Các yếu tố tác động đến quá trình thực thi chính sách chống buôn lậu 22 1.3. Nội dung của thực thi chính sách chống buôn lậu

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 39)

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỰC THI CHÍNH SÁCH CHỐNG BUÔN LẬU

1.2. Thực thi chính sách chống buôn lậu

1.2.3. Các yếu tố tác động đến quá trình thực thi chính sách chống buôn lậu 22 1.3. Nội dung của thực thi chính sách chống buôn lậu

Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách về thực thi chính sách CBL. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan có chức năng để thực thi các chính sách CBL. Chỉ đạo tăng cường, củng cố tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện, điều kiện làm việc cho Ban Chỉ đạo 389 và các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ CBL theo quy định của pháp luật.

Bố trí kinh phí, đảm bảo điều kiện làm việc để thực hiện công tác CBL theo quy định.

1.2.3. Các yếu tố tác động đến quá trình thực thi chính sách chống buôn lậu

Quá trình tổ chức thực thi chính sách diễn ra trong thời gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, vì thế kết quả tổ chức thực thi chính sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:

Yếu tố khách quan:

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên: Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, là 1 trong 8 khu kinh tế của khẩu của Việt Nam theo Quyết định số 1531/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, là khu kinh tế cửa khẩu có vị trí địa chính trị và địa kinh tế quan trọng bậc nhất trong các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam, với hệ thống giao thông đường bộ, thủy. Thành phố Móng Cái có đường biên giới trên đất liền 72 km tiếp giáp với Trung Quốc, có cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn của miền Nam Trung Quốc, có 50 km bờ biển. Điều kiện tự nhiên của thành phố Móng Cái là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu. Địa bàn Móng Cái, nơi giáp biên với Trung Quốc với địa hình gồm cả biên giới đất liền và biên giới biển, luôn là điểm nóng về tình hình buôn lậu. Các đối tượng thường lợi dụng đường biên không chính ngạch như tuyến đường sông, đường biển và rừng để vận chuyển hàng hóa lậu từ Trung Quốc về Việt Nam.

Thứ hai, điều kiện cơ sở hạ tầng: Trong thời gian gần đây việc phát triển kinh tế và Hiệp định song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc xây dựng tuyến biên giới và các tuyến đường biên giới đã từng bước phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, thành phố Móng Cái và thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) trong các năm gần đây cơ sở hạ tầng đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng là một yếu tố tác động đến công tác chống buôn lậu, do các đường tuần tra biên giới được xây dựng nên nhiều đối tượng đã lợi dụng để mang hàng trái phép qua biên giới gây khó khăn cho lực lượng chống buôn lậu.

Thứ ba, Khoa học,kỹ thuật công nghệ: Khoa học, công nghệ phát triển, phương tiện vận chuyển hiện đại, tốc độ cao đã gây khó khăn cho lực lượng Hải quan và Bộ đội Biên phòng trong việc ngăn chặn hàng lậu vào Việt Nam.

Các đối tượng buôn lậu có nhiều phương tiện công nghệ hiện đại trong thu phát

sóng, các đối tượng đã dùng các phương tiện để phát hiện, theo dõi các lực lượng chống buôn lậu của các cơ quan chức năng, từ đó tìm cách để trốn tránh mang hàng lậu qua biên giới vào Việt Nam.

Thứ tư, do điều kiện phát triển giữa 2 nước: Do điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa giữa 2 nước nên những hàng giá rẻ, kém chất lượng được sản xuất tại Trung Quốc đã tràn ngập đường biên giới và tìm cách len lỏi qua biên giới vào Việt Nam và người dân vùng biên tìm mọi cách mang vác để vận chuyển qua biên giới để thu lợi nhuận (lợi nhuận mang lại từ buôn lậu là rất lớn).

Yếu tố chủ quan:

Sự móc nối, tiếp tay của một số cán bộ, chiến sỹ, công chức làm công tác phòng chống buôn lậu: Có một lực lượng không nhỏ cán bộ, chiến sĩ, công chức làm công tác trên mặt trận chống buôn lậu tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu để thu lợi bất chính, nhiều cán bộ đã lờ đi hoặc tính thuế thấp cho các hàng hóa vận chuyển qua biên giới tại cửa khẩu Móng Cái, nhiều hàng hóa kém chất lượng hàng giả (ví dụ như: Rượu giả, đồng hồ giả…) vẫn được tuồn qua biên giới Móng Cái vào Việt Nam.

Năng lực của cán bộ, chiến sĩ, công chức trong thực thi chính sách chống buôn lậu: Đây là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách chống buôn lậu. Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở khả năng thực hiện các qui trình và thủ tục hành chính để giải quyết các mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội có liên quan đến thực thi chính sách chống buôn lậu.

Điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình thực thi chính sách chống buôn lậu ở Móng Cái: Đây là yếu tố ngày càng có vị trí quan trọng để cùng nhân sự và các yếu tố khác thực hiện thắng lợi chính sách chống buôn lậu. Cần đầu tư các phương tiện, công nghệ hiện đại cho cán bộ, chiến sĩ trong

thực thi công tác chống buôn lậu. Thành phố Móng Cái xây dựng phương án để khuyến khích vật chất cho cán bộ, chiến sĩ trong thực thi công tác CBL.

Sự đồng tình ủng hộ của người dân: Là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của một chính sách chống buôn lậu. Đây là vấn đề hết sức lớn lao, bởi việc thực hiện các mục tiêu chính sách không thể chỉ do các cơ quan nhà nước làm, mà phải có sự tham gia của mọi tầng lóp nhân dân trong xã hội. Vì nhân dân không chỉ là người trực tiếp tham gia hiện thực hoá mục tiêu chính sách chống buôn lậu, mà còn là đối tượng trực tiếp thụ hưởng những lợi ích do chính sách chống buôn lậu mang lại. Do vậy, một chính sách đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân và xã hội về mục tiêu và biện pháp thi hành thì nó sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân, được nhân dân ủng hộ thực hiện. Còn một chính sách không thiết thực với đời sống nhân dân, không phù hợp với điều kiện và trình độ dân trí thì sẽ bị tẩy chay hoặc

“bỏ rơi” không thực hiện.

1.3. Nội dung của thực thi chính sách chống buôn lậu

Một là: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch thực thi chính sách chống buôn lậu:

Việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch thực thi chính sách CBL phải do cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện. Chỉ có nhà nước với quyền lực và bộ máy của mình mới có thể xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch thực thi chính sách CBL theo đúng định hướng Nhà nước đã vạch ra.

Kế hoạch triển khai thực thi chính sách CBL được xây dựng trước khi đưa chính sách CBL vào thực hiện. Các cơ quan triển khai thực thi chính sách CBL từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng Kế hoạch, Chương trình thực hiện. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách gồm những nội dung cơ bản sau: Kế hoạch về tổ chức, điều hành; kế hoạch cung cấp các nguồn vật

lực; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách; dự kiến những nội qui, qui chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia: Tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực thi chính sách CBL...

Dự kiến kế hoạch thực thi ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem xét thông qua. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực thi chính sách mang giá trị pháp lý, được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.

Hai là: Ban hành và tổ chức thực hiện về thực thi chính sách chống buôn lậu:

Nhà nước thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thực thi chính sách chống buôn lậu để điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng như góp phần tạo cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học để hướng dẫn, bảo đảm cho chính sách CBL được thực thi.

Thông qua đó, cũng xác định về vị trí, tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của các cơ quan thực thi chính sách CBL. Đảm bảo được sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và toàn thể xã hội trong việc thực thi đồng loạt các chiến lược, chính sách chung về CBL.

Ba là: Tổ chức bộ máy quản lý của nhà nước về thực thi chính sách chống buôn lậu:

Bộ máy quản lý việc thực thi chính sách CBL phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa địa phương và Trung ương, giữa các Bộ, ngành để đáp ứng được yêu cầu quản lý, kiểm soát hoạt động buôn lậu. Bộ máy thực thi chính sách CBL bao gồm các Bộ, ngành như: Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng,

Bộ Công an, Bộ Tài chính (Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục thuế) và hệ thống UBND các cấp.

Đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong công tác này là Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại từ Trung ương đến địa phương (gọi tắt là BCĐ 389). Tại Trung ương, phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, các Phó Trưởng ban, Ủy viên là lãnh đạo của các Bộ, ban ngành Trung ương. Tại địa phương, Trưởng BCĐ 389 địa phương thường là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó trưởng BCĐ 389 địa phương là Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) Sở Công thương và các thành viên của Ban Chỉ đạo là Phó Giám đốc của các Sở, ngành chức năng như: Công an, Hải quan, Tài chính, Phó Chủ tịch UBND các thành phố, quận, huyện, thị xã, v.v...

Bốn là: Phối hợp, hợp tác giữa các ngành, khu vực và quốc tế trong đấu tranh chống buôn lậu:

Sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thực hiện quản lý về CBL sẽ tạo nên sự đồng bộ trong thực hiện các giải pháp trong thực thi chính sách CBL. Hợp tác quốc tế song phương, đa phương với khu vực, các nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài để tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, tài chính, công nghệ thông tin trong hoạt động đấu tranh CBL. Muốn tổ chức thực thi chính sách CBL có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách CBL và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách CBL.

Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó. Chính sách CBL có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý. Hoạt động phân công, phối hợp cần được

thực hiện theo tiến trình, có kế hoạch một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.

Năm là: Tuyên truyền, giáo dục về thực thi chính sách chống buôn lậu cho quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp:

Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách CBL: Phổ biến, tuyên truyền chính sách CBL tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân, doanh nghiệp tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước.

Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, qui mô của chính sách CBL với thực hiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.

Xây dựng kế hoạch truyền thông về chính sách chống buôn lậu, trong đó tập trung phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan liên quan, tăng cường sự tham gia giám sát của cộng đồng trong thực thi chính sách CBL. Tổ chức các Hội thảo, đối thoại với doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc không thực hiện các hành vi buôn lậu.

Sáu là: Kiểm tra, kiểm soát, giám sát, trinh sát, xử lý vi phạm:

Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường ở các vùng, địa phương không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều. Do vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách CBL. Qua kiểm tra, đôn đốc, các mục tiêu và

biện pháp chủ yếu của chính sách lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, mỗi đối tượng thực thi chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong quá trình thực thi chính sách CBL. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra có hiệu quả.

Kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình tổ chức thực thi chính sách CBL vừa kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực thi chính sách CBL, giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách CBL.

Đồng thời, xây dựng các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và chương trình cho hoạt động CBL nói riêng.

Nâng cao chất lượng các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát, trinh sát đối với tình trạng buôn lậu thông qua việc nâng cao chất lượng các phương tiện kỹ thuật, hồ sơ thủ tục và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát, trinh sát đối với thực thi chính sách CBL.

Bảy là: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm:

Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực thi chính sách CBL được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách CBL.

Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực thi chính sách là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, còn xem xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong việc tham gia thực thi chính sách. Cơ sở để đánh giá tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách trong các cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao và những nội qui, qui chế được xây dựng. Đồng thời còn kết hợp sử dụng các văn bản liên tịch giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội và các văn bản qui phạm khác để xem xét tình hình phối hợp

chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách của các tổ chức chính trị và xã hội với Nhà nước.

Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo - điều hành của các cơ quan nhà nước, chúng ta còn xem xét đánh giá việc thực thi của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là công dân. Thước đo đánh giá kết quả thực thi của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những qui định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)