Nâng cao năng lực bộ máy, chất lượng đội ngũ thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 87)

Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI CHÍNH SÁCH CHỐNG BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp đảm bảo thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố Móng Cái

3.2.2. Nâng cao năng lực bộ máy, chất lượng đội ngũ thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái

Nâng cao năng lực bộ máy thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái:

Nhằm đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh có hiệu lực và hiệu quả, cần thiết phải có một bộ máy được tổ chức, thiết kế đầy đủ, rõ ràng với sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ thì bộ máy đó mới hoạt động có hiệu quả và hiệu lực trong thực thi chính sách chống buôn lậu. Đẩy mạnh và tiếp tục ủy quyền, phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các ngành, các cấp trong thực thi nhiệm vụ công tác thực thi chính sách chống buôn lậu. Do đó, cần thực hiện các giải pháp sau:

Đối với các cấp: Thời gian tới, cần kiện toàn một bước tổ chức bộ máy thực thi chính sách chống buôn lậu thành phố và các phường, trong đó, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Phòng Kinh tế đối với nhiệm vụ

chống buôn lậu để Phòng có cơ sở chủ động đề xuất, thực hiện các giải pháp chống buôn lậu trên địa bàn thành phố. Tiếp đến cấp phường, trong các chức danh công chức tại cấp phường theo quy định hiện nay, cần bổ sung, xác định rõ nhiệm vụ chống buôn lậu cho một công chức để công tác này được thực hiện xuyên suốt, nhịp nhàng từ cấp tỉnh, cấp thành phố đến cấp phường.

Đối với các ngành chức năng: Bên cạnh vai trò điều hành toàn diện của UBND các cấp thì từng bộ phận trong bộ máy quản lý nhà nước cần phải thể hiện được chức năng của mình trong công tác tham mưu cho UBND các cấp thực hiện tốt chức năng điều hành. Do tính đặc thù công tác thực thi chính sách CBL cần có sự phối hợp giữa rất nhiều ngành chức năng, do vậy cần có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng. Tiêu biểu trong đó như:

Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan; thực hiện và tổ chức công tác phối hợp trong đấu tranh CBL và GLTM qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật Hải quan; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Thực hiện hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin và quan hệ phối hợp với lực lượng Hải quan các nước trong đấu tranh CBL và GLTM.

BĐBP chịu trách nhiệm trong hoạt động xuất, nhập cảnh, tuần tra, kiểm soát ở khu vực biên giới đất liền và trên biển kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu; điều tra các tụ điểm, ổ nhóm, đường dây, tổ chức có hành vi buôn bán và GLTM khu vực biên giới. Phối hợp với Hải quan và các lực lượng liên quan tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động xuất, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu và GLTM tại Cửa khẩu, cảng biển và các địa bàn kiểm soát Hải quan theo quy định của pháp luật.

Công an chịu trách nhiệm phát hiện, bắt giữ, điều tra, xác minh làm rõ đường dây, ổ nhóm buôn lậu và GLTM trên phạm vi toàn tỉnh; phối hợp, hỗ

trợ các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý những vụ việc buôn lậu và GLTM; tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, điều tra, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn với tội phạm buôn lậu và gian lận thương mại và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện, dừng, bắt giữ phương tiện vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại trên các tuyến đường bộ và đường thủy.

Lực lượng Quản lý thị trường chịu trách nhiệm tham mưu cho Sở Công thương trong thực thi công tác quản lý thị trường trong tỉnh; thực hiện chức năng phòng, chống, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thương mại trên thị trường nội địa; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công thương; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp các ngành chức năng trong việc tham mưu Giám đốc Sở Công thương, Chủ tịch UBND tỉnh đề ra các biện pháp chỉ đạo về đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Hoàn thành tốt chức trách Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Ngành Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm thanh, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong việc nhận, gửi, chuyển phát thư, kiện, gói hàng hóa qua mạng bưu chính; xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm được nhập khẩu, xuất bản, in và phát hành trái phép; viễn thông và công nghệ thông tin; các thiết bị phần cứng và phần mềm trong lĩnh vực công nghệ thông tin; việc kinh doanh qua mạng Internet, đường Bưu điện, quảng cáo trên báo chí,…

Ngành Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; các hoạt động đánh giá sự phù hợp liên quan đến giám định, thử nghiệm hàng hóa phục vụ cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại; chủ trì, phối hợp với

các Ban, ngành, thực hiện hoạt động thanh, kiểm tra để xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ theo lĩnh vực được phân công.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thanh, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu, động vật và các sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm và những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối, về nhập khẩu giống vật nuôi, giống cây trồng.

Ngành Tài chính chịu trách nhiệm phối hợp các ngành chức năng khác tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về giá theo quy định của pháp luật. Đồng thời xem xét các chế độ, chính sách, hỗ trợ kinh phí bảo đảm điều kiện làm việc, thông tin liên lạc, phương tiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát cho các cơ quan chức năng phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bên cạnh giải pháp phân công, phân cấp giữa các ngành, để nâng cao chất lượng công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, cần quan tâm kiện toàn hơn nữa Ban Chỉ đạo 389 các cấp. Thể hiện ý thức, vai trò trách nhiệm của từng cá nhân, từng đơn vị trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Với những công việc mang tính đặc thù này nên các thành viên của Ban Chỉ đạo cũng thường xuyên thay đổi, do vậy kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo 389 sẽ là một cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, BCĐ 389 tỉnh Quảng Ninh hiện nay thực hiện chung các

nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống hàng giả nên thiếu sự cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các thành viên trong Ban. Vì vậy, thời gian tới, BCĐ nên có sự tách bạch tương đối các nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống hàng giả trong các chương trình cụ thể, đồng thời đối với từng lĩnh vực cụ thể nên phân định thêm chức danh Phó Trưởng ban cho các ngành chức năng có liên quan, ví dụ như Sở Khoa học và Công nghệ là Phó Trưởng ban trong lĩnh vực chống hàng giả, chống gian lận về đo lường; Cục Hải quan là Phó Trưởng ban trong lĩnh vực chống gian lận thương mại đối với hoạt động xuất, nhập khẩu; v.v...

Đối với cấp huyện chưa có BCĐ 389 thì cần thành lập để nâng cao vị trí, tầm quan trọng của công tác phòng, CBL và GLTM tại các địa phương trong tỉnh. Cơ cấu này sẽ giúp các chỉ đạo, điều hành cũng như các giải pháp phòng, CBL và GLTM được thực hiện thông suốt từ tỉnh đến cấp đơn vị hành chính cơ sở và ngược lại, tỉnh cũng có thể nắm bắt, theo dõi kịp thời tình hình buôn lậu và gian lận thương mại một cách cụ thể, kịp thời và chính xác.

Nâng cao chất lượng đội ngũ thực thi chính sách chống buôn lậu tại thành phố Móng Cái:

Đội ngũ cán bộ, công chức đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giữ vai trò tiên quyết cho sự thành công hay thất bại trong tất cả mọi hoạt động.

Và đối với các hoạt động quản lý nhà nước nói chung hay hoạt động thực thi chính sách CBL và GLTM nói riêng, yếu tố của đội ngũ cán bộ, công chức càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Bởi đội ngũ cán bộ, công chức chính là những người được Nhà nước trao quyền để thực thi các nhiệm vụ của mình.

Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động thực thi chính sách CBL thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cần tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác này cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn tư tưởng, đạo đức, cụ thể như:

Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án vị trí việc làm, biên chế và ngạch công chức của tỉnh Quảng Ninh. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để tiến hành việc rà soát, đánh giá tổng thể yêu cầu của từng ngành, từng bộ phận công tác về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tổng thể về đào tạo, đào tạo lại; tuyển dụng mới và điều động, luân chuyển cán bộ, công chức cho phù hợp với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ về đấu tranh phòng, CBL và GLTM.

Cần phải xây dựng một kế hoạch đào tạo bài bản, dài hạn và có lộ trình thực hiện cụ thể, đảm bảo nguyên tắc bố trí cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực nào phải được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này hoặc tiếp nhận từ cơ quan có làm công tác chuyên môn đó. Trước mắt, tập trung đầu tư cho việc đào tạo các lớp kiến thức chuyên sâu đối với nghiệp vụ quản lý nhà nước về hoạt động phòng, CBL và GLTM, quy trình cam kết khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, kiến thức pháp luật trong xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại, các lớp bồi dưỡng những kiến thức thực tế về sản phẩm, quy trình sản xuất để phục vụ cho việc thực hiện các công tác chuyên môn liên quan...

Đồng thời, làm tốt ngay từ đầu công tác tuyển chọn cán bộ, công chức, cán bộ, công chức được tuyển chọn phải có kiến thức pháp luật, có chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ, tin học. Bên cạnh đó, cần đổi mới quy mô và phương pháp đào tạo, đối với việc đào tạo tại các địa bàn, khu vực đặc thù nên có số lượng học viên vừa phải, đào tạo về lý thuyết kết hợp với thực hành.

Hiện nay, việc học tập tại các nước có chuyên môn và kinh nghiệm về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại nhìn chung còn rất hạn chế.

Do đó, cần lựa chọn những cán bộ, công chức trẻ, có năng lực, trình độ để cử đi đào tạo, tập huấn tại các nước về các chuyên đề phòng, CBL và GLTM,

thực thi các cam kết, hợp tác quốc tế trong hội nhập kinh tế thế giới. Cần tổ chức các đoàn khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm về những vấn đề phòng, CBL và GLTM mà các lực lượng chức năng trong tỉnh còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm. Song song đó, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm thay đổi tư duy, nâng cao chất lượng giải quyết công việc, hình thành các phương pháp giải quyết công việc mới trong phòng, CBL và GLTM phù hợp với tình hình của địa phương.

Với đặc thù của công tác phòng, CBL và GLTM, cán bộ, công chức theo thời gian quy định sẽ được luân chuyển, dễ dẫn đến sự xáo trộn về cán bộ, công chức cá biệt có trường hợp cán bộ, công chức được luân chuyển không phù hợp về chuyên môn dẫn đến tình trạng lúng túng, thậm chí còn sai sót trong thực thi nhiệm vụ dẫn đến tạo sơ hở cho hoạt động buôn lậu và GLTM. Do đó, cần xây dựng chế độ công tác chuyên trách, chuyên sâu dựa trên chế độ luân chuyển hợp lý: Ổn định đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng chuyên môn hóa, thực hiện việc luân chuyển phải đúng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực của cán bộ, công chức.

Ngoài ra, cũng cần có cơ chế, chính sách khen thưởng, chính sách tiền lương thỏa đáng đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ phòng, CBL và GLTM. Hiện nay, chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang còn rất nhiều điểm bất hợp lý, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn.

Thời gian tới, Nhà nước nên tiếp tục cho các ngành thực hiện nhiệm vụ phòng, CBLvà GLTM mại như: BĐBP, Hải quan, Quản lý thị trường (QLTT) , v.v... thực hiện cơ chế khoán chi dựa trên số thu nộp ngân sách nhà nước mà các ngành thu từ nguồn xử lý đối với các hành vi buôn lậu và GLTM nộp vào ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó, các ngành này nghiên cứu, đề xuất với các cấp, cơ quan có thẩm quyền cho cơ chế tăng thêm thu nhập đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, CBL và GLTM để cán bộ, công chức yên tâm công tác.

Thường xuyên quan tâm giáo dục ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện ý chí và ý thức chấp hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phòng, CBL và gian lận thương mại thông qua việc đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nêu gương những cán bộ, công chức tiêu biểu, v.v... Đồng thời, tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc tuân thủ quy định, quy trình nghiệp vụ, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm túc quy định về chống tham nhũng để phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực trong hoạt động phòng, CBLvà GLTM.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)