Quan điểm của Nguyễn Trãi về an dân và thân dân

Một phần của tài liệu Tư tưởng về dân của nguyễn trãi (Trang 85 - 93)

Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VỀ DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI , GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG ĐÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

2.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG VỀ DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI

2.1.2. Quan điểm của Nguyễn Trãi về an dân và thân dân

Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ông. Nội dung tư tưởng này được thể hiện trên nhiều khía cạnh: thân dân là thương dân, vì dân, an dân; là sự khoan dung, độ lượng, nhân nghĩa; là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình…Thân dân ở Nguyễn Trãi trở thành cội nguồn của sức mạnh.

Thân dân là khái niệm có nguồn gốc từ Nho giáo, theo nghĩa gốc của từ thân dân có nghĩa là gần dân, là đi vào đời sống của dân, hiểu được dân muốn gì, cần gì. Nguyễn Trãi đã sống hai mươi năm dưới thời Trần, thời kì mà quyền lực truyền thống đã bị sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly, 7 năm dưới triều nhà Hồ, một quyền lực đang xây dựng dở dang, 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc, một thời kì đầy bão táp của bạo lực bành trướng và đô hộ Trung Quốc, đầy bão táp của bạo lực quần chúng, của toàn thể dân tộc được tổ chức vùng dậy đấu tranh chống bành trướng và đô hộ của Trung Quốc, giải phóng dân tộc, giành lại

độc lập tự do và 15 năm đầu triều Lê, với những lộn xộn sau chiến tranh cũng như đảo lộn thân phận xã hội quá nhanh của một triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam. Chính vì những khoảng thời gian ông sống cùng người dân và trải qua những giai đoạn đất nước lầm than mà Nguyễn Trãi đã hình thành nên những tư tưởng, quan điểm yêu dân, yêu nước và mong muốn xây dựng đất nước thái bình thịnh trị, người dân được ấm no, hạnh phúc.

“Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã nhấn mạnh vai trò của nhân dân lao động trong lịch sử. Đây là những nhân tố tư tưởng dân chủ của ông.” [ 67, 100]

Chủ nghĩa yêu nước đã xuất hiện sớm ở Việt Nam, nhưng qua mỗi thời kì lại có sự phát triển, cùng với sự thay đổi trong quan niêm về mối quan hệ về nước - dân, trong đó Nguyễn Trãi đã đánh dấu một bước phát triển lớn. Trở lại những triều đại phong kiến Đại Việt trước đó, hình thức biểu hiện của tư tưởng yêu nước đã có sự thay đổi. Thời Lý, Lý Thường Kiệt phát động kháng chiến, tập hợp quân đội chiến đấu là vì hoàng đế . Còn sang thời Trần, Trần Quốc Tuấn lại vận động tướng sĩ quyết đánh giặc nhằm bảo toàn “thái ấp”, “bổng lộc của vua quan tướng sĩ: “chẳng những thái ấp của ta mãi mãi bền vững, mà các ngươi cũng đời đời hưởng thụ bổng lộc”

(Hịch tướng sĩ). Trong tư tưởng chính trị đại diện của Lý, Trần đó đã biểu hiện rõ ràng tinh thần yêu nước, nhưng họ không ghi nhận quyền lợi chung của dân tộc, không thấy dân đâu cả. Tư tưởng trung quân là hình thức của tư tưởng yêu nước thời kỳ này. Nhưng trung quân, trung nghĩa bao giờ cũng hẹp hơn và nông cạn hơn tư tưởng yêu nước, cũng tựa như vua chúa dẫu anh hùng và tiêu biểu đến đâu vẫn chưa phải là tất cả nước nhà. Vua và triều đến rồi mất, chứ nhân dân, sông núi thì vạn thế trường tồn. Đến Nguyễn Trãi, thì dân yên hay không yên là một tiêu chuẩn để đánh giá tình thế của một đất nước cũng như công việc chính sự của một triều đại. Ở các

triều đại phong kiến , do sự chi phối về thần quyền và thế quyền nên các triều đại cho rằng sự tồn tại và phát triển của mình là dựa vào trời, vào Vua còn theo quan niệm của Nguyễn Trãi thì sự hưng thịnh của một đất nước thì cần phải dựa vào lòng dân. Năm 1430, thay mặt Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi phân tích sự thất bại của ba đời Trần, Hồ, Minh một cách rõ ràng: nhà Trần mất là vì đã không quan tâm đến đời sống của người dân , mặc dân khốn khổ, nhân dân oán mà không biết, chỉ ham vui chơi, đắm đuối tửu sắc và bày ra những trò tiêu khiển, xây đền đài bắt người dân phải cung phụng cho họ, bọn quý tộc vàng bạc chất đống trên xương máu của những người dân, muôn dân oán giận nhưng lại không biết, không nghe chỉ sa đà vào những trò mua vui tiêu khiển. Nhà Hồ bỏ ra biết bao công sức để chuẩn bị kháng chiến, thế mà chỉ trong vòng nửa năm cơ đồ tan vỡ, nước mất vào tay giặc Minh. Cũng chỉ vì triều Hồ “chính sự phiền hà”, “để đến nỗi lòng dân oán trách” [66,77], những cuộc cải cách của nhà Hồ mặc dù mang lại những thay đổi rõ rệt nhưng lại làm dấy lên làn sóng phản đối của các giai cấp tầng lớp phong kiến trong xã hội. Nhà Minh mất là vì họ xem thường mạng sống của người dân, coi việc chém giết để ra oai, coi mạng người như cỏ rác. Tuy sự bại vong của mỗi triều đại có nguyên cớ trực tiếp khác nhau, nhưng đều có nguyên nhân căn bản, chủ yếu là ức hiếp trăm họ, xa dân, chưa được lòng dân. Từ những phân tích trên, Nguyễn Trãi đã lý giải và dẫn ra những bài học về nhận thức và thực tiễn hết sức sâu sắc, thuyết phục về vai trò to lớn của dân trong sự thành bại của một triều đại, sự hưng thịnh của một đất nước.

Trong tư tưởng quan niệm của Nguyễn Trãi thì mục đích an dân, thân dân của ông lấy nhân nghĩa là đường lối chính trị cơ bản, Nguyễn Trãi cho rằng an dân là mục đích của nhân nghĩa. Nguyễn Trãi thấy được rằng muốn cứu nước, cứu dân thì chỉ có một con đường duy nhất là phát động cuộc kháng chiến toàn dân liên kết với nhau đánh đuổi kẻ thù, giải phóng cho đất

nước. Nguyễn Trãi thương dân vì ông thấy dân phải chịu nhiều đọa đày dưới sự thống trị hà khắc của giặc Minh. Là người luôn nung nấu ý chí muốn giải phóng đất nước, mang lại cuộc sống ấm no không còn áp bức, không còn những đau thương cho dân tộc. Nguyễn Trãi có một lòng yêu thương dân tộc sâu sắc, ông nếm mật nằm gai cùng nhân dân, cùng họ trải qua những khó khan gian khổ trong cuộc sống. Những tội ác của nhà Minh được Nguyễn Trãi lên án :

“Thui dân đen trên lò bạo ngược, Hãm con đỏ dưới hố tai ương.

Dối trời lừa người, kế gian đủ muôn nghìn khóe, Cậy binh gây hấn, ác chứa gần hai chục năm

Bại nghĩa nhân, trời đất tưởng chừng muốn dứt”[ 66, 77]

Nguyễn Trãi có một cái nhìn mới về vai trò của nhân dân. Đối với ông yêu nước là yêu dân, cứu nước là cứu dân đang bị gót giầy quân Minh giày xéo, cứu những người dân cùng khổ đang phải chới với trước những chế độ hà khắc, trước sự áp bức bóc lột của quân giặc. Nguyễn Trãi biết được rằng những khó khăn, gian khổ của nhân dân là sự đàn áp của kẻ thù, muốn giải phóng người dân thì cần phải xóa bỏ ách áp bức và bóc lột ấy.

Trong công cuộc chống quân Minh xâm lược, lần đầu tiên vai trò của người dân, tầng lớp khốn cùng nhưng đông đảo của xã hội được công khai thừa nhận là lực lượng kháng chiến cơ bản nhất, nhất là trong những giai đoạn gian nguy nhất của cuộc kháng chiến. Với tấm lòng thương dân và tin dân, Nguyễn Trãi đã nhận thức sâu sắc vai trò quyết định của dân trong lịch sử dân tộc. Ông khẳng định có người dân và đoàn kết được sức mạnh của toàn dân thì sẽ lập được công to, làm được việc lớn. Chính việc nhìn nhận như vậy mà trong quan niệm của Nguyễn Trãi đã thể hiện sự tiến bộ rõ rệt trong

tư tưởng chính trị thân dân ở Nguyễn Trãi, là nguồn gốc, động lực cho thành công trong việc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

Nguyễn Trãi nhận thức được vai trò và sức mạnh của nhân dân nên ông đã vận dụng sức mạnh ấy vào công cuộc giải phóng dân tộc, đoàn kết lòng dân để tập hợp sức mạnh chiến đấu chống quân xâm lược. Trong Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi đã nói đến kế tâm công “đánh vào lòng người”

phải tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Khi quân giặc đầu hàng, Nguyễn Trãi không quan niệm sẽ cố giết đến tận ngọn mà thực hiện tính chất nhân văn, điều này không chỉ thực hiện chính sách ngoại giao hòa hoãn mà còn là một chính sách an dân, thân dân của Nguyễn Trãi :

“ Tướng giặc bị cầm, nó vẫy đuôi cầu sống

Thần Vũ không giết, ta thể lòng trời để tỏ hiếu sinh

Chúng đã sợ chết tham sống mà thực muốn cầu hòa

Ta lấy toàn quân làm cốt mà cho dân được nghỉ..” [ 66, 81]

Từ thực tiễn của cuộc kháng chiến chống quân Minh mà Nguyễn Trãi đã nhận ra được rằng, muốn đánh đuổi quân xâm lược cần phải có sức mạnh của toàn dân, củng cố lực lượng nòng cốt này sẽ là tiền đề cho công cuộc dựng và giữ nước của dân tộc. Vì nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân nên sau khi cuộc đấu tranh chống quân Minh kết thúc, Nguyễn Trãi đã đưa ra những chính sách để cân nhắc nhân dân với một vị trí xứng đáng, công nhận những mồ hôi nước mắt và xương máu mà người dân đã đổ xuống để giành lấy độc lập cho dân tộc.

Nhân dân trong thời chiến là những người anh hùng đứng lên chống giặc ngoại xâm, là lực lượng nồng cốt mà nếu thiếu vắng sẽ không thể nào làm nên những chiến công rực rỡ cho dân tộc. Trong thời bình, nhân dân còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đó chính là lực lượng sản xuất chính để

mang lại cuộc sống thịnh trị, an lành, mang lại những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ cho đời sống xã hội. Đây là cách nhìn nhân văn mới đầy tiến bộ về dân. Nếu như trước đây, Mạnh Tử nói rằng: “Không có quân tử thì lấy ai trị dân quê, không có dân quê thì lấy ai nuôi quân tử” [29, 176]. Trần Khánh Dư, một vị tướng thời Trần thì tuyên bố: “Tướng là chim ưng, quân với dân là vịt, lấy vịt nuôi chim ưng thì có gì lạ” [53, 292]. Đối lập với thái độ đó, nhà Nho Nguyễn Trãi lại khuyên không nên phung phí của dân, ông cho rằng: Thường nghĩ những quy mô lộng lẫy đều do sức lao khổ của quân dân”. Không chỉ quý trọng công sức của cải người dân làm ra, Nguyễn Trãi còn thấy được lực lượng cơ bản tạo nên của cải vật chất cho xã hội, vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử : “Những quy mô to lớn, tráng lệ đều do công sức khó nhọc của quân và dân”, “hướng về nhân dân ”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” và “lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước”. Bởi vậy, nếu như các Nho sĩ đương thời nói: “ơn vua, lộc nước”, thì Nguyễn Trãi lại tự dặn lòng rằng: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày” [66, 445].

Đây là sự khác nhau rõ rệt trong cách đánh giá về dân của Nguyễn Trãi với các nhà Nho trước đó và đương thời.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với tư tưởng thuận dân, ân dân và thân dân và tư tưởng này được bắt nguồn từ yêu cầu và đặc điểm lịch sử xã hội Việt Nam thế kỉ XIV- XV trên quan điểm lấy dân làm gốc. Theo Nguyễn Trãi, muốn an dân thì phải thực hiện chính sách nhân nghĩa, an dân là cốt lõi của nhân nghĩa. An dân có nghĩa là chấm dứt, loại bỏ khỏi đời sống xã hội những hành động độc ác, bạo ngược với dân và bảo đảm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, yên bình. An dân là không được nhũng nhiễu, làm phiền dân. “Với tư tưởng an dân của mình, Nguyễn Trãi đã đưa ra một triết lý sâu sắc : phải giương cao ngọn cờ “nhân nghĩa”, “an dân”, “trừ bạo”, cố kết lòng dân làm sức mạnh cứu nước. Ông xây dựng đất

nước thành công và muốn chiến đấu giữ gìn nền độc lập cho dân tộc phải thắng lợi, phải biết dựa vào sức mạnh vô địch của nhân dân.” [ 10, 146].

Nguyễn Trãi quan tâm đến đời sống của nhân dân thương dân, trọng dân, thiết thực hơn, ông chăm lo đến đời sống của nhân dân cả khi đất nước có chiến tranh lẫn lúc thái bình yên ấm, khi trong gian khổ, đến lúc hưởng bổng lộc vinh hoa. Cả đời ông luôn băn khoăn, vun đắp cho cuộc sống của trăm họ. Khi đất nước lâm nguy, nhân dân đau khổ, số phận người dân gửi trong vận nước đều chịu cảnh gian nguy. Tấm lòng “ưu dân, ái quốc” ở Nguyễn Trãi trăn trở khôn nguôi. Để thực hiện nhiện vụ cứu nước, an dân, ông đã nghiên cứu, suy tư, đúc kết kinh nghiệm và dồn hết trí tuệ để viết lên

“Bình Ngô Đại Cáo” tìm đường dâng minh chủ Lê Lợi. “Bình Ngô Đại Cáo” đã vạch ra chiến lược, chiến thuật cứu nước, cứu dân một cách đúng đắn nhất, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước ta lúc đó. Có thể nói, với “Bình Ngô Đại Cáo”, Nguyễn Trãi xây dựng nền tảng lý luận vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đi đến thắng lợi. Nền tảng lý luận đó là chiến lược “tâm công”, là dựa vào sức mạnh của dân, tập hợp lực lượng toàn dân để đánh giặc. Ở đó, Nguyễn Trãi đã chỉ ra những nội dung bản chất: yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân và cứu nước là cứu dân trước hết. Nhà tư tưởng vừa nói lên mục đích, động cơ của cuộc kháng chiến, vừa nói lên bài học muôn đời không bao giờ cũ để đi đến thắng lợi khi đất nước có chiến tranh, nhưng trong thời phong kiến chỉ đến Nguyễn Trãi mới phát hiện và vận dụng triệt để, đó là bài học về dân. Sự nghiệp cứu nước, nhưng không quan tâm đế đời sống nhân dân thì không thể có sức mạnh, động lực để chiến thắng.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với tư tưởng thân dân, an dân. Tư tưởng an dân đã trở thành một đạo lý vào thời Lý – Trần khi chính quyền phong kiến còn có vai trò lịch sử tích cực trong việc lãnh đạo, tổ chức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đó tư tưởng thân dân,

khoan dân, huệ dân… đã xuất hiện và góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh. Song tư tưởng thân dân thời kì này còn bị giới hạn nhiều bởi nhận thức của cá nhân người cầm quyền và hạn chế bởi điều kiện lịch sử và ý thức hệ phong kiến. Đối với Nguyễn Trãi an dân có nghĩa là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược đối với dân. An dân còn là sự bào đảm cho dân có một cuộc sống an bình, không được phiền nhiễu, phiền hà người dân. Nguyễn Trãi đưa ra quan điểm phải giương cao ngọn cờ an dân, thân dân, phải cố kết dân thành một khối sức mạnh đoàn kết, muốn chiến thắng và đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước thì phải dựa vào lòng dân, lấy sức dân mà kháng chiến. Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nguyễn Trãi là một trong những nhân vật lịch sử có tư tưởng thân dân mang tính tiến bộ. Về tư tưởng thân dân Nguyễn Trãi không chỉ vượt qua những người đương thời với ông mà còn bỏ xa những nhân vật lịch sử trước đó cũng như sau ông trong thời kì phong kiến.

Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi có tính cách mạng, tiếp thu và phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống, những yếu tố tích cực của Nho – Đạo – Lão – Phật đặc biệt chính là những trải nghiệm trong cuộc sống mà Nguyễn Trãi đã đưa ra những tư tưởng tiến bộ về nhân dân.

Trong cuộc đời của mình Nguyễn Trãi luôn thắm đượm tư tưởng an dân, thân dân . Khi tham gia vào bộ máy chính quyền, ông thường đề xuất những kế sách giúp vua trị nước, ông luôn lấy tư tưởng an dân, thân dân làm thực tiễn cho hoạt động của mình và coi đó là tiêu chuẩn đạo đức, chân lý, là cơ sở triết lý chính trị, một yêu cầu quan trọng trong triều đình khi quản lý đất nước. Sau chiến thắng quân Minh, ông vẫn còn duy trì tư tưởng của mình và ra sức chống đối những tư tưởng trái ngược, phản bội lại những chiến công , những đóng góp của nhân dân, chống lại bọn quant ham đang hòng đàn áp nhân dân. Ông đề ra những yêu cầu đối với những người cầm quyền và ngay cả đối với những quan lại trong triều đình lúc đó

Một phần của tài liệu Tư tưởng về dân của nguyễn trãi (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)