Kinh nghiệm của các nước về thực thi chính sách chống buôn lậu

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 42)

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỰC THI CHÍNH SÁCH CHỐNG BUÔN LẬU

1.4. Kinh nghiệm thực thi chính sách chống buôn lậu và kinh nghiệm cho thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

1.4.1. Kinh nghiệm của các nước về thực thi chính sách chống buôn lậu

Đối với buôn lậu, nhất là buôn lậu thuốc lá:

Ở Ý, buôn lậu thuốc lá ước tính ở mức cao (13%) vào năm 1992. Chính phủ đã quyết định tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá ba lần trong giai đoạn 1993-2000 để tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt lên 75,2% giá bán lẻ. Đồng thời, để CBL, chính phủ Ý đã thực hiện một số biện pháp, bao gồm việc giới thiệu mã vạch trên bao thuốc lá để giúp phát hiện thuốc lá bất hợp pháp;

thông qua luật coi buôn lậu thuốc lá giống như các hành vi phạm tội nghiêm trọng khác; tăng cường kiểm soát bờ biển và giám sát bổ sung bởi các cơ quan thực thi pháp luật, các cơ quan này đã được tăng cường quyền lực, tăng cường về hậu cần và hỗ trợ kỹ thuật. Chính phủ Italia cũng tăng cường hợp tác chặt chẽ với Liên minh Châu Âu EU về CBL. Những nỗ lực này đã mở đường cho các cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan tư pháp giải quyết vấn đề buôn lậu thuốc lá một cách hiệu quả. Do đó, tỷ lệ thuốc lá nhập lậu đã giảm xuống khoảng 3% vào năm 2000 và duy trì ở mức thấp kể từ đó. Ở các nước ASEAN, chúng ta cũng có thể thấy được những ví dụ điển hình.

Philippines tăng thuế thuốc lá hàng năm từ năm 2013 đến năm 2017, qua đó giúp tăng thu từ thuế thuốc lá lên 300%. Đồng thời, không có sự gia tăng đáng kể nào đối với buôn lậu thuốc lá. Thái Lan tăng thuế thuốc lá 11 lần (trung bình khoảng 2 năm một lần) trong giai đoạn 1993-2012. Doanh thu thuế thuốc lá tăng 400% nhưng không có vấn đề gì với buôn lậu thuốc lá.

Quan trọng hơn cả, ngay cả khi có buôn lậu, thì tăng thuế vẫn đạt được những hiệu quả mong muốn của việc tăng thuế: Giảm sử dụng thuốc lá và tăng thu ngân sách từ thuế thuốc lá cho chính phủ.

Tất cả hàng hóa và người phạm tội buôn lậu, bất cứ ngành nào, kể cả Công an phát hiện được đều phải bàn giao ngay cho Cảnh sát chống buôn lậu của Hải quan để xử lý, khi đối tượng có đủ yếu tố cấu thành tội phạm buôn lậu, lực lượng Cảnh sát chống buôn lậu của Hải quan chuyển cho cơ quan kiểm sát khởi tố. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát CBL còn được nhà nước trang bị cho nhiều phương tiện, trang thiết bị hiện đại để phục vụ công tác như: Tàu cao tốc, máy soi container, trực thăng,... ngoài ra tại một số Hải quan vùng, lực lượng Cảnh sát CBL còn có bộ phận kỹ thuật giám định nghiệp vụ (tương tự như tổ chức kỹ thuật hình sự của ngành Công an ở nước ta hiện nay) để đáp ứng yêu cầu và tạo thuận lợi cho các hoạt động điều tra

theo thẩm quyền. Bên cạnh đó, Hải quan các nước còn quan tâm đầu tư và phát triển công tác tình báo Hải quan (Hải quan Việt Nam gọi là công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan). Lực lượng tình báo Hải quan các nước được thiết lập thống nhất từ Trung ương đến địa phương (nằm trong lực lượng Cảnh sát CBL) nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này là thu thập, phân tích và tạo ra các sản phẩm thông tin tình báo phục vụ công tác quản lý Hải quan nói chung và công tác CBL và gian lận thương mại nói riêng, hiệu quả hoạt động của lực lượng này thể hiện rất rõ nét trong các năm gần đây: Số vụ việc buôn lậu do Hải quan phát hiện trong toàn quốc dựa trên cơ sở thông tin tình báo chiếm khoảng 80%; số thuế truy thu từ các vụ án trốn thuế là 50%

dựa trên thông tin tình báo. Hiện nay, Hải quan các nước ASEAN đang nỗ lực thực hiện công tác cải cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan và tích cực nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nghiệp vụ. Hiện tại Hải quan ASEAN đã thiết lập, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối hiện đại thống nhất từ Trung ương đến địa phương với nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu vệ tinh như: Hệ thống thông quan H2000; cơ sở dữ liệu quản lý phương tiện xuất nhập cảnh; cơ sở dữ liệu trao đổi thông tin với các Bộ, ngành và cơ quan chuyên môn thuộc Chính phủ.

Kinh nghiệm chống buôn lậu thuốc lá của các nước đó là:

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá trong nước nhằm: Giảm sử dụng thuốc lá và tăng thu ngân sách từ thuế thuốc lá cho Chính phủ.

Coi buôn lậu thuốc lá là hành vi phạm tội nghiêm trọng.

Tăng cường hợp tác quốc tế giữa liên minh Châu Âu EU và các nước ASEAN về chống buôn lậu thuốc lá.

Đồng thời đầu tư trang thiết bị hiện đại và tăng cường kiểm soát ngăn chặn, chống buôn lậu thuốc lá vào nội địa.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách chống buôn lậu trên địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)