Chương 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VỀ DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI
1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ
1.1.2. Điều kiện chính trị - xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV
Trong thế kỉ XIV – XV bộ máy chính quyền của nhà nước ta từ triều đình đến địa phương dần dần suy thoái. Việc chia bè kéo cánh trong hàng ngũ giai cấp quý tộc làm cho nội bộ chính quyền lúc này càng trở nên rối ren, phức tạp. Bọn gian thần tìm mọi cách để lũng đoạn triều chính, gây
nhiều bất ổn cho đời sống của nhân dân. Sau khi kháng chiến chống Mông – Nguyên thành công, những khó khăn về kinh tế, chính trị được khôi phục một thời gian, nhưng sau đó nhà Trần rơi vào giai đoạn khủng hoảng và sự ảnh hưởng đến bộ máy chính quyền trong xã hội lúc này được thể hiện bằng việc băng hoại về chính trị - xã hội, sự sa đọa của giai cấp cầm quyền và cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động.
Bộ máy chính quyền của nhà Trần từ trung ương đến địa phương suy thoái, rệu rã, việc chia bè kéo cánh càng ngày càng làm cho triều đình đã rối loạn nay lại rối loạn hơn. Tranh thủ việc xã hội không ổn định một số quý tộc , địa chủ đã ra sức mở rộng điền trang thái ấp, tăng lượng nông nô, nô tỳ để củng cố địa vị của mình trong xã hội. Những tên nịnh thần càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn và cấu kết với nhau để làm những điều xằng bậy, lũng đoạn triều chính. Trong lúc này Chu Văn An là một nhà giáo yêu nước đã dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần lúc đó nhưng vua Dụ Tông không nghe nên ông đã trả ấn từ quan, trở về làm thầy giáo ở quê nhà. Nhà vua lúc này hoang dâm vô độ, không lo toan đến triều chính,xem nhẹ việc bảo vệ đất nước, chỉ lo cho việc hưởng thụ của bản thân mình. Một số tên hoạn quan lúc này đã xàm tấu với vua bắt nhân dân phải đi phu, xây dựng đền đài, cung tẩm, tìm những loài vật mới lạ để phục vụ cho việc ăn chơi trác táng của nhà vua và các quan lại.
Tình hình đất nước rối loạn khiến các nước nhỏ phía nam không còn thuần phục như trước nữa. Để lấy lại uy quyền vua Trần đã nhiều lần đem quân đi chinh phạt nhưng cũng có lúc bị thua to. Từ sau thất bại trong trận tấn công vào Chăm pa năm 1318, nhà Trần đã không còn sức khống chế nước này, Chăm pa còn đem quân quấy phá hai châu Ô, Lý mới được sát nhập của nước ta, cho đến khi nhà Trần tăng thêm quân biên phòng ở đây, đưa Trương Hán Siêu vào điều giải, tình hình mới được tạm ổn. Những cuộc
chiến tranh với các nước Ai Lao, Chăm pa cũng đã làm nhà Trần phải huy động nhiều của cải, lương thực, binh lính gây thêm nhiều khó khăn cho nhân dân. Nhà nước đã không còn quan tâm đến việc sản xuất nông nghiệp, bảo vệ đê điều hoặc phát triển các ngành thủ công nghiệp nữa. Hậu quả của chiến tranh và thiên tai là mất mùa, đói kém chính điều này đã làm cho nông dân đã nghèo khó nay lại càng nghèo khó hơn. Cuộc khởi nghĩa của nông dân cuối thời Trần đã nói lên cuộc khủng hoảng suy thoái của triều đại thống trị, những mâu thuẫn sâu sắc trong chế độ ruộng đất và nông nghiệp đương thời. Các cuộc khởi nghĩa không chỉ lôi cuốn nông dân nghèo mà còn cả hàng loạt nông nô, nô tỳ ở các điền trang của vương hầu, quý tộc.
Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XIV, Chăm pa hùng mạnh lên và thường xuyên đánh phá châu Hóa, cướp người, đòi đất. Nhà Trần nhiều lần đem quân vào chống cự nhưng cũng nhiều lần thất bại. Năm 1378 quân Chăm pa đánh ra Nghệ An rồi vượt biển đánh vào Thăng Long. Hai năm sau chúng lại đánh Nghệ An nhưng lần này lại bị Hồ Qúy Ly đánh bại. Tháng 10 năm 1389 quân Chăm pa lại đánh ra Thanh Hóa, quân nhà Trần do Hồ Quý Ly lãnh đạo bị thua trận. Nghệ Tông cử tướng Trần Khát Chân đem quân Long Tiệp vào chống cự. Nhận biết đươc thuyền chỉ huy của Chế Bồng Nga, Khát Chân hô quân nã súng lớn vào, Chế Bồng Nga trúng đạn chết, quân Khát Chân tấn công ồ ạt, quân Chăm pa bại trận, từ đó Chăm pa bị suy tàn. Cuộc chiến tranh với Chăm pa vừa nói lên sự suy yếu của nhà Trần vừa gây thêm nhiều khó khăn cho triều đình và nhân dân đương thời.
Cuộc khủng hoảng xã hội càng ngày càng trở nên trầm trọng.
Xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV đang lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, chính quyền suy yếu, bọn nịnh thần chuyên quyền, dòng họ thống trị phân tán, sa đọa, kinh tế nông nghiệp sa sút nghiêm trọng đã dẫn đến chỗ nông dân nghèo, gia nô, nô tì nổi dậy chống đối hay chạy trốn. Trong lúc đó,
những cuộc tấn công đánh phá của Chăm pa lại liên tục diễn ra, dù cuối cùng bị đẩy lùi hẳn, đã làm cho cuộc sống của nhân dân thêm khổ cực, triều chính thêm rối ren, tài chính kiệt quệ. Đã thế Đại Việt lại đứng trước nguy cơ một cuộc ngoại xâm ngày càng đến gần.
Nhận thức được nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng nên Hồ Quý Ly lên nắm quyền đã tiến hành một loạt cải cách, những cải cách của ông có mặt tích cực tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
Kinh tế của nhân dân cũng như kinh tế của Nhà nước đã đến mức cùng kiệt, không còn để đảm bảo đời sống . “Đối với ruộng tư từ thời Trần sơ đã phải nộp thuế mỗi mẫu 3 thăng thì nhà Hồ tăng lên mỗi mẫu 5 thăng. Thuế đinh thì những người không có ruộng được miễn, người có 2 mẫu 6 sào trở lên thì phải nộp 3 quan, không đủ số ấy thì nộp ít hơn, so với ngạch thuế định năm 1378 thì có nhẹ hơn nhưng so với thời Trần sơ thì nặng. Quý Ly lại đặt thêm ngạch thuế thuyền buôn, chia làm ba hạng, mối mái chèo phải nộp mỗi năm từ 3 đến 5 quan.” [ 2, 271]
Về chính trị Quý Ly, từ năm 1375 khi được giao chức tham mưu quân sự, Quý Ly chọn các quan viên, người nào có tài năng, luyện tập võ nghệ, thông hiểu thao lược thì không cứ tôn thất, đều cho làm tướng coi quân. Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam Quán và Nội nhân đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống của nhân dân và tình hình quan lại để thăng chức hoặc giáng chức. Năm 1402 Nhà Hồ xuất quân đánh Chăm pa, vua Chăm pa sợ nên phải giao nộp hai vùng đất Chiêm Động và Cổ Lũy.
Về xã hội, Hồ Quý Ly cũng đã có những thay đổi để khắc phục mâu thuẫn giai cấp gay gắt. Ông đã xin Trần phủ ra lệnh rằng phàm những cung điện bị quân Chiêm phá hủy, chỉ tu bổ sơ sài và bắt người tôn thất và các quan hạ cấp ra làm, không được bắt dân phục dịch, như thế sẽ tránh được sự oán hận của dân, tránh được sự tụ tập sinh biến của dân. Hồ Quý Ly đã có
những bước tiến nhằm thay đổi mối quan hệ giai cấp sâu sắc của nhân dân lao động và giai cấp quý tộc, đại địa chủ. Hạn chế những cuộc khởi nghĩa, đấu tranh của người nông dân. “Năm 1373 Hồ Quý Ly lựa những dân lưu vong làm thuê ở Thanh Nghệ để sung vào quân đội, như thế cũng tránh được cái nạn dân nghèo tụ tập cướp phá. Cũng trong mục đích trừ nạn ấy, năm 1403 Hồ Quý Ly định phép di dân, dời một số dân không có ruộng vào miền đất mới chiếm được của Chiêm Thành, hai xứ Chiêm Động và Chiêm Lũy để khẩn đất lập ấp. Di dân được tổ chức thành đội ngũ như quân đội, mỗi người phải thích ở cánh tay của mình hai chữ tên châu mình ở, như thế để đề phòng đào ngũ. Năm sau, Quý Ly cho vợ con những di dân vào, nhưng thuyền đi giữa biển gặp bão, chết đuối rất nhiều.” [2, 272]
Nhằm mục đích để tước giảm thế lực của bọn đại quý tộc nhà Trần, một mặt thủ tiêu chế độ đại điền trang đã suy tệ bấy lâu, Hồ Quý Ly đặt phép hạn điền năm 1397 và phép hạn nô năm 1401. Theo phép hạn điền thì mỗi người thứ dân – địa chủ thường - chỉ được giữ 10 mẫu trở xuống, còn dư phải nộp vào quan. Đối với bọn đại quý tộc thì chỉ Đại vương và trưởng công chúa được giữ thái ấp biệt trang, số quan lại quý tộc còn lại tùy theo tước phẩm mà được giữ một số ruộng đất nhất định, quá số ấy phải nộp vào quan. Lại có thêm lệ những người nào có tội được phép nộp ruộng chuộc tội.
Điều này cho chúng ta thấy rằng chính sách của Hồ Quý Ly đưa ra một mặt hạn chế bọn địa chủ thường, một mặt bác tước bọn đại quý tộc, duy bọn quan liêu là lớp địa chủ bậc trung, có thể gọi là lớp tiểu quý tộc thì đại khái không bị xâm phạm mấy, điều này lại khiến cho Nhà nước được thêm nhiều ruộng công. Riêng về phép hạn nô thì phàm quý tộc, quan liêu mỗi bậc phẩm chỉ được giữ một số gia nô nhất định, còn dư thì xung làm quan nô.
Một số lớn gia nô của bọn đại quý tộc chuyển làm quan nô để canh tác ruộng công của Nhà nước, do vậy một số lớn tư nô đã chuyển thành quan
nô. Nhà Hồ còn cho làm lại sổ hộ, biên hết tên những người từ hai tuổi trở lên. Những dân phiêu tán đều bị loại ra ngoài sổ, dân kinh thành trú ngụ ở các phiên trấn phải trở về quê quán. Năm 1405 khi nạn đói xảy ra, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét các nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán cho dân đói theo thời giá.
Năm 1397 theo đề nghị của Hồ Quý Ly, vua Trần xuống chiếu hạn định số ruộng tư, vua và trưởng công chúa không có hạn định còn thứ dân không được có quá 10 mẫu, người nào có nhiều ruộng thì được phép lấy ruộng ra chuộc tội, số ruộng thừa thì sung công. Hồ Quý Ly cho các quan về địa phương làm lại sổ ruộng đất. Ai có ruộng tư phải kê khai rõ số ruộng và ghi tên mình trên thẻ cắm trên ruộng, ruộng nào không có ai nhận thì nhà nước sẽ sung công. Nhà Hồ còn định thuế ruộng, thuế đinh chỉ đánh vào người có ruộng được chia, còn đàn bà góa, trẻ mồ côi thì không cần phải nộp.
Trong sự thay đổi về kinh tế của Hồ Quý Ly còn thể hiện ở việc ông đã cho phát hành tiền giấy, Hồ Quý Ly đã cho in bảy hạng tiền giấy. In xong ông cho nhân dân mang tiền đồng đến đổi, cứ một quan tiền đồng thì lấy một quan hai tiền giấy, tiền đồng thì cấm tuyệt không được dùng nữa, phải đem nộp hết cho quan, ai dùng riêng hay cất riêng sẽ bị tử hình cũng như người in tiền giả. Để đề phòng nạn hạ giá vì lạm phát, Hồ Quý Ly lại cấm các nhà buôn không được tự ý đóng cửa hàng hay bán hàng giá cao và đặt chức thị giám ở kinh kỳ để kiểm soát việc buôn bán, cốt không cho nhà buôn phá giá tiền giấy. Đây được coi là sự thay đổi táo bạo nhất của Hồ Quý Ly , ông đã thổi vào nền kinh tế đang suy sụp do hậu quả của việc ăn chơi trác táng của Vua, quan và giai cấp đại địa chủ phong kiến thời nhà Trần để lại một luồng gió mới mang lại nhiều thay đổi tích cực cho tình hình phát triển tài chính của nhà nước cũng như nông dân lúc bấy giờ.
Sau khi Hồ Quý Ly thực hiện chính sách cải cách vào thời nhà Trần đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho việc phát triển kinh tế, trong đó điều đặc biệt nhất của ông đó chính là việc phát hành tiền giấy, tuy lúc đầu còn vấp phải những phản đối của tầng lớp thương nhân và phú thương, tuy nhiên điều đó cũng đã góp phần thúc đẩy làm cho thương nghiệp phát triển hơn.
Nhưng cuộc xâm lược của nhà Minh đã làm gián đoạn việc phát triển ấy, sự đàn áp, bóc lột không tiếc chi của nhà Minh kèm theo đó là sự cướp bóc , giết chóc của quân lính đã làm cho nền kinh tế của Đại Việt lúc bấy giờ trở nên kiệt quệ và đình trệ trong suốt thời gian dài.
Ngoài ra, nhà Hồ còn có những chính sách thay đổi trong các lĩnh vực khác của xã hội như trong văn hóa – giáo dục. Hồ Quý Ly soạn sách phê phán Khổng tử, chê trách các nhà Tống Nho , đề cao Chu công. Năm 1369 Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục và tổ chức thi về giáo lý nhà Phật, ai thông hiểu thì mới được ở lại làm sư. Hồ Quý Ly cũng là người đề cao chữ Nôm, ông cho sửa đổi lại chế độ thi cử, đặt kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kinh thành. Những người đã thi Hội thì phải làm thêm một bài văn sách do vua ra đề để định thứ bậc. Năm 1397 Hồ Quý Ly đề nghị nhà nước đặt các học quan ở các lộ Sơn Nam, Kinh Bắc, hải Đông và cấp ruộng cho các phủ, châu. Hồ Quý Ly cho nhân dân xây kinh đô mới ở An Tôn, để lại cho đời sau một công trình kiến trúc lớn thường gọi là thành nhà Hồ.
Hồ Quý Ly không chỉ có những đóng góp trong việc thay đổi về xã hội mà ông còn có những đóng góp to lớn về mặt chính trị. Cuối thế kỉ XIV nhà Trần đã mất đi năng lực quốc phòng để giữ gìn biên giới, các vị Vua cuối cùng nhà Trần nhu nhược yếu hèn. Hồ Quý Ly xuất hiện như một cái phao cứu vãn nhà Trần. Ông đã giúp triều đình củng cố lại triều chính và quân đội. Hai cha con Hồ Quý Ly và Hồ Nguyên Trừng đã xây dựng được
một nền công nghệ quốc phòng cao độ có khả năng sản xuất ra những vũ khí tân kỳ. Với sự khôn ngoan, mưu lược cùng với quyền lực trong tay Hồ Quý Ly đã mở ra triều đại nhà Hồ. Tuy nhiên, Hồ Quý Ly phải đương đầu với tham vọng to lớn hơn ở Phương Bắc. Đầu thế kỷ XV Trung Hoa đã được bình định và bước vào giai đoạn phục hưng. Minh Thành Tổ muốn mở rộng biên giới về phương Nam, nhân cơ hội một số quan lại nhà Trần chạy qua Kim Lăng dâng sớ tố cáo nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, Nhà Minh đã phất ngọn cờ Diệt Hồ Phù Trần để đem quân sang Đại Việt. Thực chất của chiến dịch chinh Nam với 800 ngàn quân dưới nhãn Diệt Hồ Phù Trần của nhà Minh là một cuộc chiến tranh xâm lược đi liền với một cuộc di dân. Mặt trận tâm lý Diệt Hồ Phù Trần của Minh Thành Tổ đã đánh vào nhược điểm về giá trị chính thống của chính quyền Hồ Quý Ly. Đòn tâm lý này gây dao động mạnh mẽ trong quần chúng và chi phối mạnh mẽ ý chí chống quân xâm lược của nhân dân Đại Việt. Mất đi tính chính thống, Hồ Quý Ly mất đi sự ủng hộ trong công cuộc kháng chiến, cho nên Hồ Quý Ly đã thất bại trên mặt trận chiến tranh chính trị trước khi mặt trận quân sự bị sụp đổ. “Có thể thấy, Hồ Quý Ly là một nhân vật hành động, có tầm nhìn, có năng lực và sự quyết đoán mạnh mẽ. Đề ra những biện pháp cải cách, lật đổ triều Trần, ông muốn tìm ra con đường giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Đại Việt cuối thời kì nhà Trần, tìm ra lối thoát nhằm xây dựng một nhà nước tập quyền vững mạnh. Tuy nhiên, Hồ Quý Ly cũng là một con người đầy thủ đoạn, độc đoán, chủ quan duy ý chí, cộng với các chính sách cải cách nửa vời, thiếu triệt để, dẫn đến chỗ làm mất lòng dân.” [10, 29]
Tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi không chỉ bị chi phối bởi điều kiện kinh tế, lịch sử xã hội nước ta thời bấy giờ mà còn phản ánh thực tiễn của cuộc cách mạng chống quân Minh xâm lược nhân dân ta.Từ lâu nhà Minh đã có âm mưu xâm lược nước ta, nhưng khi nhà Hồ được thành lập thì tình
hình Trung Quốc cũng có những rối loạn cho đến khi Minh Thái Tông diệt Huệ Đế, lên ngôi, âm mưu xâm lược Đại Việt mới được đẩy mạnh. Năm 1406 nhà Minh sai hai tướng Hàn Quan và Hoàng Trung đem hơn 5000 quân kéo sang nước ta, lấy cớ là hộ tống Trần Thiêm Bình về làm vua nhưng đến Lạng Sơn thì bị quân nhà Hồ đánh tan, chúng phải xin nộp lại Thiêm Bình để được bình yên rút về. Sau đó, nhà Minh còn cử hai đạo quân lớn gồm hàng chục vạn lính chiến và dân công, tấn công xâm lược nước ta theo hai đường vào Lạng Sơn và vào mạn Tây Bắc, ngoài ra nhà Minh còn cho người sang Chăm pa và xúi giục quân Chăm pa đánh vào phía nam Đại Việt.
Một số quan lại nhà Trần đã phản lại Tổ quốc, xin hàng quân Minh làm rối hàng ngũ kháng chiến. Trước những hành động của nhà Minh, nhà Hồ đã khẩn trương phòng vệ nhưng trong tình thế khó khăn này lòng dân lại không hướng về nhà Hồ bởi những bất mãn về những chính sách cải cách mà Hồ Quý Ly đưa ra, nhà Hồ vẫn kiên quyết tổ chức cuộc kháng chiến. Thực tế trong cuộc kháng chiến này chúng ta cũng thấy được rằng, quân tướng nhà Trần và một bộ phận nhân dân đã chiến đấu rất anh dũng và quyết liệt, nhưng cuối cùng cuộc kháng chiến vẫn thất bại. Nguyên nhân thất bại không chỉ là cách đánh mà còn do những tác động của cuộc khủng hoảng cuối thời nhà Trần làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân và giai cấp thống trị ngày càng tăng.
Mong sớm giải quyết cuộc khủng hoảng trước nguy cơ ngoại xâm mà Hồ Quý Ly đã mạnh tay tiến hành cuộc cải cách về mọi mặt, thậm chí là giành lấy ngôi vua. Hồ Quý Ly cũng đã làm được một số việc phù hợp với yêu cầu chung của xã hội đưa ra nhưng lại không thể xoa dịu những mâu thuẫn sâu sắc vốn có. Một số hành động đàn áp, tàn sát do việc chuyển đổi triều đại gây ra lại tạo thêm khó khăn cho việc giải quyết những mâu thuẫn. Cuộc kháng chiến thất bại, cha con họ Hồ bị giặc bắt và đưa về Trung Quốc. Nhưng cuộc