Ảnh hưởng của tư tưởng Nho – Phật – Lão đến sự hình thành tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi

Một phần của tài liệu Tư tưởng về dân của nguyễn trãi (Trang 50 - 72)

Chương 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VỀ DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI

1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VỀ DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI

1.2.2. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho – Phật – Lão đến sự hình thành tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi

Mặc dù không được trình bày thành một hệ thống nhưng tư tưởng của Nguyễn Trãi đã khái quát lên những vấn đề có tính quy luật của công cuộc cứu nước và dựng nước. Tư tưởng ấy không ra đời trên mảnh đất trống không mà hình thành, phát triển trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những tư tưởng của các thời đại trước đó, đặc biệt là tư tưởng Nho, Phật, Lão.

Ảnh hưởng của Nho giáo đối với sự hình thành tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi.

Nho giáo, hay còn gọi là Khổng giáo, là hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử sáng lập nhằm xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở các nước Châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho.

“Qua hệ thống kinh điển có thể thấy hầu hết là các kinh sách đều viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị - đạo đức là những tư tưởng cốt

lõi của Nho giáo.” [11, 64]. Nho giáo là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với

"tiểu nhân", những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện.

Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo".

Khổng Tử đặt một loạt tư tưởng Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức….để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam Cương, Ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải tuân. Tam Tòng và Tứ Đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Theo Khổng Tử trong xã hội nếu giữ được Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức… thì xã hội sẽ bình ổn.Nho giáo đã đặt ra những nguyên tắc của cuộc sống, những thứ bậc buộc ta phải luôn luôn trân trọng. Nho giáo quan tâm đến những mối tương quan gia đình, xã hội. Đó là ba giềng mối quan trọng chi phối mọi tình cảm và bổn phận của con người. “ Nội dung tư tưởng Nho giáo du nhập, truyền bá vào Việt Nam thời kì này đó chính là tư tưởng “Thiên mệnh”, tư tưởng tôn quân đại thống nhất, đề cao tuyệt đối hóa quyền uy của thiên tử, truyền bá các chuẫn mực về “tam cương, ngũ thường”, “tam tong, tứ đức”…” [10, 65]

Nho giáo vào Việt Nam vào thế kỷ I trước Công nguyên , khi ở Trung Quốc nhà Tây Hán đã đán bại tập đoàn phong kiến họ Triệu và giành lấy quyền thống trị ở đất Giao Châu . Trong suốt những năm Bắc thuộc ảnh

hưởng của Nho giáo ở Việt Nam còn rất hạn chế. Đa phần sự ảnh hưởng đó chỉ diễn ra ở những vùng thành thị, gắn liền với sự sinh hoạt của các quan viên cai trị và một bộ phận những người bản xứ giúp việc cho các vị quan cai trị đó. Chúng ta có thể thấy rằng Nho giáo trong thời kì này là công cụ thống trị của chính quyền đô hộ và phục vụ cho chính quyền đô hộ. Nhân dân làng xã chưa thực sự tiếp thu những chuẩn mực của Nho giáo. Trong hàng ngàn năm đất nước ta bị lệ thuộc, Nho giáo được đưa vào nước ta với tư cách là công cụ phục vụ cho chính sách cai trị và đồng hóa Việt Nam về văn hóa, nghĩa là người Việt Nam tiếp nhận Nho giáo với thái độ thụ động. Họ gieo rắc những tư tưởng trọng nam khinh nữ, làm băng hoại nền đạo đức tốt đẹp vốn có của nhân dân Việt Nam, biến những người dân Việt Nam hiền hòa chân chất luôn luôn bình đẳng với nhau trở thành những người nông dân với quan niệm “trọng nam khinh nữ” ăn sâu vào trong tiềm thức và trong sinh hoạt đời sống hằng ngày. Lúc này người phụ nữ không còn được trân trọng trong cuộc sống và phải phụ thuộc vào người đàn ông. Họ không được học hành, không được ra ngoài xã hội mà phải sống cuộc sống với những khuôn mẫu về “ Tam tòng, Tứ đức” trói buộc một cách bảo thủ, lạc hậu và cực đoan nhất. Mặt khác, sự truyền bá Nho giáo cùng với việc phổ biến chữ Hán đã đưa tới Đại Việt một kho tàng tri thức về xã hội và tự nhiên, đó là nền văn học, sử học, triết học, thiên văn học và y học của người Trung Hoa cổ đại.

Trong thời kì Bắc thuộc, Nho giáo vẫn chưa được đi vào đời sống của các tầng lớp khác trong xã hội và chưa có vai trò gì đáng kể trong khoảng thời gian này. Bởi vì nếu muốn học Nho thì phải học chữ Hán trong khi đó đa số nhân dân Việt Nam thời bấy giờ đều là những người nông dân có ít điều kiện để có thể học tập ngôn ngữ này. Dưới các triều đại của Việt Nam trong thời kì này, việc du nhập và truyền bá Nho giáo vẫn chưa thịnh.

Lúc này chưa xuất hiện những bài chính luận dựa trên cơ sở tư tưởng của

Nho giáo. Nho giáo chỉ được Việt Nam chủ động thừa nhận như là một văn hóa chủ thể và xác lập địa vị cao sang của nó khi nền độc lập dân tộc được hoàn toàn ổn định vững chắc và đi vào phục hưng dân tộc ở vương triều Lý bắt đầu từ những năm 1010. Theo Đại Việt sử ký toàn thư , năm 1070, dưới thời vua Lý Thánh Tông, triều đình cho xây miếu thờ Khổng Tử, tức Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, phụ thờ Nhan Uyên, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử là bốn học trò nổi tiếng của Khổng Tử cùng 72 người học trò giỏi khác, định ra nghi lễ bốn mùa cúng tế. Bên cạnh đó còn xây dựng Quốc tử giám, nơi các hoàng thái tử đến học tập. Sau này, dưới thời Vua Lý Nhân Tông triều đình cho mở khoa thi Minh kinh bác sĩ và thi nho học tam trường. Hai sự việc này trở thành cái mốc quan trọng đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa lịch sử đối với vai trò của Nho giáo trong đời sống văn hóa, giáo dục ở Việt Nam. Khổng miếu và Quốc tử giám được xây dựng chính thức mở đầu cho nền giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam. Đến thế kỷ XV khi chế độ thái ấp điền trang và chế độ nô tỳ đã trở thành chướng ngại vật cho sự phát triển của xã hội, chế độ đặc quyền, đặc lợi của quý tộc mới hết lí do tồn tại, cuối cùng bị thủ tiêu. Đến thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn và đạt đến giai đoạn cực thịnh của nó.

Như vậy, Nho giáo đã du nhập vào Việt Nam rất sớm, tuy nhiên Nho giáo được du nhập không phải bằng con đường giao lưu văn hóa mà thông qua sự xâm lược và Nho giáo trở thành công cụ để phương Bắc đồng hóa và nô dịch Việt Nam. Điều kiện lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ đã tạo điều kiện cho Nho giáo ngày càng phát triển ở Việt Nam. Sự du nhập này đã góp phần đề cao địa vị của vua quan và tầng lớp quý tộc, củng cố lại trật tự của xã hội phong kiến Việt Nam. Nhưng mặt khác Nho giáo cũng đã có những mặt tiêu cực đó chính là Nho giáo đã phá hoại không ít những giá trị truyền thống tốt

đẹp của dân tộc, bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong đời sống xã hội, nhất là khi đất nước trải qua những thử thách, sóng gió, hiểm nghèo.

Nguyễn Trãi nhận được sự hướng dẫn giáo dục của cha và ông ngoại đã rèn luyện bản thân mình theo khuôn khổ của Nho giáo cho nên Nho giáo đã có những ảnh hưởng vô cùng to lớn trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi. Ông đã tiếp thu Nho giáo ngay từ nhỏ và ông thi đỗ tiến sĩ, trở thành người Nho học đương thời. Nguyễn Trãi tự coi mình là môn đệ của Khổng Tử và Mạnh Tử và khuyên bản thân mình bền chặt với Nho giáo “ Lòng hãy cho bền đạo Khổng môn” [ 66, 433]. Qua các tác phẩm của Nguyễn Trãi ta thấy rằng những tư tưởng của ông chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo.

Đó chính là những tư tưởng về “ Thiên mệnh”, “trung dung”, “ tam cương, ngũ thường”, tư tưởng về “nhân nghĩa”, “tư tưởng về dân”… nhưng điều đáng lưu ý trong tư tưởng của Nguyễn Trãi đó chính là tư tưởng Nho giáo của ông có những sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện của xã hội đương thời, có nhiều nội dung vượt lên khuôn khổ của Nho giáo chính thống.

Khi nghiên cứu quan niệm về dân của Nguyễn Trãi chúng ta cũng cần phải xem xét khái niệm về nhân của Nho gia trong đời sống. “Nhân” trong Nho gia là mối quan hệ đạo đức giữa người với người trong xã hội. Có lúc Khổng tử giải thích từ “nhân” một cách trừu tượng, nhưng cũng có lúc ông đề cập hết sức cụ thể về khái niệm “nhân”. Mặc dù hiểu theo cách giải thích nào đi chăng nữa thì “nhân” trong quan niệm của Khổng tử chính là đạo làm người, là bỏ hết tư dục, là yêu người, là không làm những gì mà người khác không muốn. Người có “nhân” là người chân thực, giàu tình cảm, cho nên người có “nhân” là người chân thực, là người hiếu đễ, trung thứ. Kẻ bất nhân là những người chỉ vì những lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm và cảm nhận suy nghĩ của người khác, chứa chấp nhiều trí thuật, láo lỉnh, tai quái nhưng không chân thực và nghèo tình cảm. Khổng tử cho rằng “ nhân” chính

là cái gốc lớn của sự sinh hóa trong trời đất. Thế gian nhờ “ nhân” mà có, mà tồn tại. Tuy nhiên, khi nói bàn về “nhân” ông không chỉ dừng lại ở những quan điểm như Khổng – Mạnh đã đưa ra mà ông còn vận dụng những quan điểm phù hợp và gạt bỏ những quan điểm chưa phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội lúc ấy. “Nhân” trong quan niệm của Nguyễn Trãi đó chính là nhân nghĩa và hơn hết ông còn nhìn nhận dưới góc độ là “dân” là một người quản lý đất nước không chỉ xây dựng trên nền tảng những người quân tử mà còn là những người dân đen con đỏ, những người tuy không có những chức vụ, địa vị cao trong xã hội nhưng lại mang trên mình những vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng và gìn giữ đất nước.

Khi nói đến tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi chúng ta nhận thấy mặc dù Nguyễn Trãi ảnh hưởng từ nhiều những tư tưởng khác nhau nhưng ông không bao giờ bị đóng khuôn vào bất cứ một khuôn mẫu nào mà ông luôn luôn có sự phủ định, phát triển vượt lên những tính chất hẹp hòi, bảo thủ của những tư tưởng ấy và mang cho nó một tư tưởng mới, tính chất mới. Nhân là chuẩn mực quy chiếu đánh giá mọi khái niệm chuẩn mực của Nho giáo.

Nguyễn Trãi là một nhà Nho, nhưng trong toàn bộ các công trình của mình, ông không bao giờ sử dụng phương pháp suy luận của Nho giáo mà thay bằng phương pháp suy luận truyền thống, xuất phát từ nhân vật trung tâm là nhân dân. Với Nguyễn Trãi, dân mới là gốc, là động lực cho sự phát triển của đất nước và như thế, mọi khái niệm khác, cả những khái niệm căn cốt làm thành nền tảng của hệ tư tưởng Nho giáo đều phải quy chiếu về dân.

Quan điểm về chính danh, tu thân không còn được nhìn xuất phát từ người quân tử, chỉ gắn với quân tử như cách mà những người xuất thân từ của Khổng, Sân Trình vẫn làm; đã có sự thay đổi trong quan niệm về chữ “nhân”,

“lễ”, “nhạc” của Nguyễn Trãi so với Nho giáo Khổng - Mạnh. Chữ Nhân của Khổng Tử là chỉ đạo đức cá nhân, không liên quan đến số phận của dân. Đạo

nhân là đạo của quân tử chứ không phải là đạo của thất phu. Cho nên, Nhan Hồi vui cái nghèo, Bá Di đi ở ẩn đều được khen là có nhân. Mạnh Tử có nói đến cái “nhân” của nước lớn đi đánh nước nhỏ, cái nhân đó rất đáng ngờ. Trái lại, Nguyễn Trãi chủ trương: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, đạo đức cao nhất chính là nhân nghĩa, là tạo nên sự yên ổn cho nhân dân. Đảm bảo sự yên ổn, an toàn, hạnh phúc cho nhân dân chính là Nhân. Ta sẽ thấy sự gặp gỡ của Hồ Chí Minh với tư tưởng này của Nguyễn Trãi. Hồ Chí Minh cũng nói đến đạo đức cách mạng được khái quát trong hai phạm trù “ở đời” và “làm người”, trong đó, ở đời thì phải thân dân, làm người thì phải chính tâm. Thân dân là gần dân, thương dân, tin dân. Tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi còn được hình thành từ tấm lòng yêu nước, thương dân của ông. Nguyễn Trãi luôn tâm niệm lời dạy của cha mình, gắn bó với nhân dân, thấu hiểu sự thống khổ và ý nguyện của nhân dân, đề cao vai trò vị trí của dân đối với sự tồn vong của một chế độ xã hội và sự hưng thịnh của các vương triều.

Nếu Khổng Tử hết sức coi trọng “dân tín”, coi đó là điều quan trọng nhất không thể bỏ được trong phép trị nước, thì Mạnh Tử nhận thức một cách sâu sắc rằng Kiệt và Trụ mất thiên hạ tức mất ngôi thiên tử ấy vì mất dân chúng, hễ được dân chúng thì tự nhiên sẽ được thiên hạ, hễ được lòng dân tự nhiên sẽ được dân chúng. Ông nói : Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, nghĩa là có dân mới có nước, có nước mới có vua, trong nước nhân dân là quan trọng nhất, thứ đến mới dến quốc gia, xã tắc, vua là thứ bậc xem nhẹ nhất. Bởi dân vốn là gốc nước, ý dân là ý trời, vua phải có trách nhiệm là làm cho dân được ấm no, hạnh phúc.

Có thể nói tư tưởng về dân trên đây của Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam trong đó có Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình nhà Nho và được nuôi dưỡng bằng những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo ngay từ nhỏ. Chính ông đã được

học ở ông ngoại là Trần Nguyên Đán tấm lòng yêu nước thương dân đến bạc đầu “Bạc đầu không phụ ái nhân tâm” hay những tư tưởng từ cha của ông là Nguyễn Phi Khanh “An đắc thử thân đống thác thược” nhằm sưởi ấm lòng người. Trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của Nho giáo vào trong lĩnh vực chính trị, đường lối trị nước – an dân. Đối với Nguyễn Trãi, muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp trước hết phải an dân, muốn an dân trước hết phải đánh quân xâm lược. Chỉ khi nào đã quét sạch quân xâm lược mới có thể “mở nền thái bình muôn thuở”. Yêu nước, đánh giặc là hòn đá thử vàng để từ đó mới biết được có thể an dân hay không . Trừ bạo là phương tiện để thực hiện việc an dân trong đời sống, lòng dân có an thì mới có thể xây dựng một đất nước giàu mạnh và chống lại những thế lực ngoại xâm từ bên ngoài. Xét cho đến cùng tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi chính là việc an dân và thân dân. Dân có an thì đất nước mới thịnh trị, người cầm quyền biết được dân cần gì thì xã hội mới có thể phát triển một cách bền vững.

Ngoài sự kế thừa tư tưởng Nho giáo, tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi còn kế thừa và tiếp thu quan niệm về nhân sinh của Phật giáo.

Ở Trung Quốc, có một thời kì Phật Giáo, Đạo Giáo, Nho Giáo được xem là tam giáo. Ba tôn giáo được xem là lớn nhất, chi phối mọi mặt của đời sống. Thì ở Việt Nam cũng vậy. Nếu Đạo Giáo và Nho Giáo du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, thì Phật Giáo du nhập vào nước ta từ Ấn Độ. Đi theo đó là những giáo nghĩa, giáo lí cửa Phật đi vào đời sống nhân dân ta.

Đạo Phật ra đời là một trong những tư tưởng triết học không chính thống của Ấn độ và vấp phải sự phản đối của đạo Bàlamôn và chế độ phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn độ lúc đó. Người sáng lập ra đạo Phật chính là thái tử Tất Đạt Đa. Năm 29 tuổi ông đã quyết định từ bò cuộc đời vương giả, gia đình , vợ con và tìm thầy học đạo, tu luyện và tìm ra con đường diệt trừ nổi khổ của chúng sinh. Sau thời gian tu luyện, Tất Đạt Đa đã ngộ đạo và tìm ra

Một phần của tài liệu Tư tưởng về dân của nguyễn trãi (Trang 50 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)