Các yếu tố bản thể

Một phần của tài liệu Đặc điểm tri nhận của động từ tri giác tiếng việt (đối chiếu với tiếng anh) (Trang 103 - 110)

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN TRI NHẬN CỦA ĐỘNG TỪ TRI GIÁC TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

2.3. Các yếu tố trong không gian tri nhận của động từ tri giác tiếng Việt và tiếng

2.3.2. Các yếu tố phi vật thể

2.3.2.2. Các yếu tố bản thể

Con người vốn là một bản thể vô cùng phức tạp. Con người là chủ thể của ngôn ngữ loài người. Các yếu tố bản thể chính là các tính chất thuộc tính của chủ thể đã chi phối lên ngôn ngữ nhân loại.

Và như thế có thể nói rằng các yếu tố bản thể chính là những thuộc tính con người trong ngôn ngữ. Khi xem xét ngôn ngữ chúng ta phải xem xét hết các thuộc tính này thì mới có thể thấu hiểu được ngôn ngữ. Trong phạm vi luận án này với nhóm các ĐTTG thì chúng tôi xem xét các yếu tố bản thể cơ bản như sau.

i. Tính chủ ý

ĐTTG có thể được xác minh dựa trên tính chủ ý của CTTN. Một số ĐTTG đòi hỏi một CTTN có chủ ý (tác thể) (agent) và số khác thì lại đòi hỏi một CTTN không có chủ ý (nghiệm thể) (experiencer).

+Không có chủ ý (non-volitional), chủ thể là nghiệm thể (experiencer):

Vd 99:

-Hồi đó tôi cũng có thấy nhiều nhà bị lở nhưng không ngờ lở mau như vậy. [24, 34]

Back then I had seen it coming, but I really never imagined. [76, 18]

-Dế ơi, tao mê mày lắm nhưng mày không thể theo tao đi cứu chị Nhạn của tao, nhỡ người lớn trong nhà họ nghe thấy tiếng gáy của mày thì nguy cho chị em tao lắm. [24, 293]

But you can’t be with me if I’m going to save my sister Nhan, in case the people hear your song. [76, 262]

-Anh không nhớ là cô Stoner cho biết chị cô ấy có lần ngửi thấy mùi khói xì gà của lão bác sĩ Roylott hay sao? [10, 260]

You remember in her statement she said that her sister could smell Dr. Roylott’s cigar. [55, 236]

- Anh có thể nếm thấy tỏi trong món kho này.

You can taste the garlic in this stew. [52]

-Tỉnh dậy, sờ lên mặt chỉ thấy máu. [24, 115]

When I woke up and reached up to wipe my face, I felt that it was covered in blood.

[76, 98]

+Có chủ ý (volitional), chủ thể là tác thể (agent):

Vd 100:

-Tôi nhìn vào đôi mắt anh mênh mang buồn. [24, 398]

I looked into the immense sadness in his eyes and my heart ached. [76, 365]

-Bây giờ chị nói thật lòng với em đây: nếu như em thật sự yêu nghề … thì em phải lắng nghe cho được ngôn ngữ lặng thầm của những người đau khổ biết nói mà làm thinh không nói. [24, 258]

If you really love your trade, you should learn to listen attentively to the silent language of the miserable who can speak, but don’t. [76, 234]

-Tôi cúi xuống ngửi hoa.

I bent down to smell the flowers. [52]

-Mặn hay không chúng tôi đâu đã được nếm thử. [24, 552]

We haven’t tasted it. [76, 508]

-Sờ vào da thịt em xem có phải ma không? [24, 463]

Why don’t you touch me and see if I am a ghost or not? [76, 416]

Về điểm này Leech [82, 28] đã miêu tả tri giác chủ ý là: “I go out of my way, physically, to focus my attention on some object.” (Tôi thoát ra, về mặt thể xác, để tập trung sự chú ý lên trên vật thể).

Vendler [108] cũng đã cho rằng các ĐTTG chủ ý miêu tả các hoạt động mà ở đó chủ thể hướng sự chú ý đến vật thể.

Như vậy, theo quan điểm này có thể hiểu tri giác chủ ý là sự chuyển động ẩn dụ từ chủ thể tới vật thể còn tri giác không có chủ ý là ngược lại, từ vật thể đến chủ thể.

Tóm lại, tính chủ ý của CTTN là một yếu tố rất quan trọng quyết định CTTN của ĐTTG và giúp phân biệt các ĐTTG thành hai nhóm: có chủ ý và không có chủ ý, trong đó nhóm không có chủ ý lại nằm ở cấp độ tri giác cao hơn nhóm có chủ ý dưới cái nhìn của NNHTN vì nhóm này thể hiện kết quả tri nhận, chính là giai đoạn sau cùng của quá trình tri giác.

+ CTTN có chủ ý

Là CTTN chủ động hướng sự chú ý của mình đến đối tượng tri nhận.

Vd 101:

-Nàng cúi nhìn hắn lọt thỏm trong chiếc xe lăn tay. [24, 410]

Bending her head, she looked at him, sitting in his wheelchair. [76, 376]

-Nếu ta chú ý lắng nghe, có thể nghe rõ lời bài hát. [24, 106]

You could only know what the song was about if you listened very closely. [76, 91]

-Tôi cúi xuống ngửi hoa.

I bent down to smell the flowers. [52]

-Mặn hay không chúng tôi đâu đã được nếm thử. [24, 552]

We haven’t tasted it. [76, 508]

-Tôi sờ đến hai con mắt, hai con mắt mềm mềm nhắm, tôi dừng tay. [24, 663]

I reached out to touch her two softly closing eyes, and then stopped my hand. [76, 603]

+ CTTN không có chủ ý

Là CTTN không chủ động hướng sự chú ý của mình đến đối tượng tri nhận.

Vd 102:

-Bà ngước lên, chợt thấy ông cũng đang loay hoay tìm cái gì đó. [24, 133]

She looked up and suddenly saw him, also hard at work searching for something.

[76, 114]

-Khi đã đi được một quãng, tôi bỗng nghe thấy tiếng kêu lạnh buốt xương sống, thế là tôi lập tức quay trở lại. [10, 102]

I had not gone more than 150 yards, however, when I heard a hideous outcry behind me, which caused me to run back again. [55, 104]

-Anh không nhớ là cô Stoner cho biết chị cô ấy có lần ngửi thấy mùi khói xì gà của lão bác sĩ Roylott hay sao? [10, 260]

You remember in her statement she said that her sister could smell Dr. Roylott’s cigar. [55, 236]

-Anh có thể nếm thấy tỏi trong món kho này.

You can taste the garlic in this stew. [52]

-Tỉnh dậy, sờ lên mặt chỉ thấy máu. [24, 115]

When I woke up and reached up to wipe my face, I felt that it was covered in blood.

[76, 98]

Các ĐTTG không có chủ ý là: thấy (see), nghe thấy (hear), nếm thấy (taste), ngửi thấy (smell) và sờ thấy (feel).

ii. Cách thức tri nhận

Là cái cách mà HĐTN được tiến hành, cách thức diễn ra sự tình.

Vd 103:

-Hắn cay đắng nhìn nàng. [24, 416]

He looked at her bitterly. [76, 380]

-Hy vọng Roza sẽ tình cờ nhìn thấy qua một ô cửa tối tăm nào đó. [24, 497]

I glided back and forth as if aimlessly, displaying my face like a man trying to sell a mask after a festival, hoping Roza would see me by chance from some dark slot of a window. [76, 446]

-Tay cầm ngược tờ báo mà miệng gã cứ há hốc nghe nàng cười nói. [24, 416]

Stood there, the upside-down newspaper clutched in his hands, his mouth hanging open, listening to her laughing and speaking. [76, 380]

-Tôi bỗng nghe thấy trong cảnh vắng lặng của đêm khuya cái tiếng huýt sáo khẽ mà chính chị tôi từng nghe thấy trước lúc chết. [10, 246]

Imagine, then, my thrill of terror when last night, as I lay awake, thinking over her terrible fate, I suddenly heard in the silence of the night the low whistle which had been the herald of her own death. [55, 222]

-Tôi cúi xuống ngửi hoa.

I bent down to smell the flowers. [52]

-Cũng lạ, hễ mưa là ông ngửi thấy mùi mốc ở cơ thể mình, mùi rữa nát ở đồ vật. [24, 586]

Whenever it rained he would smell that musty scent from his own body, the decaying odor of all his possessions, lying around him in the flat. [76, 538]

-Mặn hay không chúng tôi đâu đã được nếm thử. [24, 552]

We haven’t (been allowed to) tasted it. [76, 508]

-Anh có thể nếm thấy tỏi trong món kho này.

You can taste the garlic in this stew. [52]

-Mì rút tay khỏi áo Ngoan, sờ nhẹ lên môi Ngoan. [24, 221]

Mi withdrew her hands and raised them to touch Ngoan's lips softly. [76, 206]

iii. Tính tri giác

Chỉ dành cho đối tượng có tri giác. Không dành cho đối tượng vô tri.

Vd 104:

Căn phòng phía trước được trang bị như một phòng khách, nó dẫn vào một phòng ngủ nhỏ, nhìn ra một bến tàu. [10, 178]

The front room was plainly furnished as a sitting-room and led into a small bedroom, which looked out upon the back of one of the wharves. [55, 163]

Ở đây chắc chắn chúng ta không thể nào thay từ nhìn (look) bằng từ thấy (see) được vì căn phòng (the room) không phải là một chủ thể có khả năng tri giác.

iv. Tri nhận trực tiếp và tri nhận gián tiếp + Tri nhận trực tiếp

Là cách thức mà chủ thể tri nhận được đối tượng một cách trực tiếp ngay sau một hoạt động tri giác.

Vd 105:

Nhìn qua vai anh, tôi thấy một thiếu phụ, thân hình đẫy đà, đang đứng trên lề đường đối diện. [10, 70]

Looking over his shoulder, I saw that on the pavement opposite there stood a large woman with a heavy fur boa round her neck, and a large curling red feather in a broad-brimmed hat which was tilted in a coquettish Duchess of Devonshire fashion over her ear. [55, 75]

Ở đây quá trình tri nhận có thể được diễn giải như sau:

Tôi nhìn qua vai anh rồi tôi thấy một thiếu phụ, thân hình đẫy đà, đang đứng trên lề đường đối diện.

I look over his shoulder, then I saw that on the pavement opposite there stood a large woman with a heavy fur boa round her neck, and a large curling red feather in a broad-brimmed hat which was tilted in a coquettish Duchess of Devonshire fashion over her ear.

Đó là tri nhận trực tiếp, vì tôi trực tiếp nhìn thấy điều đó.

+ Tri nhận gián tiếp

Thế nhưng không phải lúc nào cũng sau một hoạt động tri giác là chủ thể đã tri nhận được đối tượng một cách dễ dàng mà nhiều khi đó là cả một quá trình phức tạp của phán đoán, suy luận, so sánh đối chiếu, tổng hợp, phân tích, bằng cả một kiến thức, một kinh nghiệm sống phong phú mới rút ra được kết quả tri nhận.

Vd 106:

Trăng sáng quá, sáng đến nỗi từ xa, rất xa vẫn thấy máu trong ngực bà đang chảy.

[24, 134]

The moon was shining brightly, so brightly that from far away, very far away, you could see the blood like desire coursing through her chest. [76, 116]

Ở đây chắc chắn là chúng ta không thể nào nhìn thấy máu trong ngực bà đang chảy một cách trực tiếp được. Mà điều đó chỉ có thể thấy được bằng một kinh

nghiệm sống mà thôi. Nếu so sánh đối chiếu câu ví dụ trên với câu sau:

Vd 107:

Nhưng vừa thấy cô, tôi biết mình không thể làm chuyện đó. [24, 143]

But as soon as I saw her I knew that I couldn't do it. [76, 124]

Rõ ràng chúng ta thấy ví dụ 106 là một câu có chứa đựng HĐTN gián tiếp còn ở ví dụ 107 chứa đựng một HĐTN trực tiếp.

v. Văn hóa

Văn hóa là một yếu tố chi phối tri nhận ngôn ngữ.

Chẳng hạn với cùng một biểu thức ngôn ngữ là “Tôi thấy một con rồng.”, tuy nhiên tiếp nhận nó là hai người khác nhau, một người châu Á và một người châu Âu, thì ngay lập tức cái KGTN được dựng lên trong đầu hai người này về hình ảnh và các thuộc tính của con rồng sẽ là rất khác nhau.

vi. Trí tuệ

Trí tuệ cũng là một yếu tố chi phối tri nhận ngôn ngữ.

Chẳng hạn với cùng một biểu thức ngôn ngữ là “ngôi sao”, tuy nhiên tiếp nhận nó là hai người khác nhau, một người có kiến thức hiểu biết tốt về vật lí học, về khái niệm và định nghĩa thế nào là một ngôi sao và một người bình thường chưa có kiến thức vật lí đó, thì khả năng tri nhận của hai người này về ngôi sao sẽ là rất khác nhau. Người có kiến thức vật lí thì sẽ biết rằng trong Thái dương hệ chỉ có một ngôi sao duy nhất là Mặt trời. Còn người bình thường thì có thể cho rằng Thái dương hệ có mười ngôi sao chẳng hạn.

vii. Dân tộc

Yếu tố dân tộc cũng chi phối tri nhận ngôn ngữ.

Ví dụ như người châu Á, Âu và Phi vì thuộc các dân tộc khác nhau có các thuộc tính giống nòi khác nhau. Do đó trong tri nhận của từng giống người này về ý niệm

‘cao’ chẳng hạn sẽ là rất khác nhau về chuẩn mực bao nhiêu với họ thì sẽ được coi là một người nào đó ‘cao’.

viii. Địa lí

Yếu tố địa lí cũng tác động sâu sắc tới khả năng tri nhận từ đó ảnh hưởng đến việc chủ thể phát ngôn sẽ lựa chọn biểu thức ngôn ngữ như thế nào.

Ví dụ người Tây nguyên sẽ nói là ‘xuống Sài Gòn’ trong khi đó người miền Tây sẽ nói là ‘lên Sài Gòn’. Nếu nói như thế thì hoàn toàn là do yếu tố địa lí chi phối.

ix. Chính trị

Tuy chính trị không phải là yếu tố có khả năng phủ quyết ngôn ngữ nhưng nó không phải không có những tác động đáng kể đối với ngôn ngữ, đặc biệt là lên khả năng tri nhận ngôn ngữ.

Chẳng hạn khi nhắc đến ‘Mỹ, Nga, Trung Quốc’ thì ngay lập tức cái ý niệm tri nhận trong đầu chúng ta sẽ xác định đây là các nước lớn. Đây chính là do yếu tố chính trị chi phối ý niệm ngôn ngữ.

x. Tư duy

Con người có tư duy. Con người khi sử dụng ngôn ngữ có ý thức thì càng cần phải có tư duy. Vậy tư duy chắc chắn là một yếu tố chi phối không nhỏ đối với ngôn ngữ.

So sánh đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt chúng ta thấy có điểm thú vị về tư duy. Ví dụ trong tiếng Việt chúng ta nói ‘một ngôi nhà đẹp’ nghĩa là chúng ta tư duy đi từ tổng thể rồi mới đến thuộc tính. Trong khi đó với tiếng Anh thì sẽ nói là ‘a beautiful house’. Đây là tư duy đi từ thuộc tính rồi mới đến tổng thể.

Như vậy liệu có thể kết luận người Việt thích tư duy diễn dịch trong khi người Anh lại có lối tư duy qui nạp hay không? Điều này còn cần phải được khảo sát, nghiên cứu và chứng minh nhiều.

Tuy nhiên qua đây cũng phần nào cho thấy tư duy có chi phối ngôn ngữ và tri nhận ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tri nhận của động từ tri giác tiếng việt (đối chiếu với tiếng anh) (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(351 trang)