạt động:
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, lập dữ liệu về lao động, nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động của các địa phương Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai hướng dẫn, tổ chức hiện các cơ chế, chính sách, kế hoạch đào tạo nghề cho LĐ nữ ở NT của địa phương;
phối hợp tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chính sách trên địa bàn
Vai tr của người lao động ở vùng nông thôn
Người lao động ở vùng nông thôn tham gia học nghề là chủ thể chính trong thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐ nữ ở NT Để việc thực hiện thành công mục tiêu của đề án, thì nhận thức của người dân về học nghề là rất quan trọng, cho nên chúng ta cần làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền các chính sách về đào tạo nghề, học nghề để người dân được biết và hiểu rõ về chính sách mà họ được hưởng, về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với họ khi tham gia học nghề, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách nhà nước Do vậy công tác tuyên truyền cần đi trước một bước, các cơ quan, đơn vị, nhất là đối với cấp xã cần thông tin thường xuyên bằng nhiều hình thức, từng bước nâng dần nhận thức của người dân, để họ tham gia tích cực, có hiệu quả hơn hoạt động đào tạo nghề tại địa phương Cần phát huy vai trò
của các tổ chức của dân để người dân có thể tham gia tích cực vào hoạt động đào tạo nghề
Tóm lại: Việc thực hiện thành công chính sách đào tạo nghề cho LĐ nữ ở NT đƣợc quyết định bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên vai trò của các chủ thể trong thực hiện chính sách là rất quan trọng, trong đó có phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương, đến cơ sở; vai trò của các doanh nghiệp tham gia trong quá trình đào tạo và tiếp nhận lao động sau đào tạo; nhất là vai trò của người dân, của người lao động tham gia họ c nghề; việc người lao động có việc làm, có thu nhập ổn định sau học nghề, đời sồng vật chất, tinh thần của của người dân được nâng lên , đây là một trong những “thước đo” đánh giá sự thành công của chính sách.
2.4. ánh giá quá tr nh thực thi chính sách đào tạo nghề cho phụ nữ ở nông thôn tại huyện Sơn ƣơng, tỉnh Tuyên Quang
2.4.1. Những mặt đạt được
Để triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho LĐ nữ ở NT, huyện Sơn Dương,tỉnh Tuyên Quang đã ban hành một số Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện c ng nhƣ ban hành các cơ chế, chính sách thực thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐ nữ ở NT trên đia bàn huyện. Các chính sách về đào tạo nghề cho LĐ nữ ở NT đƣợc cụ thể hóa, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương Việc thực hiện các cơ chế, chính sách này đã mang lại kết quả, hiệu quả T-XH rất lớn, góp phần giải quyết việc làm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy T-XH của tỉnh phát triển
Việc thực hiện chính sách đã tạo đƣợc sự chuyển biến cơ bản, quan trọng trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và