Những giá trị lịch sử trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi

Một phần của tài liệu Tư tưởng về dân của nguyễn trãi (Trang 93 - 108)

Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VỀ DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI , GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG ĐÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

2.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG VỀ DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI

2.2.1. Những giá trị lịch sử trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi

được ông trình bày thành một học thuyết có hệ thống mà được thể hiện một cách rải rác qua các tác phẩm của ông. Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo – Phật giáo và Đạo giáo trên nền tảng thực tiễn lịch sử Việt Nam đương thời. Nguyễn Trãi - một con người nhìn xa trông rộng, lấy trí ở nơi dân, “có một tấm lòng” cũng là “âu việc nước”, với tình yêu nhân dân sâu sắc và trí tuệ vượt thời đại . Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và tư tưởng Việt Nam thế kỉ XV nói riêng, tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi là sự tiến bộ vượt bậc và là di sản tư tưởng có giá trị trong kho tàng tư tưởng của dân tộc ta.

Điểm đặc sắc đầu tiên trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi là việc ông đặt tư tưởng an dân trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa trong đường lối chính trị của nhà cầm quyền.

Trong thời kì đất nước bị quân Minh xâm lược, tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi đã có một số đóng góp to lớn. Nguyễn Trãi đã có một cái nhìn mới về vai trò của dân, đối với ông yêu nước có nghĩa là yêu dân, cứu nước chính là cứu dân, khi nước mất nhà tan thì những người dân đen, con đỏ vô tội là những người bị giày xéo dưới góc giày của quân xâm lược, chính vì vậy người đứng đầu lãnh đạo nhân dân chiến đấu giành lấy độc lập, giành lấy hòa bình cũng chính là cứu nước, cứu dân”. Những quan “an dân”, “trừ bạo” xuyên suốt đường lối chiến lược của Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống quân Minh. Trong những chiến lược đưa ra Nguyễn Trãi đã rất chú trọng đến chiến lược “mưu phạt tâm công” được trình bày trong sách Bình Ngô Đại Cáo mà Nguyễn Trãi đã trình lên Lê Lợi khi khởi nghĩa Lam Sơn vẫn còn trong trứng nước. Nguyễn Trãi và Lê Lợi đã đánh vào lòng địch với hai phương thức chủ yếu đó chính là dụ hàng các tướng lĩnh, binh sĩ và ngụy quân, thực hiện hòa đàm, khi thì để hòa hoãn với địch để bảo toàn lực lượng, khi ưu thế thuộc về nghĩa quân thì

dùng lời lẽ để buộc địch chấm dứt chiến tranh và lui binh về nước. “Nguyễn Trãi đã viết thư cho bọn chỉ huy quân Minh như Sơn Thọ, Phương Chinh, Thái Phúc, Vương Thông… để hoặc mắng nhiếc chúng, hoặc khiêu khích chúng, hoặc dụ hàng, Nguyễn Trãi đã làm công tác địch vận rất tài tình.

Chính ông đã đích thân đến thành Tam giang chiêu dụ quân Minh, tướng giữ thành là Lưu Thanh đã đem toàn bộ quân đội ra hàng.” [66, 14]. Trong những thư chiêu hàng mà Nguyễn Trãi đã nhân danh Lê Lợi viết cho bọn chỉ huy quân Minh, ông đã nêu bật lên những hành động dã man của quân Minh, khẳng định quân giặc là những kẻ máu lạnh cướp nước và không có lòng yêu thương con người, điều này còn nhấn mạnh một điều là nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đứng lên chống lại quân Minh chính là một hành động hợp lòng người, thuận lòng trời.

“ Hút máu mủ sinh linh, quân tham ác miệng răng nhờn béo Ra công xây dựng cho nguy nga những dinh thự công tư Nơi chân lý bao tầng sưu dịch,

Trong làng xóm lặng lẽ cửi canh

Tát cạn nước Đông hải không đủ rửa vết nhơ Chặt hết trúc Nam sơn chẳng đủ ghi hết tội ác.

Thần người đều căm giận, trời đất chẳng dung tha.” [ 66, 78]

Nguyễn Trãi đã đem hết tài lực của mình để có thể giúp Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng trước quân Minh. Ông đã thực hiện chính sách vừa đánh vừa đàm với quân Minh. Chính sách này của Nguyễn Trãi đã góp phần to lớn trong việc bảo toàn lực lượng cũng như tranh thủ những thời cơ thuận lợi để củng cố quân đội của nghĩa quân làm cho sĩ khí của quân ta càng ngày càng tăng, ngược lại quân Minh lại càng mất ý chí để tiếp tục cuộc xâm chiếm nước ta. Chính sách địch vận của Nguyễn Trãi đã làm cho nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh tiết kiệm

được rất nhiều xương máu.Chiến lược này của Nguyễn Trãi đã thực hiện được chính sách an dân, bảo vệ người dân khỏi những cuộc chiến tranh gây tổn hại nhân lực và binh lực. Khi quân địch bị dồn vào thế yếu Nguyễn Trãi không vì điều đó mà thúc quân đuổi theo truy sát, ngược lại ông còn chừa cho quân địch một con đường sống để quay về nước của mình.

Nguyễn Trãi có lòng căm thù sâu sắc đối với quân Minh nhưng ông không hề lẫn lộn những người khơi màu cuộc chiến với nhân dân Trung Quốc.

Nguyễn Trãi quan niệm những người dân Trung Quốc là những người dân vô tội, không thù oán gì với dân tộc Việt Nam nên khi cuộc chiến tranh kết thúc ông không chọn cách đuổi cùng giết tận mà cho những người lính một con đường sống trở về với quê hương để đoàn tụ với gia đình. Nguyễn Trãi đã khuyên Lê Lợi tha cho quân Minh về nước “ Dùng binh cốt lấy bảo toàn cả nước làm trên hết. Để cho bọn Vương Thông trở về nói với vua Minh trả lại đất đai cho ta, không lấn bờ cõi ta, đó là điều ta cần không gì hơn thế nữa… Hà tất phải giết bọn chúng để gây oán với nước lớn làm gì”

[66, 28]. Đây là một chiến lược hết sức mới lạ và đầy đặc sắc trong nghệ thuật chiến lược của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã tốn rất nhiều công sức của mình trong việc nghiên cứu để đưa ra những chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước. Ông kịch liệt phê phán việc dùng binh theo lối mòn phòng ngự thủ hiểm tiêu cực, đưa ra những chiến lược tích cực để có thể đánh thắng quân địch một cách dễ dàng nhất. Chiến lược “làm một được hai”

nhằm giảm thiểu tổn thất của quân ta đến mức thấp nhất cũng chính là biểu hiện của tư tưởng thương dân của Nguyễn Trãi.

Từ thực tiễn kháng chiến 10 năm chống quân Minh, Nguyễn Trãi đã nêu bật một chân lý của chiến tranh giữ nước là: đoàn kết toàn dân, cả nước chung sức đánh giặc. Bởi thế, sức mạnh của cuộc khởi nghĩa là sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, của mọi tầng lớp nhân dân từ lao khổ đến

những người có địa vị, nhờ sự đồng lòng ủng hộ đó của nhân dân mà khởi nghĩa từng bước vượt qua khó khăn, gian khổ đến thắng lợi cuối cùng. Vì vậy, sau khi giải phóng dân tộc, khi chiến tranh đã kết thúc, Nguyễn Trãi không quên nhắc đến nhân dân với một vị trí xứng đáng, đó là một bước tiến lớn so với lịch sử. Nguyễn Trãi đã từng viết trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo “việc nhân nghĩa cốt ở an dân” [66, 77],hoặc “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân” [66, 153]. Như vậy nhân nghĩa chính là việc cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi coi an dân chính là việc nhân nghĩa, là mục đích của nhân nghĩa, là đối tượng, phương tiện của nhân nghĩa. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ bạo, phải đấu tranh sao cho hợp người, thuận trời thì mới có thể an dân, vì dân được. Ở đây chúng ta có thể thấy được rằng tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên những tư tưởng của Khổng – Mạnh và áp dụng phù hợp trong điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ. Với Nguyễn Trãi, tư tưởng thuận dân, an dân gắn kết một cách biện chứng với tư tưởng nhân nghĩa chính là một mục đích chiến lược cần phải đạt tới. Trước Nguyễn Trãi cũng đã có nhiều nhà chính trị tư tưởng của Trung Quốc như Mạnh Tử đã nói rõ vai trò quan trọng của dân, sức mạnh của dân. Ở Việt Nam, tư tưởng an dân đã trở thành một đạo lý vào thời Lý – Trần. Trong thời kỳ đó, những tư tưởng về thân dân, khoan dân, huệ dân, v.v. đã xuất hiện và đã góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh. Đến Nguyễn Trãi, quan điểm về an dân đã được ông tiếp thu, kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kỳ hoạt động của mình. An dân có nghĩa là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược đối với dân. An dân còn là sự bảo đảm cho nhân dân có được một cuộc sống yên bình. An dân là không được nhũng nhiễu “phiền hà” dân. Với tư tưởng an dân, Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, an dân”, phải cố kết lòng dân làm

sức mạnh của nước, làm thế nước. Ông chủ trương cứu nước bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nước phải biết lấy sức dân mà kháng chiến. Đó là một chiến lược bất khả biến, có tính trường tồn, một quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chiến lược đánh giặc cứu nước, cứu dân,

“mở nền thái bình muôn thuở” [66, 82] bằng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh cứu nước và dựng nước của dân tộc ta. Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với quân dân Đại Việt đã kiên quyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo, rất nhân nghĩa:

“Nghĩ vi kế lâu dài của nhà nước, Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh.

Sửa hòa hiếu cho hai nước,

Tắt muôn đời chiến tranh.” [66, 87]. Đó thật sự là tư tưởng lớn của một con người có tài “kinh bang tế thế” và là một tư tưởng có sức sống

“vang đến muôn đời”.

Để nhấn mạnh vai trò của dân trong sự phát triển của đất nước, xã hội, Nguyễn Trãi đã dẫn chứng ra được rằng dân chính là lực lượng chủ yếu để phát triển đất nước, những của cải tài sản trong xã hội là do dân tạo nên và ngay cả những bổng lộc mà các quan triều đình đang nhận cũng chính là những thành quả công sức lao động của người dân. Chính vì vậy những người cầm quyền cần phải hiểu rõ vai trò và vị trí của người dân và phải chăm lo cho cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn để họ có những điều kiện phát triển bản thân mình và cũng để phát triển đất nước. Nguyễn Trãi đã thổi một luồng tư tưởng mới vào xã hội lúc bấy giờ, xóa bỏ những quan niệm xưa cũ, lỗi thời và lạc hậu về dân, đưa vai trò của người dân lên một tầm cao mới.

Giá trị thứ hai trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi đó chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc nước”

Những tư tưởng về dân và sức mạnh to lớn của dân, mối quan hệ giữa dân với đất nước đã được nhiều nhà tư tưởng học trước Nguyễn Trãi đề cập đến. Ở Trung Quốc, Khổng Tử đã xác định “ Dân vi bản bang – Dân là gốc nước”, Mạnh Tử nói “ Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” [ 14, 14 -15]. Ở Việt Nam ta thời kì Lý - Trần cũng đã có những tư tưởng về việc lấy dân làm gốc nước, nói về ý dân”, “lòng dân”, “khoan thư sức dân” đều là những điều hệ trọng bậc nhất trong hoạt động chính trị.

Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã viết “ Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân…”. Trong bài “ Văn lộ bố” khi tiến hành cuộc chiến tấn công quân Tống ở biên giới phía Bắc, Lý Thường Kiệt đã nói “ Trời sinh ra dân chúng, vua hiền tất hòa mục. Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân”. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thì cho rằng nhân dân là cơ sở để tiến hành những cuộc chiến tranh giữ nước. Ví dụ như ở thời Đinh – Lê, khi biết dùng người, trên dưới đồng lòng, lòng dân không chia, cả nước góp sức lại thì có thể phá được cả quân Tống. Hoặc khi Toa Đô và Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây nước ta nhưng do vua tôi cùng đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức lại thì có thể đẩy lùi mọi sự đe dọa từ các thế lực bên ngoài, ví như việc giặc tự bị khống chế trước sức mạnh của toàn dân tộc. Và điều cơ bản nhất để có thể tạo nên sự đoàn kết ấy đó chính là người đứng đầu phải biết khoan thư sức dân. Luận điểm quan trọng nhất của Trần Quốc Tuấn là khoan thư sức dân, xem trọng sức dân làm kế giữ nước, người đứng đầu một đất nước muốn giữ gìn và bảo vệ đất nước mình thoát khỏi sự xâm lược, chiếm đóng của những nước khác phải chú trọng vào việc chăm lo cho nhân dân, lấy dân làm gốc, không làm cho nhân dân khổ cực đó mới chính là người lãnh đạo tốt.

Kế thừa các tư tưởng trên đây, Nguyễn Trãi khẳng định “Mến người có nhân là dân, chở thuyền và lật thuyền cũng là dân” [66, 203], như vậy ông không chỉ nhấn mạnh đến vai trò sức mạnh của dân mà còn biết thương dân, coi trọng nhân dân. Đây chính là điểm khác biệt của tư tưởng Nguyễn Trãi, ông đã lấy dân làm trung tâm cho quan niệm và hành động của mình trong chính sách giữ gìn và bảo vệ đất nước. Nguyễn Trãi đề cao vai trò của người dân trong cuộc sống, chính những người nhân dân cực khổ là những người đã tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống của vua quan chứ không phải là ai khác, nếu không có lực lượng sản xuất chính là nhân dân thì xã hội sẽ không có sự phát triển. Chính vì vậy một đất nước muốn phát triển mạnh mẽ thì cần phải biết quan tâm đến đời sống của người dân và có những chính sách chăm lo cho đời sống nhân dân, lấy đó làm gốc rễ cho mọi chính sách phát triển trong đời sống. Dân trong quan niệm của Nguyễn Trãi không phải là tầng lớp thấp hèn chỉ biết phục vụ cho giai cấp thống trị mà dân ở đây cũng chính là giai cấp cần được tôn trọng và bảo vệ. Quan điểm này của Nguyễn Trãi đã có những điểm sáng mới, xóa bỏ những quan niệm lạc hậu, lỗi thời xưa cũ và thay vào đó là những quan điểm đúng đắn về vai trò và vị trí của người dân trong cuộc sống.

Trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi chúng ta có thể nhìn nhận ra được rằng ông là một người rất thương dân. Sự yêu thương người dân này không chỉ xuất phát từ việc khi còn nhỏ ông đã được ông ngoại và cha của mình giáo dục về lòng yêu thương con người, mà còn trong quá trình ông từng chứng kiến cảnh người dân phải chịu những đọa đầy bởi những nhà cầm quyền, hay chính trong hoàn cảnh cực khổ khi nhà Minh sang xâm lược nước ta. Sự yêu thương dân của ông chính là làm cho lòng dân yên ổn, lo cho dân được ấm no, hạnh phúc nên trong hoàn cảnh nhà Minh xâm lược nước ta ông đã thấy được sự cần thiết “yêu cầu giải phóng dân tộc (đánh

đuổi giặc Minh) với yêu cầu giải phóng giai cấp (thủ tiêu chế độ điền trang thái ấp, nông nô, nô tỳ )” [68, 256]. Tư tưởng về dân với những quan điểm trừ bạo, yên dân của Nguyễn Trãi rất gần với quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Trong những năm đất nước ta bị quân Minh xâm lược, chúng ta có thể thấy được những đóng góp từ tư tưởng về dân, “an dân”, “thân dân” của Nguyễn Trãi. Tấm lòng vì dân, thương dân của ông thấm đẫm, xuyên suốt tất cả các đường lối chiến lược mà ông đã đề ra. Lần đầu tiên gặp Lê Lợi ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi đã giao cho Lê Lợi bản Bình Ngô Sách, đó là một kế hoạch giệt giặc cứu nước mà Nguyễn Trãi đã ấp ủ từ lâu nay mới gặp được minh chủ để dâng kế sách. Nguyễn Trãi không nói đến việc đánh thành mà nói đến việc đánh vào lòng người trong những kế sách, chiến lược của mình. Đánh vào lòng người có nghĩa là đánh vào lòng dân, dựa vào dân, phát động sức mạnh tiềm tang của người dân trong việc chống lại quân Minh xâm lược. Đánh vào lòng người là dùng chính trị để tranh thủ lòng dân, thi hành chính sách nhằm giác ngộ, thức tỉnh nhân dân làm cho họ hiểu rõ âm mưu, hành động, thủ đoạn của kẻ thù, đứng lên cầm vũ khí chống lại quân xâm lược. Chiến lược “Đánh vào lòng người” của Lê Lợi và Nguyễn Trãi không chỉ đối với người dân Đại Việt, động viên nhân dân nhất tề đứng lên chống lại sự xâm lược của quân Minh mà còn kéo cả quân Minh ngả theo nghĩa quân Lam Sơn, chống lại vua quan nhà Minh. Cái tài tình trong chiến lược của Nguyễn Trãi đó chính là ông đã làm cho thành địch tự động đầu hàng chính bằng ngòi bút của mình. Hầu như các thành mà nghĩa quân Lam Sơn thu được đều được giải phóng bằng lối địch vận do các lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn nghĩ ra. Chủ trương này của Nguyễn Trãi cũng đã giúp giảm thiểu số lượng thương vong của người dân trong trận chiến với quân Minh . Hành động này của Nguyễn Trãi là bảo vệ an nguy của dân tộc ta lẫn

Một phần của tài liệu Tư tưởng về dân của nguyễn trãi (Trang 93 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)