Đặc điểm tri nhận

Một phần của tài liệu Đặc điểm tri nhận của động từ tri giác tiếng việt (đối chiếu với tiếng anh) (Trang 47 - 56)

Mục tiêu của luận án này là chúng tôi sẽ tìm hiểu các đặc điểm tri nhận của ĐTTG. Vì thế trong nội dung luận án chúng tôi sẽ tìm hiểu các đặc điểm tri nhận chính của ĐTTG theo các cơ sở tri nhận sau đây.

1.6.1. Không gian tri nhận

Theo Gilles Fauconnier [59] thì một biểu thức ngôn ngữ bất kỳ nào cũng sẽ gợi lên một vùng KGTN trong tâm thức của chủ thể tiếp nhận. Chẳng hạn với biểu thức ngôn ngữ Tôi thấy cây, chúng ta có một không gian cơ sở hay không gian thực trong đó có hai thực thể là a: tôi và b: cây. Không gian cơ sở này đã được phản ánh vào trong tâm thức của chủ thể thành một KGTN có hai yếu tố a’: tôi và b’: cây với ý niệm là Tôi thấy cây.

Không gian tri nhận M Không gian cơ sở B

Hình 1.1 Không gian tri nhận KGTN còn có thể coi là không gian giả lập của không gian thực được tạo dựng nên trong tâm thức của người sử dụng ngôn ngữ. Không gian giả lập đôi khi không nhất thiết phải trùng khớp hoàn toàn với không gian thực. Nó là sự phản ánh thế giới khách quan một cách có chọn lọc, có ý thức chủ quan của con người. Ví dụ như trên chúng ta có không gian giả lập là Tôi thấy cây nhưng trong không gian thực thì không chỉ có Tôi cây mà bên cạnh đó còn có vô số bối cảnh khác nữa như bầu trời, mặt đất, màu sắc…

Tính chân ngụy của không gian giả lập đối với không gian thực đôi khi chỉ là tương đối. Nó chỉ có giá trị trong ngôn ngữ, trong tâm thức của người sử dụng ngôn

a

b

a: tôi b: cây

a'

b’

a’ thấy b’

ngữ, không đòi hỏi cao về khoa học tự nhiên và chính xác.

Chẳng hạn các ý niệm “con rồng”, “con kỳ lân” chỉ tồn tại trong KGTN mà thôi.

Và cũng chẳng ai nghi vấn gì với câu nói “Trong ký ức tôi thấy tháp Eifel chỉ mới xây dựng được một nửa thôi.” dù ai cũng có thể dễ dàng nhận ra cái không gian giả lập mà câu này tạo ra hoàn toàn không đúng với sự thực hiện tại.

KGTN là một chỉnh thể phối cảnh lớn có thể có nhiều tầng nhiều lớp. Trong mỗi KGTN chứa đựng các thành tố của nó và các không gian này được dựng lên từ các khung tri nhận và MHTN mà biểu thức ngôn ngữ phản ánh. Nó được dựng nên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng lược đồ hóa, tri thức nền, phương thức phân tích, tổng hợp, ánh xạ, phân vùng ý niệm… của chủ thể.

Chẳng hạn với một ví dụ đơn giản như ý niệm “cây” chúng ta cũng sẽ lần lượt nhận ra vô số yếu tố chi phối ý niệm này như: cây thì phải có thân, lá, cành; phải có mặt đất và không gian, thường theo phương thẳng đứng; có một độ cao nhất định, một màu sắc nhất định, trong một bối cảnh nhất định; ý niệm ‘cây’ trong tâm trí mỗi người là không giống nhau hoàn toàn…

1.6.2. Cơ chế tri nhận

Theo Từ điển Tiếng Việt [29]giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện". Vậy CCTN chính là cách thức mà theo đó quá trình tri nhận được thực hiện. CCTN của ĐTTG là cách thức của quá trình tri nhận thông qua các giác quan của con người được thể hiện trên chất liệu ngôn ngữ là các ĐTTG. Quá trình đó bắt đầu từ việc tri giác đối tượng đến xử lí thông tin, tri nhận đối tượng, định nghĩa đối tượng rồi gắn nhãn ngôn ngữ cho đối tượng để con người có thể dùng nhãn ngôn ngữ đó truyền tải cho nhau được nội dung bao hàm của đối tượng qua quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ.

1.6.3. Mô hình tri nhận

Theo Từ điển Tiếng Việt [29] thì mô hình là “hình thức diễn đạt hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng, để nghiên cứu đối tượng ấy.”

Vậy MHTN là hình thức diễn đạt thu gọn, nêu lên các đặc trưng chủ yếu, mô

phỏng hoạt động của quá trình tri nhận. MHTN của ĐTTG là hình thức diễn đạt thu gọn, mô phỏng hoạt động của quá trình tri nhận của các ĐTTG với các đặc trưng chủ yếu.

Theo Trần Văn Cơ [4, 52-55], MHTN là một dạng đặc biệt của các quan điểm khoa học, nó có nhiệm vụ tổ chức việc quan sát, gán cho việc quan sát một ý nghĩa nào đó, tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố xuất phát từ những quan sát này, phát triển những giả thuyết, dự đoán các sự kiện chưa được quan sát.

MHTN có thể được hiểu như một ẩn dụ có cơ sở trong các quan sát và kết luận được rút ra từ những quan sát đó, miêu tả thông tin được phát hiện, lưu trữ và sử dụng như thế nào.

MHTN cũng như những mô hình khác của khoa học ý niệm là kết quả của quan sát nhưng ở mức độ nhất định chính chúng là nhân tố quyết định của sự quan sát.

MHTN mang tính chất ẩn dụ. Những mô hình về các hiện tượng của tự nhiên là những tư tưởng trừu tượng có được nhờ ở khả năng suy lí có cơ sở trong sự quan sát.

1.6.4. Khung tri nhận

“Khung” là thuật ngữ được phổ biến rất rộng rãi không chỉ trong các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo mà còn trong xã hội học, tâm lí học và NNH. Dưới dạng chung nhất khung là phương thức lưu trữ các biểu tượng trong bộ nhớ. Nó tương ứng với những khái niệm như “sơ đồ” trong tâm lí học tri nhận, những “mối liên hệ liên tưởng”, “trường ngữ nghĩa”, “cảnh”, “MHTN”.

Khung là đơn vị của tri thức được tổ chức xung quanh một khái niệm nào đó và chứa đựng những dữ liệu về cái cơ bản, cái điển hình và cái khả dĩ đối với khái niệm đó. Khung cho biết cụ thể cái gì là đặc trưng và điển hình trong một nền văn hóa nhất định, cái gì không phải thế. Khung đặc biệt quan trọng đối với những tình tiết nhất định của mối tương tác xã hội. Khung tổ chức sự thông hiểu của chúng ta đối với thế giới nói chung đồng thời tổ chức cả hành vi thường nhật của chúng ta.

Với cách tiếp cận này thì khung là cấu trúc của những dữ liệu để biểu tượng một tình huống đơn giản. Khung kể chuyện là cái sườn của những câu chuyện điển hình, của những lới giải thích và chứng minh cho phép người nghe kết cấu cái khung chủ

đề đầy đủ. Loại khung này chứa đựng sự thỏa ước về việc làm sao có thể thay đổi được trung tâm của sự chú ý, về các nhân vật chính, về các hình thức của cốt truyện, về sự phát triển của hành động… Liên quan với mỗi khung có các dạng của thông tin về việc sử dụng nó, về chuyện phải chờ đợi sau đó, phải làm gì nếu như sự chờ đợi không được khẳng định. [4, 144-145]

Theo Fillmore thì khung ngữ nghĩa là “hệ thống ý niệm liên quan với nhau theo cái cách mà để hiểu bất kỳ một ý niệm nào trong số đó chúng ta phải hiểu cái cấu trúc toàn thể mà ý niệm đó ăn khớp với”. [63]

Chẳng hạn, một ý niệm như “tay” không thể xác định được nếu thiếu vắng lĩnh vực “thân thể”; cũng không thể xác định được một ý niệm như “con” mà bỏ qua khung “bố mẹ”. Và một ý niệm như “weekend” không thể hiểu được nếu không có những tri thức nền về dương lịch (chia ra 7 ngày đêm) và những quy ước văn hóa (chia ra ngày làm việc và ngày nghỉ). [35, 26]

Theo Lý Toàn Thắng, mỗi đơn vị ngôn ngữ đều gợi ra một khung ngữ nghĩa. Do vậy, ý nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ phải được xác định có tính đến cả “ý niệm”

lẫn “khung”. Những sự khác biệt ngữ nghĩa xuyên ngôn ngữ thường hay liên quan đến thông tin được cụ thể hóa trong khung hơn là cấu trúc nội tại của ý niệm hình bóng. [35, 26-27]

Khung có thể tạo ra một tổ chức đặc biệt của tri thức. Nó tạo thành điều kiện sơ bộ cần thiết của năng lực chúng ta nhằm tới chỗ hiểu những từ có liên quan chặt chẽ với nhau.

Khung cũng có thể là một cấu trúc ý niệm phức tạp. Khung có thể chứa đựng những khung nhỏ với những tình tiết đơn giản hơn gọi là “cảnh”.

Trong khung tri nhận của nhóm ĐTTG chúng tôi sẽ nghiên cứu các yếu tố vật thể và phi vật thể.

Các yếu tố vật thể chính là các thực thể như CTTN, thực thể được tri nhận, cơ quan tri giác...

Các yếu tố phi vật thể là các yếu tố không phải thực thể gồm có các yếu tố không gian, các yếu tố bản thể và các yếu tố thông tin như vị trí tri nhận, đường dẫn

tri nhận, chiều tri nhận, nguồn, khoảng cách tri nhận, cách thức tri nhận, tri nhận trực tiếp và tri nhận gián tiếp, cơ chế nhận – phát, điểm nhìn… Trong các yếu tố bản thể chúng tôi sẽ xem xét các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ những có ảnh hưởng vô cùng lớn đến ngôn ngữ gồm có các yếu tố như trí tuệ, văn hóa, tư duy, địa lí…

1.6.5. Ngữ nghĩa tri nhận

Dựa trên quan điểm lí thuyết và phương pháp luận nghiên cứu, Lê Quang Thiêm đã phân chia ra bốn khuynh hướng chính nghiên cứu ngữ nghĩa học gồm ngữ nghĩa học truyền thống, ngữ nghĩa học cấu trúc, ngữ nghĩa học hình thức và ngữ nghĩa học tri nhận. [39, 19]

Ngữ nghĩa học tri nhận coi trọng sự tri nhận, đề cao tri giác, nhận thức, năng lực tư duy, vai trò của chủ thể con người trong ngôn ngữ. Ngữ nghĩa học tri nhận tiếp cận ngôn ngữ hướng nội (internal language). Nó nghiên cứu khám phá sự hiểu biết một vốn tri thức được thể hiện trong ý nghĩ, trong trí tuệ của cá nhân và cộng đồng người nói. Đồng thời nó cũng xem xét nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ và ngữ nghĩa được đặc trưng hóa trong khả năng tri nhận của người nói. [38, 6-8]

Vượt lên các ngữ nghĩa học trước nó, nhất là những hạn chế của ngữ nghĩa học hình thức, ngữ nghĩa học tri nhận coi ngôn ngữ là một năng lực tinh thần và khả năng ngôn ngữ của con người được xác định như một hình thức của tri thức, của khả năng tri nhận. Ngữ nghĩa học tri nhận coi tri thức ngôn ngữ là một bộ phận của sự tri nhận nói chung của con người. Đối tượng của sự phân tích ngữ nghĩa là khám phá qui luật, khả năng và kết quả tri nhận ngữ nghĩa và ngôn ngữ nói chung của cá nhân và cộng đồng ngôn ngữ. Ngữ nghĩa học tri nhận không tách rời hoàn toàn các thành tựu của các ngữ nghĩa học khác mà nó có kế thừa và có liên hệ.

Ngữ nghĩa học tri nhận đưa ra một quan niệm mới hướng vào cấu trúc bên trong của việc phân tích, phân loại nghĩa khác với hướng ngữ pháp tạo sinh và cách tiếp cận ngữ nghĩa hình thức, hướng ngoại.

Ngữ nghĩa học tri nhận được thể hiện rõ trong nhiều công trình trong đó đáng chú ý có Jackendoff (1983), Wierzbicka (1985), Lakoff (1987), Dubois (1991), Langacker (1991), Taylor (1992), Rudzka – Ostyn (1993), Fauconnier (1994),

Talmy (2000)… Trong các công trình đó đã bàn đến các khía cạnh cơ bản của ngữ nghĩa học tri nhận như lí giải (construal), xác lập các phạm trù, xác định kết cấu ngôn ngữ, tư duy ẩn dụ, hoán dụ, các nguyên lí như: hình-nền, động lực, nghiệm thân, ý niệm hóa… Nó bắt đầu với “khung ngữ nghĩa” của Fillmore, đến “miền ý niệm” hay “mô hình tri nhận lí tưởng hóa (ICM)” của Lakoff, sang “không gian tinh thần” của Fauconnier và gần đây hơn là “siêu phạm trù ngữ nghĩa – ngữ pháp của Talmy.

NNHTN coi cấu trúc hình thức của ngôn ngữ không phải là một sự lắp ghép tự động như ngữ nghĩa tạo sinh quan niệm mà thực chất là sự phản ánh, ánh xạ của những cấu trúc khái niệm nói chung, của các nguyên tắc phạm trù hóa, của các cơ chế hoạt động ngôn ngữ trong giao tiếp với ảnh hưởng trực tiếp của bối cảnh môi trường và kinh nghiệm. NNHTN xem nghĩa là một nhân tố tinh thần. Biểu hiện nghĩa là một biểu hiện tinh thần (mental representation). Nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ tri nhận thể hiện ở cấu trúc khái niệm và cấu trúc nghĩa mà tập trung điển hình ở tính đa nghĩa. Trong phân tích nghĩa, ngữ nghĩa học tri nhận cũng chú ý tri thức ngữ văn, văn hóa và kinh nghiệm dân gian. Các quá trình chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, kiêng kị, uyển ngữ… cũng được chú ý khai thác với nhận thức mới. [38, 6-10]

Trong luận án này chúng tôi sẽ khảo sát một số đặc điểm NNTN nổi bật của nhóm ĐTTG, sự chuyển dịch NNTN của chúng qua lại giữa tiếng Việt và tiếng Anh cũng như so sánh đối chiếu những điểm giống và khác nhau về NNTN của chúng trong tiếng Việt với trong tiếng Anh.

1.6.6. Logic tri nhận

Logic là khoa học về hình thức và qui luật của tư duy. Nó nghiên cứu những mối liên hệ tất yếu có tính qui luật giữa các sự vật và các hiện tượng trong hiện thực khách quan cũng như giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người. [8, 5]

Logic là một điểm tựa trong việc nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên vì giữa logic và ngôn ngữ tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ. Đối tượng của logic là cấu trúc khái quát và qui luật của tư duy. Trong logic người ta xây dựng những phương pháp tiếp

cận và nhận thức thế giới. Đó là sự xây dựng những khái niệm, phán đoán, các phương pháp suy luận, nêu giả thuyết, chứng minh, bác bỏ… Con người không thể tư duy nếu không dùng ngôn ngữ. Khái niệm được thể hiện bằng từ ngữ; phán đoán được thể hiện bằng câu, chuỗi câu. Vì thế ngôn ngữ là một công cụ để tư duy. Ngôn ngữ cũng là công cụ quan trọng nhất để giao tiếp. Giao tiếp là quá trình phát và nhận thông tin. Trong giao tiếp con người cũng thông báo, biểu đạt tư tưởng, cũng chứng minh, thuyết phục, lập luận, chất vấn, nghi ngờ, bác bỏ… tức là cũng tư duy.

Do vậy cũng có những qui luật ngôn từ để biểu hiện, phản ánh tư duy và tiếp nhận thông tin. [6, 15], [8, 15]

Thật vậy, mỗi sự vật hiện tượng khi được con người tri giác rồi tri nhận đều theo những cách thức đặc trưng nào đó. Tiếp theo là đến quá trình chuyển đổi thông tin tri nhận thành mã ngôn ngữ để phát thông tin đến đối tượng giao tiếp. Sau đó, đối tượng đó sẽ tiếp nhận mã, giải mã để thấu hiểu thông tin từ đó mới có thể thực hiện chu trình ngược lại. Thế nên cái quá trình giao tiếp đó chắc chắn phải có những qui tắc của nó. Để giao tiếp thành công, để các đối tượng giao tiếp hiểu nhau thì cần phải có hệ thống các qui tắc logic tri nhận.

Đối với nhóm ĐTTG đang nghiên cứu thì logic tri nhận của chúng cũng có nhiều điểm vô cùng thú vị.

Chẳng hạn xét các ví dụ sau đây: [44, 214-226]

Mary sees every frog jump. (1) Mary sees nobody dance. (2)

Every frog is seen by Mary to jump. (3)

There is nobody there, so, Mary can see nobody dance. (4) There is nobody who Mary sees dance. (5)

There is somebody dance, however, Mary can’t see any. (6)

Đối với câu (1) thì mọi việc đã quá rõ ràng, vì thế câu (3) là câu chuyển đổi hoàn toàn chính xác của (1). Tuy nhiên đến câu (2) thì vấn đề sẽ phức tạp hơn. Với một phát ngôn bất chợt như (2) thì chúng ta sẽ có đến ba cách thông hiểu phát ngôn này như ở (4), (5) và (6).

Trong luận án này chúng tôi sẽ dành một phần để khảo sát các điểm thú vị về logic tri nhận của nhóm ĐTTG đang nghiên cứu.

1.6.7. Tiêu điểm tri nhận

Theo lý thuyết thông tin thì mọi thông điệp phát ra đều có tiêu điểm thông tin của nó. Với nhóm ĐTTG cũng vậy. Trong các phát ngôn của nó đều có tiêu điểm tri nhận.

Vd 22: Tôi thấy chiếc xe đậu trong sân.

Với ví dụ này thì cái tiêu điểm tri nhận cần tập trung là “chiếc xe”, còn “sân” chỉ là bối cảnh nền mà thôi.

Trong ngôn ngữ, khi sử dụng thao tác chuyển đổi tiêu điểm tri nhận trong cùng KGTN để đại diện cho một tiêu điểm tập hợp thì đó là phép hoán dụ.

Vd 23: Đó là chân sút chủ lực của đội bóng.

(Chân ở đây được hiểu là người. Đây là sự chuyển đổi tiêu điểm tri nhận trong cùng KGTN)

Trường hợp khác nếu chuyển đổi một tiêu điểm tri nhận trong một KGTN này để áp lên một tiêu điểm tri nhận trong một không gian khác thì đó là phép ẩn dụ.

Vd 24: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Mặt trời ở đây được hiểu là Bác. Đây là sự chuyển đổi tiêu điểm tri nhận khác KGTN)

1.6.8. Ẩn dụ ý niệm

Những ý niệm chi phối tư duy của chúng ta không đơn thuần là sản phẩm của trí tuệ. Chúng ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật của chúng ta đến tận những chi tiết tầm thường nhất. Ý niệm của chúng ta cấu trúc hóa cảm giác, hành vi, quan hệ của chúng ta với những người khác. Đồng thời hệ thống ý niệm của chúng ta đóng vai trò trung tâm trong việc xác định những thực thể của đời sống thường nhật. Giả sử hệ thống ý niệm của chúng ta ở mức độ đáng kể là mang tính ẩn dụ thì lúc đó cái mà chúng ta suy nghĩ, cái mà chúng ta biết được thông qua kinh nghiệm và cái mà chúng ta làm hàng ngày đều có quan hệ trực tiếp nhất với ẩn dụ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tri nhận của động từ tri giác tiếng việt (đối chiếu với tiếng anh) (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(351 trang)