Lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ Quận Thủ Đức

Một phần của tài liệu Đảng bộ quận thủ đức lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1997 2013 (Trang 29 - 36)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẬN THỦ ĐỨC

1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ Quận Thủ Đức

Khoảng đầu thế kỷ XX, huyện Thủ Đức với diện tích 25.0000 héc ta, chia làm 2 vùng (gò và bưng), trên 20.000 dân lúc đầu (do tình trạng tản cư do chiến tranh, thời chống Pháp khoảng 80.000, thời chống Mỹ 200.000), đa số là nông dân, chỉ có một số ít làm nghề thủ công (dệt lụa, đồ gốm, lu, gạch ngói, sành sứ và các lò đường, xóm nhang, xóm gióng…) [17, tr.13].

Sự ra đời của giai cấp công nhân được hình thành từ đầu thế kỷ XX với việc xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, xây dựng cầu Gành, cầu Bình Lợi, đề - pô xe lửa Dĩ An (trong năm 1902 đã có 500 công nhân). Cùng với việc xây dựng các công trình trên, bọn thực dân Pháp và bọn địa chủ còn cướp đất của nông dân, lập nên các đồn điền cao su (Tân Đông Hiệp, Đông Hòa, Bình An, Linh Xuân, Long Thạnh Mỹ, Long Bình). Nông dân không có tư liệu sản xuất, một số xin làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền... trở thành những công nhân. Theo thống kê của Pháp đến năm 1906, số lượng công nhân đã có trên 5.000 người [17, tr.14].

Cùng với sự cùng khổ bị áp bức bóc lột, sưu cao thuế nặng, bị cướp đất, giai cấp nông dân và công nhân cùng chung số phận, phải lao động nặng nhọc từ 10 đến 12 giờ, bị đòn roi, phạt vạ với nhiều lý do hết sức vô cớ, nên liên tục có nhiều phong trào tự phát đứng lên chống lại, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào lúc đầu mang tính tự phát, về sau dần dần mang tính tự giác, công nhân đã có nhiều cuộc tham gia đấu tranh cùng công nhân Ba Son và các xí nghiệp nội thành.

Giai cấp công nhân Thủ Đức đã bắt đầu tiếp thu và tiếp nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác –Lênin và cách mạng vô sản. Cuối năm 1928, Kỳ bộ Nam kỳ thực hiện chủ trương “Vô sản hóa”, các nhà máy xí nghiệp trên địa bàn Thủ Đức cũng được hội viên Thanh niên cách mạng đồng chí hội tuyên truyền, một số công nhân ưu tú được tổ chức huấn luyện. Tháng 8-1929, phong trào công nhân phát triển mạnh ở thành phố, các tổ chức “Thanh niên cách mạng đồng chí hội” không đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào, do đó nhiều tổ chức Đảng Cộng sản ra đời.

Tại Đa Kao (Sài Gòn), đồng chí Châu Văn Liêm đã tổ chức một chi bộ Đảng, trong đó có đồng chí Nguyễn Đức Thiệu và một số đồng chí khác. Tháng 12- 1929, đồng chí Nguyễn Đức Thiệu được cử lên nhà máy xe lửa Dĩ An để xây dựng

cơ sở đảng và lãnh đạo phong trào. Với tính chất quan trọng của nhà máy xe lửa Dĩ An, Xứ ủy vẫn quyết định cho thành lập chi bộ dự bị do đồng chí Nguyễn Đức Thiệu làm Bí thư (thuộc chi bộ An Nam Cộng sản Đảng).

Tháng 2/1930, sau khi ba tổ chức cộng sản đã hợp nhất lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Ngô Gia Tự về phụ trách Xứ ủy Nam Kỳ, đã trực tiếp lên đề-pô xe lửa Dĩ An chỉ đạo phong trào công nhân và xây dựng cơ sở Đảng. Đồng chí nhận thấy tầm quan trọng của phong trào công nhân ở đây, trong khi tổ chức cơ sở đảng còn yếu vẫn phải tập trung củng cố. Đầu tháng 3-1930, Xứ ủy đã cử hai đồng chí Nguyễn Văn Ánh và Hùng (tức An) về tăng cường xây dựng chi bộ đảng do đồng chí Nguyễn Đức Thiệu làm Bí thư. Chi bộ đã nhất trí tiến hành xây dựng các tổ chức quần chúng trong công nhân để đi đến thành lập công hội đỏ.

Trung tuần tháng 3-1930, nhiều tổ chức quần chúng được thành lập trong xí nghiệp, lấy tên là Hội tương tế đã tạo điều kiện để xâm nhập vào quần chúng, chi bộ đã thành lập các nông hội trong thôn xã. Một tổ chức quần chúng rộng rãi được thành lập cả ở trong xí nghiệp và ngoài xí nghiệp, được gọi chung là Công nông liên hiệp hội.

Cuối tháng 3-1930, các công hội đỏ được thành lập trong các Equipe (phân xưởng) trong đề - pô xe lửa Dĩ An để tuyên truyền, vận động và lãnh đạo quần chúng.

Sự kiện chi bộ Đảng Cộng sản ra đời đã đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp công nhân và nhân dân Thủ Đức có chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, có đường lối đúng đắn. Nó đánh dấu từ giai đoạn tự phát sang tự giác.

Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ra đời ở Thủ Đức là kết quả tất yếu của truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân Thủ Đức trong tình hình mới của lịch sử, là sự kết hợp tất yếu của phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác-Lênin và truyền thống đấu tranh yêu nước lâu đời của dân tộc.

Nhìn lại chặng đường lịch sử hơn 100 năm, từ khi thực dân Pháp đặt chân lên mảnh đất “Bến Nghé” Gia Định (1859), nhân dân quận Thủ Đức với truyền

thống yêu nước của mình đã chiến đấu chống lại ngoại xâm không mệt mỏi. Từ những năm chưa có Đảng “Đất nước trong màn đêm đen tối như không có đường ra”! Vậy mà phong trào yêu nước của nhân dân Thủ Đức vẫn bùng lên theo Trương Định, “tạo nên hào khí Đồng Nai”. Tiếp theo là những năm đầu của thế kỷ 20 các phong trào “Đông Du”, “Thiên địa hội” và đến “Nguyễn An Ninh”… đều thể hiện một tinh thần yêu nước vô bờ. Truyền thống yêu nước ấy đã dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động Thủ Đức tìm được lối đi đúng đắn, đến với Đảng, đội tiền phong của giai cấp công nhân, tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.

Từ khi có Đảng, chi bộ đầu tiên ra đời ở đề-Pô xe lửa Dĩ An, bằng thực tiễn đấu tranh 15 năm liên tục “1930-1945”, chi bộ Đảng, giai cấp công dân và nhân dân Thủ Đức đã chứng minh hùng hồn về truyền thống yêu nước, yêu quê hương.

Truyền thống ấy thật quý báu như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, mỗi lần quê hương bị xâm lăng thì truyền thống ấy lại bùng cháy lên như ngọn lửa thiêu đốt quân thù, mười lăm năm ấy nhân dân Thủ Đức luôn một lòng, một dạ sắc son đi theo Đảng.

Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, đó là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh của toàn Đảng và nhân dân cả nước. Kết quả đó gắn liền với sự đấu tranh và hy sinh của nhân dân địa phương, và sự lãnh đạo tài giỏi chi bộ Đảng bộ huyện Thủ Đức. Nhờ vậy mà phong trào cách mạng ở Thủ Đức từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đã tiến kịp với nhịp độ của phong trào cách mạng cả nước.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, cũng là quá trình Huyện Đảng bộ Thủ Đức vừa chiến đấu, vừa xây dựng Đảng. Đội ngũ đảng viên đã được thử thách, sàng lọc trong ngọn lửa của cuộc chiến tranh cách mạng. Từ vài đảng viên về lãnh đạo cướp chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, đến tháng 10-1946 đã thành lập huyện ủy đầu tiên với ba chi bộ (Tân Đông hiệp, Tam Bình và Tăng Nhơn Phú).

Đến năm 1950 đã có trên 900 đảng viên, hàng chục chi đảng bộ cơ sở. Đội ngũ cán bộ đảng viên có phẩm chất và kinh nghiệm, có tổ chức từ huyện xuống xã. Đó là vốn quí nhất để lại cho huyện bộ và nhân dân Thủ Đức tiến hành đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược giành thắng lợi sau này.

Vừa kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân dân huyện Thủ Đức cùng với nhân dân thành phố Sài Gòn, nhân dân miền Nam và cả nước phải tiến hành ngay cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã đương đầu với một kẻ thù mạnh nhất, tàn bạo nhất, xảo quyệt nhất và thâm độc nhất của phe đế quốc chủ nghĩa có cuồng vọng làm bá chủ toàn cầu. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Gia Định, của khu ủy Sài Gòn- Gia Định (hiện nay là Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh). Đảng bộ và nhân dân đã chiến đấu rất anh dũng, ngoan cường và sáng tạo, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần vào thắng lợi chung của thành phố và của cả nước, đó là kết thúc 21 năm chống Mỹ cứu nước bằng chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh vĩ đại. Ngày 30-4-1975 nhân dân Thủ đức cùng với nhân dân miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà được thống nhất và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khu Sài Gòn – Gia Định, trong đó có huyện Thủ Đức đã được vinh dự trở thành thành phố mang tên Bác – thành phố Hồ Chí Minh.

Bước vào thời kỳ xây dựng, khôi phục và phát triển nền kinh tế, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, bên cạnh những thuận lợi cơ bản do tiến trình đổi mới tạo ra, quận Thủ Đức gặp không ít khó khăn, thách thức do những yếu kém vốn có của nền kinh tế trình độ thấp; thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi; tình hình và thế giới diễn biến hết sức phức tạp; kinh tế thế giới và khu vực đan xen những biểu hiện suy thoái, phục hồi và phát triển…. Trong hoàn cảnh đó, toàn bộ Đảng và nhân dân quận Thủ Đức đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách; giữ vững ổn định chính trị; kiện toàn tổ chức bộ máy; quốc phòng an ninh được tăng cường; kinh tế văn hóa xã hội có bước phát triển, tiến bộ; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, nhất là đối với diện chính sách, dân nghèo. Những thành tựu đạt được đến nay đã tạo niềm tin và động lực đưa Đảng bộ Quận hướng tới những nhiệm vụ, mục tiêu to lớn trong thời gian tới.

Tiểu kết chương 1

Quận Thủ Đức trải qua nhiều đổi thay cả về lãnh thổ lẫn hành chính trong lịch sử phát triển. Đến năm 1997, thì quận Thủ Đức mới chính thức được hình thành cùng với Quận 2, Quận 9 từ huyện Thủ Đức.

Trong những cuộc chiến đấu của quân và dân ta, Thủ Đức cũng không kém những đóng góp lớn lao từ những sự biến đổi của nó. Với địa hình tự nhiên, đất đai rộng lớn, dân cư tập trung đông đúc, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn và các cụm trường đại học lớn. Là một vị trí chiến lược quan trọng, là một trong địa bàn giáp cả hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy với nhiều quận…Nhiều sông ngòi bao phủ, thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa và điều kiện để phát triển, nổi lên sự đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng cũng như các công trình tiện ích trong khu đô thị, làm động lực tăng sức hút cho thị trường bất động sản khu vực.

Như vậy, Thủ Đức thuộc vào nhóm các quận được tập trung phát triển khu đô thị mới có quy mô lớn, đồng bộ về hạ tầng, xã hội nhằm hướng đến vai trò là khu đô thị mở rộng, đón nhận xu hướng giãn dân từ khu vực trung tâm trong hiện tại và tương lai. Với những thay đổi rất lớn ngày càng đậm nét và phát triển theo hướng công nghiệp hóa.

Chính trong điều kiện như vậy thì Thủ Đức đã có lịch sử hình thành đảng bộ tương đối sớm. Sự ra đời của giai cấp công nhân hình thành từ đầu thế kỷ XX, từ tự phát lên tự giác đến việc tiếp nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản từ đó nhiều tổ chức đảng cộng sản ra đời. Sự kiện đảng cộng sản ra đời đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn của giai cấp công nhân và nhân dân Thủ Đức có chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, có đường lối đúng đắn. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và của tỉnh ủy Gia Định và của khu ủy Sài Gòn-Gia Định (Tỉnh ủy thành phố Hồ Chí Minh) Đảng bộ và nhân dân chiến đấu rất anh dũng ngoan cường và sáng tạo hoàn thành nhiệm vụ của mình góp phần thắng lợi chung của cả nước.

Bước vào thời kỳ xây dựng khôi phục và phát triển kinh tế đặc biệt là thời kỳ đổi mới ngoài những thuận lợi cơ bản do tiến trình đổi mới tạo ra thì quận cũng gặp không ít khó khăn thách thức do những yếu kém vốn có của nền kinh tế thấp, dịch bệnh, tình hình diễn biến rất phức tạp…trong hoàn cảnh đó, đảng bộ và nhân dân quận Thủ Đức đã nỗ lực giữ vững ổn định chính trị, kiện toàn tổ chức bộ máy quốc phòng an ninh được tăng cường, kinh tế, văn hóa-xã hội có bước phát triển tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, nhất là đối với diện chính sách, dân nghèo. Những thành tựu đạt được đã tạo niềm tin và động lực đưa Đảng bộ quận Thủ Đức hướng đến những nhiệm vụ, mục tiêu to lớn trong thời gian tới. Như vậy có thể nói với những nỗ lực và hoạt động xuyên suốt thì quận Thủ Đức đã phát triển một cách toàn diện.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đảng bộ quận thủ đức lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1997 2013 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)