Sự nghiệp trước tác và sách học làm người của Nguyễn Hiến Lê

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn hiến lê trong nghiên cứu, giới thiệu văn hóa qua mảng tác phẩm về giáo dục nhân cách (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN 1.1. Tiền đề lý luận

1.3. Sự nghiệp trước tác và sách học làm người của Nguyễn Hiến Lê

Cũng như các nhà văn hóa lớn của Việt Nam đầu thế kỷ XX: Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… Nguyễn Hiến Lê cũng tự học là chính. Nguyễn Hiến Lê đã từ một người được đào tạo thành một nhân viên công chánh, đã trở thành một nhà giáo dục, một học giả, một nhà viết sách, dịch sách, một trí thức chân chính cũng nhở tự học. Vì vậy, viết hồi ký về mình, ông đã từng nói: “đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ họcviết”.

Nguyễn Hiến Lê bắt đầu viết từ năm 1935, đầu tiên là thể loại du ký, tiểu luận, dịch thuật các tác phẩm văn chương. Đến năm 1945, ông đã có hàng chục tác phẩm, nhưng đã thất lạc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Vì ông từng làm nhân viên Sở Công Chánh thuộc ngành Thủy Lợi, thường đi thực địa ở các tỉnh miền Tây - Hậu Giang, Tiền Giang nên biết tường tận về đất đai và con người ở các địa phương thuộc khu vực này.

Tác phẩm đầu tay của ông là một cuốn du ký khoa học có tên là Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười tuy mỏng mà tác giả đã bỏ ra rất nhiều công sức.

Nguyên sách được viết do đề nghị của Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Thanh Nghị (Vũ Đình Hòe) nhân một chuyến Nguyễn Hiến Lê về Hà Nội thi lấy bằng kỹ sư. Sách viết xong nhưng gởi ra Hà Nội không được (vì chiến tranh), bản thảo bị mất trong Đồng Tháp Mười. Năm 1954, ông viết lại và được xuất bản ngay trong năm, sau đó còn được tái bản nhiều lần. Từ đó, hàng năm ông có đôi ba tác phẩm ra mắt công chúng độc giả”14.

14 Hữu Nhân, Đôi điều quanh phần mộ của học giả Nguyễn Hiến Lê, Báo Văn nghệ Đồng Tháp.

http://vannghedongthap.vn/?id=d&u=news&su=detail&fid=16&idnn=1366

Sự nghiệp trước tác của Nguyễn Hiến Lê rất đồ sộ, trên 120 tác phẩm với các chủ đề: Văn học (9 tác phẩm), ngôn ngữ học (Ngữ pháp - 2 tác phẩm), triết học (7 tác phẩm), sử học (8 tác phẩm), kinh tế - chính trị (8 tác phẩm), gương danh nhân (10 tác phẩm), giáo dục - giáo khoa (13 tác phẩm), tự luyện đức trí (21 tác phẩm), cảo luận – tùy bút (13 tác phẩm), tiểu thuyết dịch thuật (7 tác phẩm), du ký (2 tác phẩm)… và 21 tác phẩm xuất bản từ 1975 đến nay.

Trong đó, mảng tác phẩm về giáo dục và rèn luyện nhân cách của tác giả nằm rải rác trong hơn 120 tác phẩm trên.

Từ năm 1935 đến năm 1975, Nguyễn Hiến Lê có khoảng 100 tác phẩm, từ năm 1975 đến trước khi qua đời, ông viết thêm 21 tác phẩm nữa. Ngoài ra, Nguyễn Hiến Lê còn là tác giả của 242 bài viết gồm 159 nhan đề đăng trên 426 số của tờ báo Bách Khoa. Ông viết khoảng 50 bài trên các tạp chí Mai, Tin Văn, Văn, Giáo dục phổ thông, Giữ thơm quê mẹ, Đại học… và khoảng 30 bài đăng trên các tờ báo khác. Tóm lại, ông đã viết hơn 300 bài khảo luận, điểm sách, nghiên cứu in trên báo chí Sài Gòn trước 1975 cùng nhiều bài Tựa cho sách của đồng nghiệp, văn hữu.

Trước năm 1975 và hiện nay, Nguyễn Hiến Lê vẫn là một học giả được đông đảo giới trí thức Sài Gòn mến mộ về tài học, nhân cách đối với xã hội cũng như trong học thuật. Cuộc đời ông là một quá trình lao động trí óc cật lực, ông được nhiều công chúng độc giả trân trọng, kể cả học sinh, sinh viên.

1.3.2. Thể loại sách học làm người của Nguyễn Hiến Lê

Trong các thể loại sách của Nguyễn Hiến Lê, sách học làm người có ảnh hưởng sâu rộng nhất, đặc biệt là đối với thanh niên. Chính loại sách này đã giúp cho nhiều thanh niên vượt khó trên đường mưu sinh và lập nghiệp.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, một độc giả quen thuộc của tác giả Nguyễn Hiến Lê ở những thập niên 60 của thế kỷ trước đã nhận xét rất chí lý rằng: “Ông dạy

cho thanh niên nghị lực thì chính ông là một tấm gương nghị lực” (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê)15.

Thực ra, trong Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, tác giả đã khiêm tốn tự bộc bạch rằng – trong các tác phẩm của mình, thể loại sách học làm người không phải là loại sách mà ông tốn công sức nhiều như những thể loại khác, nhưng chính loại sách này lại được độc giả đón nhận, thanh niên kính mến, xem ông như “một nhà giáo dục quần chúng” và nhớ đến ông nhiều nhất. Bởi Nguyễn Hiến Lê cho rằng, những cuốn sách nho nhỏ của ông chỉ là loại sách bình thường dành cho độc giả và thanh niên đọc, giúp họ bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đó là trách nhiệm đương nhiên của người cầm bút trong xã hội mà người trí thức như ông cần phải làm. Nguyễn Hiến Lê chủ trương viết và dịch sách học làm người để giúp mọi người có kiến thức mới, khuyên dạy và rèn luyện cho họ có một tâm hồn đẹp, một nhân cách tốt. Sách học làm người của Nguyễn Hiến Lê là loại sách giáo dục mang những nội dung thường thức gia đình và hướng dẫn thanh niên rèn luyện những kỹ năng cơ bản từ lúc còn nhỏ cũng như những nguyên tắc xử sự, cách đối nhân xử thế khi trưởng thành và vào đời.

Nói về sách học làm người của Nguyễn Hiến Lê, bác sĩ, nhà văn Đỗ Hồng Ngọc đã nhận xét trong bài viết Ông Nguyễn Hiến Lê và tôi16 đăng trên tờ Bách khoa số 426 như sau :

“Nhìn lại toàn bộ tác phẩm của ông, không ai chối cãi giá trị của những cuốn Đông Kinh nghĩa thục, Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Đại cương triết học Trung Quốc, Ngữ pháp Việt Nam… và những Chiến tranh và Hoà bình, Sử kí Tư Mã Thiên, Chiến Quốc sách… Những tác

15 Nguyễn Hoành Xanh, Cảm nhận từ hồi ký của một học giả nổi tiếng, trích trong quyển Nguyễn Hiến Lê con người và tác phẩm, nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2003, 204 tr.

16 Đỗ Hồng Ngọc, Ông Nguyễn Hiến Lê và tôi, trích trong quyển Nguyễn Hiến Lê con người và tác phẩm, nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2003, 204 tr.

phẩm đó thực sự có ích cho các nhà nghiên cứu, các sinh viên đại học và đã đóng góp một phần đáng kể cho nền văn hoá miền Nam. Nhưng theo tôi, những tác phẩm quan trọng trong đời ông, đáng cho ông hãnh diện chính là những tác phẩm nho nhỏ ông viết nhằm mục đích giáo dục thanh niên, hướng dẫn họ trong sự huấn luyện trí, đức. Đó là cuốn Kim chỉ nam của học sinh, Tự học để thành công, Tương lai trong tay ta, Rèn nghị lực…, và nhất là bộ Gương danh nhân của ông. Mà họ là ai? Là những thanh niên thất chí bán hàng xén như tôi thuở đó, một anh thợ may lận đận như anh chín NS, là một giáo viên tiểu học, một y tá hương thôn, một thư kí nghèo trong một công tư sở nào đó. Họ là người có thiện chí, có tinh thần cầu tiến, hiếu học, nhưng vì hoàn cảnh mà lở dở. Họ là là thành phần đông đảo nhất trong xã hội ta bây giờ, một xã hội có vốn liếng hơn ba mươi năm chiến tranh. Nhờ những cuốn sách đó, trước mắt họ mở ra những cánh cửa mới, trong lòng họ nhen lên ngọn lửa nồng, và dù có không “thành công” nhiều thì đời sống họ cũng sẽ được nâng cao, ít ra là về mặt tinh thần”.

Dù ngày càng có nhiều nhà trí thức viết sách học làm người thuộc thế hệ sau Nguyễn Hiến Lê, nhưng độc giả vẫn không bao giờ quên được mà vẫn đón nhận nhiệt thành những Tương lai trong tay ta, Đắc nhân tâm, Gương kiên nhẫn, Luyện lý trí, Kim chỉ nam của học sinh, Tự học để thành công...

luôn bàng bạc và quen thuộc đâu đó trong thế giới sách đa dạng hiện nay.

Điều này chứng minh rằng, sách học làm người của Nguyễn Hiến Lê vẫn còn nguyên giá trị hữu dụng trong xã hội ngày nay.

Tiểu kết chương 1

Đề tài luận văn được nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý luận đã có, xác định hướng tiếp cận, cách hiểu đối với những vấn đề liên quan đến các khía cạnh trong luận văn. Luận văn đã chọn cách hiểu và hướng tiếp cận các khái niệm về văn hóa, nhân cách, giáo dục, văn hóa trong giáo dục... phù hợp để làm cơ sở lý luận thực hiện nghiên cứu đề tài. Hoạt động giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Giáo dục đã làm cho con người ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn về nhân cách và có giá trị xã hội nhất định.

Giáo dục đã làm hình thành và phát triển lối sống văn hóa ở con người.

Ngược lại, trong lĩnh vực văn hóa, vai trò của giáo dục không chỉ nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, mà còn góp phần xây dựng nhân cách con người một cách toàn diện.

Ngoài ra, bối cảnh văn hóa xã hội và giáo dục ở Miền Nam đầu thế kỷ XX, truyền thống gia đình, con người và sự nghiệp trước tác của học giả Nguyễn Hiến Lê cũng như quan điểm của ông về giáo dục... sẽ là những cơ sở tiền đề thực tiễn để Nguyễn Hiến Lê - một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục cho ra đời nhiều quyển sách về giáo dục con người.

Sự nghiệp trước tác của Nguyễn Hiến Lê rất đa dạng về thể loại và chủ đề, nhưng thể loại sách học làm người của ông luôn được độc giả đón nhận và có sức lan tỏa rộng qua bao thế hệ, nhất là lứa tuổi thanh niên. Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, với sự biến đổi nhanh chóng về mọi mặt đời sống và công nghệ thông tin bùng nổ, nhưng sách của Nguyễn Hiến Lê vẫn thường xuyên được các nhà xuất bản lựa chọn để tái bản.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn hiến lê trong nghiên cứu, giới thiệu văn hóa qua mảng tác phẩm về giáo dục nhân cách (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)