Kinh nghiệm của tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 46)

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỰC THI CHÍNH SÁCH CHỐNG BUÔN LẬU

1.4. Kinh nghiệm thực thi chính sách chống buôn lậu và kinh nghiệm cho thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, kết nối với các nước Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là Campuchia và Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. Các đặc trưng tỉnh Kiên Giang giống với khu vực thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Hàng năm, Ban Chỉ đạo 389 chỉ đạo các ngành thành viên, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thị xã, thành phố tập trung cho công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau Tết Nguyên đán, thực hiện Quyết định số 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; Nghị Quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Kế hoạch số 01/KH-BCĐ389 ngày 26/01/2016 của BCĐ 389 Quốc gia về tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, XNK trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm của BCĐ 389 TW. UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang đã ban hành Kế hoạch số 131/KH- UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 để tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đảm bảo ổn định thị trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến Tết Nguyên đán hàng năm và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, cũng như người tiêu dùng an tâm với chất lượng hàng hóa; tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai chặt chẽ công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận

thương mại và hàng giả nhằm ổn định thị trường, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2011–2016 công tác buôn lậu đã có xu hướng tăng, giảm không ổn định, điều này có thể cho thấy các giải pháp trong việc phòng, chống buôn lậu và gian lận thương của các cơ quan chức năng tại tỉnh Kiên Giang đã có hiệu quả, song cũng cần tính tới yếu tố do kinh tế thế giới và Việt Nam thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp phá sản hàng loạt cũng là một yếu tố làm tăng, giảm tổng số các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại không ổn định. Ngoài ra, các hành vi vi phạm tuy có giảm về số lượng nhưng mức độ, tính chất vi phạm có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, cụ thể số vụ năm 2011 là 1.621 vụ so với năm 2016 là 2.254 vụ tăng 71,92%, tổng số tiền phạt thu nộp ngân sách năm 2011 là 12,545 tỷ đồng, nhưng số thu năm 2016 lên tới 35,148 tỷ đồng, tăng 35,69 % (Báo cáo của BCĐ 389 tỉnh Kiên Giang).

Theo đánh giá của các ngành chức năng, trên địa bàn chưa phát hiện dấu hiệu hình thành, tổ chức đường dây, ổ nhóm buôn lậu lớn, nhưng qua kết quả xử lý vi phạm qua các năm cho thấy tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Các đối tượng thường sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn để gian lận thuế, nhập hàng cấm, hàng lậu, hàng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Đáng chú ý, các doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đối với hàng tạm nhập, tái xuất để buôn lậu, gian lận thương mại. Do vậy, để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại, bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt các quy định, chính sách của Nhà nước, các báo cáo, cuộc kiểm tra định kỳ, đột xuất, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đặc biệt quan tâm đến công tác hậu kiểm và thông tin quản lý rủi ro nhằm phân loại, nắm chắc tình hình chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp để có biện pháp giám sát, kiểm tra phù hợp. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác thu thập thông tin để có những cảnh báo kịp thời, có phương án phòng, chống hiệu quả... tập trung

vào các loại hình đặc thù như: Gia công, sản xuất, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, nhằm ngăn chặn kịp thời đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.

Với sự nỗ lực, gắn kết của các ngành, các cấp, hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đã có nhiều bước phát triển khởi sắc và đạt được những kết quả nhất định, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đã được các cơ quan nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp cũng như cả xã hội quan tâm nhiều hơn.

Ngoài việc thu cho ngân sách do xử phạt và truy thu từ các hành vi gian lận, các cơ quan chức năng còn góp phần làm giảm tình trạng buôn bán tràn lan các loại hàng cấm, hàng nhập lậu như: Thuốc lá, rượu, gỗ, đường cát, mỹ phẩm, v.v.... Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm trong hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đã góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, mở rộng đầu tư. Có thể thấy, công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đã có những sự chuyển biến tích cực về chất, nổi bật trên các mặt sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng được quan tâm, thực hiện tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Với định hướng ưu tiên cho hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được các ngành, các cấp tổ chức thường xuyên, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, đã góp phần tạo chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động của toàn xã hội. Từ đó, các cấp chính quyền, người tiêu dùng, doanh nghiệp đã có nhiều hành động cụ thể như phối hợp trong kiểm tra, kiểm soát, cung cấp thông tin, hỗ trợ kinh phí, v.v.... Đồng thời, các cơ quan thông tin đại chúng cũng đưa tin kịp thời về các vụ buôn lậu và gian lận thương mại lớn để răn đe các đối tượng làm ăn phi pháp. Ngoài ra, với các chương trình như “Phiên chợ vui”, “Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” đã góp phần quảng bá, giới thiệu những sản phẩm, hàng hóa,

doanh nghiệp Việt Nam có chất lượng cao đến với người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tạo tâm lý, thói quen dùng hàng Việt Nam, đẩy lùi tâm lý thích dùng hàng ngoại; góp phần trong cuộc đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Thứ hai, công tác kiểm tra, kiểm soát đã không ngừng được tăng cường và đầu tư nâng cao về chất lượng, đặc biệt là việc kiểm tra, kiểm soát các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại tại khu vực biên giới và ở thị trường nội địa. Các cuộc kiểm tra được thực hiện bao quát hơn về đối tượng cũng như nội dung. Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, các ngành chức năng đã tổ chức kiện toàn lại đội ngũ, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu và gian lận thương mại, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng này. Đồng thời, trang bị các trang thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát đạt chất lượng cao hơn. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát sau thông quan.

Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại là một nội dung quan trọng của tỉnh Kiên Giang, thực hiện tốt, kịp thời công tác này đã giúp cho hoạt động thương mại nói riêng cũng như các hoạt động kinh tế nói chung của tỉnh trong thời gian qua phát triển tốt, đồng thời nó cũng góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa, răn đe các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng ngày càng kịp thời, nhịp nhàng và hiệu quả hơn. Các ngành chức năng đã phối hợp tốt hơn công tác kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Bộ máy tham mưu giúp việc cho UBND các cấp ngày càng được kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Các thành viên trong Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ do Ban đề ra.

Hàng năm, các ngành chức năng đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh danh sách

những doanh nghiệp sản xuất uy tín (trong đó yếu tố tuân thủ quy định pháp luật đóng vai trò quan trọng) để kịp thời động viên, khen thưởng cũng như đưa vào diện điều tra, lưu ý đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu kinh doanh phi pháp, gian lận thương mại. Ngoài ra, các ngành chức năng cũng thường xuyên rà soát, giải quyết các vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về phòng,chống buôn lậu và gian lận thương mại, thông qua việc tổ chức các buổi đối thoại với doanh nghiệp, đi tiếp xúc cơ sở, v.v...

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)