CHƯƠN 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN
1.4. Kinh nghiệm thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn ở một số địa phương
1.4.4. Bài học rút ra cho việc thực thi chính sách đào tạo nghề lao động nữ nông thôn tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Qua bài học thực tiễn của các tỉnh, gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và con người của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhƣ sau:
- Phát triển nguồn nhân lực tại huyện Sơn Dương phải nhất quán từ khâu đào tạo, sử dụng sau đào tạo và thường xuyên quan tâm công tác bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đảm bảo cân bằng cung cầu lao động trên thị trường giữa các ngành kinh tế c ng như theo vùng địa lý
- Cần có các chính sách nhất quán và đồng bộ về phát triển đào tạo nghề, lồng ghép trong Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực; đồng thời, UBND huyện cần giao các cơ quan quản lý xác định và thiết lập hệ thống tiêu chuẩn để quản lý thống nhất chất lượng đào tạo trên phạm vi địa phương mình phù hợp với điều kiện địa phương.
Việc quy hoạch phát triển dạy nghề đƣợc thực hiện trên cơ sở tầm nhìn xa về xu hướng phát triển T-XH, trong đó chú ý đến việc ảnh hưởng các thành tựu khoa học và công nghệ, để từ đó có chiến lƣợc đáp ứng về nhân lực - Phân cấp việc quản lý nhà nước về đào tạo nghề theo ngành dọc và theo vùng địa lý để đảm bảo tính chủ động của các cơ quan quản lý, đồng thời tạo sự linh hoạt cho hoạt động đào tạo nghề tại các vùng địa phương theo quy hoạch tổng thể của tỉnh Tuyên Quang.
- Đào tạo nghề đƣợc phát triển đa dạng và vai trò của đối tác xã hội đƣợc chú trọng; đồng thời phát huy tính chủ động của cá nhân trong một xã hội học tập suốt đời; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với thực hành tại nơi sử dụng lao động, gắn kết chặt chẽ giữa “học”
và “hành”, đào tạo theo địa chỉ, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của nơi sử dụng lao động
- Thực tế cho thấy những nơi nào có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động đƣợc sự tham gia của cả hệ thống chính trị; có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong tổ chức, triển khai thực hiện thì ở nơi đó các chính sách, hoạt động đào tạo nghề đƣợc triển khai có hiệu quả
- Công tác tuyên truyền, tư vấn, quảng bá học nghề, hướng nghiệp phải đi trước một bước; người làm công tác tuyên truyền phải am hiểu chính sách, nắm bắt đầy đủ thông tin, trong đó có các thông tin liên quan về ngành nghề đào tạo, chính sách về chế độ học nghề của nhà nước, về giải quyết việc làm sau đào tạo
- Công tác giám sát, kiểm tra hoạt động đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT phải được thực hiện thường xuyên ở tất cả các “khâu”, các nội dung và ở tất cả các cấp
- Phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền các cấp; giữa các công ty, doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề; giữa công ty, doanh nghiệp và người học nghề từ khâu xác định nhu cầu đào tạo (đầu vào), tổ chức đào tạo, đến giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm (đầu ra).
- Quan tâm đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa, nhằm huy động nguồn lực đầu tƣ cho đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT Thực hiện mô hình công - tƣ kết hợp một cách phù hợp để xã hội hóa và phát huy đƣợc nguồn lực xã hội, đẩy mạnh công tác dạy nghề nói chung và dạy nghề cho LĐNT nói riêng.
Tiểu kết hương 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, chính sách đào tạo nghề cho LĐNT; qua đó, luận văn đã trình bày các khái niệm có liên quan đến dạy nghề, dạy nghề cho LĐNT; các quan điểm, mục tiêu, đặc điểm và đặc trƣng của công tác đào tạo nghề; các chủ thể, thể chế của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các nội dung, hình thức đào tạo nghề; ý nghĩa của chính sách đào tạo nghề cho LĐNT; các nhân tố ảnh hưởng và nhất là kinh nghiệm của một số địa phương về đào tạo nghề, đào tạo nghề cho LĐNT Nội dung nghiên cứu ở Chương 1 sẽ là cơ sở cần thiết cho việc khảo sát, nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông từ thực tiễn của huyện Sơn dương sẽ được trình bày trong Chương 2 tiếp theo