Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VỀ DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI , GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG ĐÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
2.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG VỀ DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI
2.1.1. Quan niệm về dân và vai trò, vị trí của dân trong tư tưởng của Nguyễn Trãi
Ngay từ khi còn nhỏ Nguyễn Trãi đã được cha và ông ngoại dạy dỗ hết sức chu đáo và rèn cho ông đức tính biết yêu thương và chia sẻ với mọi người. Nguyễn Trãi có lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến, ông đã không ngại khó khăn, gian khổ, dốc hết sức mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước và mang lại cho người dân một cuộc sống ấm no, đầy đủ.
Nghiên cứu tư tưởng của Nguyễn Trãi chúng ta có thể thấy: “Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã nhấn mạnh vai trò của nhân dân lao động trong lịch sử. Đây là những nhân tố tư tưởng dân chủ của ông” [ 67, 100].
Là một nhà Nho, nhưng quan điểm về dân của Nguyễn Trãi có sự khác biệt với quan điểm về dân của Nho giáo. Khổng Tử chỉ nói đến “ái nhân” chứ chưa bao giờ nhắc đến “ái dân” . Trước sau ông chỉ xây dựng một hệ thống lý luận đạo đức cho người cai trị gọi là “quân tử”và chủ trương khoan dân của ông chỉ là để phục vụ cho lợi ích lâu dài của kẻ quân tử, chứ không phải vì lợi ích của nhân dân.Thời chiến quốc Mạnh Tử chủ trương
“dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, nhưng xét tới cùng để phục vụ cho giai cấp thống trị. Nhìn chung, theo quan niệm của Nho giáo dân chỉ là tầng lớp dưới, là đối tượng cần phải cai trị, giáo hóa nên chủ trương nhà cầm
quyền phải chăn dân, huệ dân, cai trị dân. Những quan điểm này hoàn toàn trái ngược những quan điểm về dân của Nguyễn Trãi. Khác với Khổng Tử và Mạnh Tử, Nguyễn Trãi quan niệm “chữ dân đồng nghĩa với chữ người”
là nền tảng quan trọng của xã hội, là lực lượng chính bảo vệ đất nước, phát triển xã hội. Dân với ông không phải là đối tượng để giáo hóa mà là đối tượng để chăm sóc, và đưa ra những chính sách của nhà cầm quyền.
Không phải chỉ đến thời Nguyễn Trãi thì mới xuất hiện những quan điểm về dân, an dân và coi trọng dân. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, trước Nguyễn Trãi đã có nhiều nhà tư tưởng đưa ra nhiều quan điểm về dân tộc và các quan điểm đó gắn liền với quan điểm về dân, có những giá trị nhất định trong đời sống cũng như trong quá trình xây dựng và gìn giữ đất nước lúc bấy giờ. Từ thời Lí Bí, vai trò của người dân đã có một vị trí to lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước. Sau khi đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược, Lí Bí đã bỏ đi tên gọi mà Trung Quốc đã áp đặt cho đất nước ta như Giao Chỉ, Giao Châu, An Nam đô hộ phủ để thay thế tên nước ta là Vạn Xuân chứng minh sự tồn tại độc lập của một đất nước tự do, ngang hàng với các nước lớn lúc bấy giờ. Cùng với việc đổi tên nước là việc đổi tên hiệu người đứng đầu từ Vương sang Đế từ Trưng Vương, Triệu Việt Vương sang Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế điều này đã thể hiện được tinh thần của người Việt không chịu áp bức trước một thế lực to lớn nào và điều này cũng cho chúng ta thấy rằng nếu không có sự đồng thuận và đoàn kết của dân thì sẽ không thể nào mang đến sự thay đổi một cách mạnh mẽ như vậy.
Sau này “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn đã thể hiện rõ Đại Việt là một quốc gia dân tộc độc lập về chính thể, có quốc hiệu, niên hiệu, đế hiệu và kinh đô riêng. Dân là một phạm trù lịch sử, gắn liền với một giai cấp nhất định trong lịch sử. Ở Việt Nam, trước và sau khi giành độc lập, vai trò của người dân luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng, không có dân không thể
nào xây dựng một triều đình cường đại, không có dân không thể nào có một quốc gia Đại Việt mạnh mẽ chống lại những thế lực xâm lược từ bên ngoài và nếu như không có dân thì không thể nào có một đất nước độc lập chủ quyền như trong tác phẩm Nam quốc sơn hà mà Lý Thường Kiệt đã khẳng định:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư”
Theo quan niệm của Lý Thường Kiệt điều này có nghĩa là Việt Nam phải được độc lập vì sách trời đã ghi nhưng đó cũng chính là công sức của những người dân mang lại, họ đã hi sinh xương máu của mình để bảo vệ cho nền độc lập dân tộc ngày càng bền vững … nhưng đến Trần Quốc Tuấn, quan niệm đó đã có sự thay đổi, phải đánh đuổi để bảo vệ quyền lợi cho dân, cho đất nước, khi quyền lợi của dân , đất nước được đảm bảo thì đời sống của người dân mới có nhiều bước biến chuyển. Muốn có hòa bình thì không thể thiếu vai trò của người dân trong đời sống, khi tinh thần đoàn kết của người dân được kết nối thì có thể đánh đuổi, dập tắt mọi âm mưu thù địch của các thế lực bên ngoài. Trần Quốc Tuấn quan niệm tổ quốc dân tộc là
“thái ấp, bổng lộc, đền đài, miếu mạo…”. Đến Nguyễn Trãi chúng ta thấy một quan điểm khá toàn diện và hoàn chỉnh về vấn đề dân tộc gắn liền với quan niệm về dân. Trong Đại cáo Bình Ngô (1428) Nguyễn Trãi đã viết :
“ Xét như nước Đại Việt ta Thật là một nước văn hiến Bờ cõi sông núi đã riêng.
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt vẫn không hề thiếu. ” [66, 77]
Chúng ta có thể thấy Nguyễn Trãi đã tiến một bước dài trong việc tìm kiếm quan niệm về dân, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh chống xâm lược.
Quan niệm đó được hình thành trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, mà cơ sở cho lý luận về dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền.
Quan niệm về dân có quan hệ gần gũi với một loạt các khái niệm khác như Tổ quốc, non sông xã tắc, lãnh thổ… đến mức mà trong những trường hợp nhất định, chúng có thể thay thế lẫn nhau.
Quan niệm về Tổ quốc có mối quan hệ mật thiết với quan niệm về dân. Chúng là hai quan niệm hầu như ngang nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau, trong quan niệm Tổ quốc có bao hàm những yếu tố về dân, có dân thì Tổ quốc mới vững mạnh, mới trường tồn và khi Tổ quốc vững mạnh thì dân mới có một cuộc sống an bình, ấm no và hạnh phúc.
Trung Quốc thời xưa không có tên nước mà theo tên triều đại thống trị. Nho giáo cũng không có nhiều những quan niệm Tổ quốc, có chăng chỉ là những khái niệm về xã tắc, những quan niệm về dân lúc này cũng chưa được coi trọng. Trong Nho giáo chỉ xem dân như là một công cụ để nhà cầm quyền bảo vệ lợi ích cho chính bản thân mình. Nhà cầm quyền không thực hiện việc an dân, thân dân hay trọng dân mà họ chọn cách cai trị dân, chăn dân để mang lại những lợi ích cho giai cấp của mình. Người dân giữ vai trò quan trọng trong đời sống nhưng lại không được nhìn nhận một cách đúng đắn về quyền lợi của mình trong xã hội. Nguyễn Trãi tuy là một nhà Nho nhưng là nhà Nho của Việt Nam có Tổ quốc, có dân và ông chính là người coi trọng vai trò và vị trí của dân trong lịch sử phát triển của xã hội. Quan niệm về dân tộc của Nguyễn Trãi vượt xa Nho giáo để tiếp cận đến những tri thức hoàn toàn mới, đó chính là sự kế thừa và phát triển tư tưởng về dân của các vị tiền bối từ Lý Bí, Lý Thường Kiệt cho đến Trần Quốc Tuấn là sự nhận thức một cách tự giác, có sự bổ sung những tri thức mới khi lịch sử đã thay
đổi. Đó còn là kết quả của sự suy ngẫm, của những phút giây thao thức, trăn trở, của những thể nghiệm, những mất mát lớn lao, thậm chí phải đổi bằng máu của biết bao “dân đen, con đỏ”.
Xem xét quan niệm về dân của Nguyễn Trãi, ông đã nêu lên năm yếu tố thống nhất : văn hiến, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, nhân dân mà đại biểu là người anh tài, hào kiệt. Định nghĩa của Nguyễn Trãi không nói đến yếu tố kinh tế, vì ông xuất phát từ thực tế hình thành dân Việt Nam có những nét độc đáo không giống như quy luật phổ biến của sự hình thành các dân tộc khác trên thế giới. Nguyễn Trãi đã xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam đã khái quát nên quan niệm về dân. Chúng ta không thể không thừa nhận sự đóng góp của Nguyễn Trãi vào quá trình hình thành quan niệm về dân. Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử đưa ra một quan niệm về dân tương đối hoàn chỉnh, nêu ra được vấn đề để người đời sau tiếp tục phát triển. Ngoài ra, Nguyễn Trãi cũng còn là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã nhấn mạnh vai trò của nhân dân lao động trong lịch sử.
Với tư cách là nhà thơ, nhà văn Nguyễn Trãi đã đem văn học phục vụ cho cuộc sống, chỉ có bắt nguồn từ những cuộc đấu tranh của nhân dân giành lấy độc lập dân tộc thì cuộc sống mới có nhiều thay đổi và người nghệ sĩ mới có điều kiện để thể hiện bản thân của mình. Nguyễn Trãi muốn văn học phải gắn bó mật thiết với cuộc sống của quảng đại quần chúng. Mà chính những tác phẩm của Nguyễn Trãi được hình thành trên mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Ông đã cùng sống với nhân dân, cùng họ chiến thắng bọ quân xâm lược hung tàn. Bao nhiêu máu và nước mắt nhân dân đổ xuống là bấy nhau nhát cắt khoét sâu vào lòng của Nguyễn Trãi. Từ đó trong những tác phẩm của mình, ông đã thổi vào đó một tinh thần nhân văn sâu sắc, nhân đạo cao cả. Văn chương Nguyễn Trãi được viết ra để phục vụ cho nhân dân, được dùng như một loại vũ khí đánh tan quân xâm lược, giải
phóng con người, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Nguyễn Trãi tỏ rõ là một chiến sĩ kiên cường, tích cực đấu tranh cho nền độc lập, hạnh phúc của nhân dân, hạnh phúc của đất nước.
Nguyễn Trãi khẳng định rằng “Phúc chu, thủy tín dân do thủy” đây chính là cách nhìn mới mẻ đầy sáng tạo và có sự trân trọng nhân dân đúng mực. Người làm Vua, kẻ làm quan muốn đất nước thanh bình phải dựa vào dân trong đánh giặc cũng như trong xây dựng đất nước và luôn “chăm lo dân, khiến cho thôn cùng sớm vắng không một tiếng hờn giận, oán sầu”.
Cho dù Nguyễn Trãi có gọi nhân dân là “dân đen, con đỏ” thì điều đó càng chứng tỏ lòng chân thành của Nguyễn Trãi dành cho nhân dân. Trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược, sức mạnh của nhân dân đã được phát huy mạnh mẽ làm nên những chiến công vang dội nhất. Khi lớn lên, Nguyễn Trãi sống với cha ở Nhị Khê hàng chục năm, rồi sau khi phải lưu lại trong nhân dân, Nguyễn Trãi đã mắt thấy tai nghe muôn vàn cực khổ của nhân dân dưới ách quân cướp nước và bán nước. Để rồi những vần thơ của Nguyễn Trãi lại sống lên thành tiếng nói cảm thương sâu sắc và ngược lại những vần thơ này càng giúp Nguyễn Trãi thấm thía hơn cuộc đời lam lũ, khốn khó, đau thương của nhân dân lao động, của những người dân mất nước :
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ”
( Bình Ngô Đại Cáo) [66, 77]
Cả cuộc đời Nguyễn Trãi “cật chung hồ hải đặt chưa an” [66, 420] để suy nghĩ, để tìm câu trả lời, làm gì cho dân, những người dân lầm than, khổ cực, mỗi luận điểm là một dòng tâm huyết, đầy sức sống và tràn đầy những tình cảm của Nguyễn Trãi. Cả cuộc đời Nguyễn Trãi quên ăn, quên ngủ cũng chỉ vì hai chữ dân và nước. Và một yếu tố nữa góp phần ảnh hưởng đến nhân sinh quan của Nguyễn Trãi đó chinh là những năm tháng mà
Nguyễn Trãi đã chung lưng đấu cật, nhiều năm chung sống với nhân dân lao khổ. Ông đã từng sống cuộc đời nghèo khó cùng cha ở Nhị Khê sau khi ông ngoại mất. Ông cũng đã sống mười năm gần dân ở thành Đông Quan khi bị quân Minh giam lỏng đã gần gũi nhân dân, có thời gian nếm mật nằm gia cùng nghĩa quân Lam Sơn. Chính điều này giúp ông hiểu dân, càng thêm yêu thương họ, có cái nhìn đúng đắn hơn về vị trí của họ trong đời sống, trong xã hội. Chính vì vậy mà nhận thức của ông về dân cũng rõ ràng và bao quát hơn so với các nhà chính trị yêu nước cùng thời.
Chữ dân của Nguyễn Trãi không chỉ dùng để chỉ những tầng lớp trên mà còn đặc biệt chú ý đến những tầng lớp dưới trong đời sống, trong xã hội, Khi nói đến dân trước hết ông hướng về “ người dân trong thôn cùng xóm vắng”, “dân manh lệ”, “sinh linh”, “bách tính”, “thương sinh”…những thành viên của công xã làng mạc. Dân theo Nguyễn Trãi còn là những dân đen đang bị thui trên lò bạo ngược, là những con đỏ đang bị hãm dưới hố tai ương, là tứ phương manh lệ đang tụ nghĩa về Lam Sơn, đã nổi dậy khắp nơi hưởng ứng , ủng hộ hoặc trực tiếp chiến đấu dưới cờ khởi nghĩa. Họ là những người thấp cổ bé họng đáng thương nhất nhưng cũng là đối tượng hăng hái và yêu nước nhất, là lực lượng chính làm nên những cuộc thắng lợi của kháng chiến. Họ còn là những người trong “thôn cùng xóm vắng” trực tiếp làm ra của cải của xã hội, phục vụ cho công cuộc kháng chiến vì độc lập của toàn dân tộc. Họ là lực lượng to lớn như nước, có sức mạnh như cuồng phong vũ bão khi chống lại các thế lực xâm lược khi đất nước còn chiến tranh loạn lạc, vào thời bình thì họ yên tĩnh như những dòng nước trôi lững lờ, reo vang những khúc ca cho những ngày mùa bội thu. Nguyễn Trãi đã dùng những từ ngữ cổ để gọi dân, những người lao động đó chỉ đến thời Nguyễn Trãi mới được coi là dân, mới được nhìn nhận, trân trọng và yêu thương, đánh giá đúng sức mạnh, vị trí và vai trò của họ.
Sống trong xã hội đương thời Nguyễn Trãi hiểu rõ nguồn gốc của mọi lầm than khổ cực của nhân dân là do sự đàn áp, bóc lột của những kẻ đối lập với dân và của quân thù, và ông hiểu chỉ có xóa bỏ sự áp bức, bóc lột thì nhân dân mới hết lầm than, khổ cực. Nguyễn Trãi chỉ rõ “ Họ Trần cậy mình mạnh giàu, mặc dân khốn khổ, chỉ ham chơi đắm đuối tửu sắc… quên cả thiên hạ lớn lao, chẳng hề đoái nghỉ…” [56, 81] và họ Hồ chính sự phiền hà, để đến nỗi nhân tâm oán, phản. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Trãi là người đầu tiên nói đến “con đen dân đỏ” một cách tha thiết, cảm động và chân thành. Ông viết: “Bọn có phận sự chăn dắt dân, thì không lấy chữ (phủ dân) làm cốt yếu, mà chỉ vụ lợi tham nhũng. Bọn tướng súy thì không lấy chữ (vệ dân) làm cốt yếu, lại đi lộng hành lăng ngược. Cho đến cả bọn hoạn quan, cũng tha hồ đi vơ vét áp bức lương dân, thu nhặt vàng ngọc - Kỳ mục dân chi quan, tắc bất dĩ phủ tự vi niệm nhi vụ ý xâm ngư. Kỳ tướng súy chi thần tắc bất dĩ vệ dân vi tâm nhi tứ hành lăng ngược. Chí nhược yêm hoạn chi hồ chiêm dĩ tụ liễm vi ý. Bồi khắc lương dân, bức thủ kim bảo” [65, 575]. Xuất phát từ đó ông đưa ra quan niệm khá sâu sắc về dân và vai trò của dân. Với ông dân là những người “dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp.
Hòa rượu cùng uống, binh sĩ một dạ cha con – Yết can vi kì, anh lệ chi đồ tứ tập. Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm” [ 67, 79] , là “dân mọn các làng”, là “người trong thôn cùng xóm vắng”, là người đi cày đi ở. Khẳng định tầm quan trọng của sức dân đối với sự tồn vong của đất nước. Ông viết “Lật thuyền mới rõ dân như nước”[66, 281].
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử. Có áp bức tất có đấu tranh, chính trong điều kiện bị áp bức, bóc lột nặng nề, quần chúng nhân dân phải vùng lên đấu tranh, và do đó nhân dân là động lực chủ yếu của lịch sử. Với Nguyễn Trãi, nhân dân cũng là lực lượng cơ bản làm nên lịch sử vì họ có vai trò quan trọng trong