Chủ thể tri nhận

Một phần của tài liệu Đặc điểm tri nhận của động từ tri giác tiếng việt (đối chiếu với tiếng anh) (Trang 86 - 90)

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN TRI NHẬN CỦA ĐỘNG TỪ TRI GIÁC TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

2.3. Các yếu tố trong không gian tri nhận của động từ tri giác tiếng Việt và tiếng

2.3.1. Các yếu tố vật thể

2.3.1.1. Chủ thể tri nhận

Trong một HĐTN bắt buộc phải có CTTN (perceptor / perceiver) hay cũng có thể gọi là nghiệm thể (experiencer) hay tác thể (agent).

Đối với nhóm các ĐTTG thì CTTN là đối tượng chủ thể thực hiện các hành động tri giác.

Vd 74:

-Con bé nhìn quanh. [24, 384]

She looked around, and then lowered her voice. [76, 343]

- có bao giờ nhìn thấy nó không? [24, 98]

You've seen him, haven't you? [76, 84]

- ngước lên, chợt thấy ông cũng đang loay hoay tìm cái gì đó. [24, 133]

She looked up and suddenly saw him, also hard at work searching for something.

[76, 114]

-Tôi nghe hát mà nước mắt cứ thế chảy ra ràn rụa, tự nhiên không kìm lại được. [24, 532]

As I listened my tears ran so naturally I couldn’t hold them back. [76, 478]

-Lúc tưởng anh ăn cơm thì đến bậc sáu mươi mốt cầu thang gỗ Trân nghe thấy anh hát vống lên một bài gì đó. [24, 188]

When she was sure he was having his meal, she would hear him break suddenly and loudly into song just as she reached the 61st stair. [76, 179]

- Tôi cúi xuống ngửi hoa.

I bent down to smell the flowers. [52]

-Anh không nhớ là cô Stoner cho biết chị cô ấy có lần ngửi thấy mùi khói xì gà của lão bác sĩ Roylott hay sao? [10, 260]

You remember in her statement she said that her sister could smell Dr. Roylott’s cigar. [55, 236]

-Mặn hay không chúng tôi đâu đã được nếm thử. [24, 552]

We haven’t tasted it. [76, 508]

- Anh có thể nếm thấy tỏi trong món kho này.

You can taste the garlic in this stew. [52]

-Chỉ cần cậu sờ ngực cháu như lúc nãy là cháu đẻ. [24, 684]

All you’ll need to do is touch my breast like right now, and I’ll have a baby. [76,

621]

-Tỉnh dậy, (tôi) sờ lên mặt chỉ thấy máu. [24, 115]

When I woke up and reached up to wipe my face, I felt that it was covered in blood.

[76, 98]

Trong các ví dụ trên đều có CTTN đơn tức là chỉ có một CTTN thực hiện HĐTN. Trong hai ví dụ tiếp theo sẽ là trường hợp HĐTN có đa CTTN hay CTTN tập hợp.

Ở ví dụ đầu thì CTTN không phải là một đối tượng riêng lẻ nữa mà là một tập hợp “vợ tôi, con tôi, người đàn bà / My wife, my son, the woman”. Ở ví dụ sau thì chủ thể là tập hợp “các vị / they”.

Với hai ví dụ này thì CTTN là một nhóm đối tượng cùng thực hiện một HĐTN.

Vd 75:

- Vợ tôi, con tôi và người đàn bà vô danh nhìn tôi từ đáy nước. [24, 31]

My wife, my son, and the nameless woman seem to be looking up at me from the bottom of the river. [76, 14]

- Dưới anh đuốc các vị có thể thấy rõ dù chết chúng tôi cũng không rời nhau. [24, 688]

By the light of the torches, they could clearly see that even death would not tear us apart. [76, 625]

Bên cạnh đó chúng tôi cũng cho rằng trong các ví dụ trên đây là trường hợp có CTTN đơn cấp. Nghĩa là trong mỗi HĐTN trên chỉ có một cấp chủ thể thực hiện.

Tuy nhiên thế giới khách quan là một không gian vô cùng phức tạp và đa cấp nên trong HĐTN sẽ có lúc có đa cấp CTTN. Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó qua các ví dụ sau.

Vd 76:

- Tôi thấy Isa đang trố mắt nhìn ra phía tôi. [24, 86]

I saw Isa, pale, haggard, and unkempt, looking out at me. [76, 156]

- lạnh cả người khi thấy chồng bà đang nhìn xuống bà. [24, 89]

She was struck cold to see her husband looking down at her. [76, 161]

Rõ ràng qua hai ví dụ vừa nêu thì đây là các KGTN có đa cấp.

Trong ví dụ đầu thì KGTN cấp một là “Isa đang trố mắt nhìn ra phía tôi.” và KGTN cấp hai là “Tôi thấy Isa đang trố mắt nhìn ra phía tôi.” Và như thế chúng ta sẽ có ‘Isalà CTTN cấp một thực hiện hành động ‘nhìn / look’, ‘Tôi / I’ là CTTN cấp hai, là chủ thể của HĐTN ‘thấy / saw’.

Tương tự với ví dụ sau thì ‘chồng bà / her husband’ là CTTN cấp một, ‘bà / she’

là CTTN cấp hai.

Một đặc điểm thú vị khác nữa là CTTN có thể được thể hiện rõ trong KGTN như trong các ví dụ trên đây nhưng đôi khi CTTN lại không hiển hiện trong KGTN một cách rõ ràng như thế và có lúc nó lại nằm ngoài KGTN và được ngầm hiểu mà thôi.

Chúng ta xem xét điều đó qua các ví dụ sau đây.

Vd 77:

Bình nhìn Mi. [24, 140]

Binh looked at Mi. [76, 121]

Với ví dụ này thì chúng ta thấy có một chủ thể hiện rõ trong KGTN này là

‘Bình’. Đó là chủ thể của hành động ‘nhìn’.

Tuy nhiên đôi khi để thấu hiểu KGTN này chúng ta cũng cần phải ngầm hiểu là còn có sự có mặt của một CTTN khác nữa dù không xuất hiện trong phát ngôn này.

Tùy thuộc vào mối liên kết với chuỗi các KGTN khác tạo thành ngữ cảnh thích hợp mà CTTN ngầm hiểu đó có thể là ‘tôi’, ‘chúng tôi’, ‘họ’…

Như vậy với ví dụ này chúng ta hoàn toàn có thể diễn giải thấu hiểu một cách đầy đủ trọn vẹn là ‘(Tôi thấy) Bình nhìn Mi.’ với chủ thể cấp một hiển hiện là

‘Bình’ và chủ thể cấp hai ngầm hiểu là ‘Tôi’.

Với ví dụ sau đây là một trường hợp khá thú vị khác.

Vd 78:

Chị nhìn trẻ hơn, thanh nhã hơn vì đôi guốc cao và cái quần thun xốp may kiểu âu, gấu loe một cách ý nhị. [24, 53]

She looked younger and more elegant mostly because of her high heels and

European-style stretch pants, with bottoms that flared discreetly. [76, 38]

Qua ví dụ này chúng ta thấy có vẻ như có một chủ thể tri nhận hiện rõ là ‘chị / she’ nhưng sự thật không phải vậy. ‘Chị / She’ ở đây về thực chất là đối tượng tri nhận và trong phát ngôn này không cho thấy sự hiện diện của chủ thể tri nhận.

Từ đây cho thấy chủ thể trong phát ngôn và chủ thể tri nhận không phải lúc nào cũng là một đối tượng mà có lúc là hai đối tượng khác nhau. Trong ví dụ này thì chúng ta có thể ngầm hiểu chủ thể tri nhận tùy tình huống có thể là ‘tôi’, ‘chúng tôi’, ‘họ’…

Một phần của tài liệu Đặc điểm tri nhận của động từ tri giác tiếng việt (đối chiếu với tiếng anh) (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(351 trang)